Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Câu 1: Ý kiến nào dưới đây là đúng về bình đẳng giới? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. “Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước" là nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
b. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi là thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
c. “Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật” là nội dung của quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng, tôn giáo.
d. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Lôi kéo người theo đạo và những người có nhu cầu theo đạo xấu.
b. Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
c. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
d. Tham gia đầy đủ các hoạt động, lễ hội của tôn giáo, các hoạt động văn hoá của tín ngưỡng tại địa phương.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d dưới đây.
a. Bình đẳng trong chính trị là tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia vào bộ máy nhà nước và các cơ quan quyền lực nhà nước.
b. Hành vi kì thị, gây chia rẽ dân tộc là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm cấm.
c. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm cấm.
d. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta là nội dung của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Đáp án:
Câu 4: Đâu là hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo? Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Các tôn giáo hoạt động không chịu sự quản lý của Nhà nước
b. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với học sinh là người dân tộc thiểu số không phải biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
d. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Đáp án:
Câu 5: Đâu là thông tin thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau được bình đẳng về cơ hội học tập.
b. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận về những vấn đề chung của đất nước.
c. Nghiêm cấm việc gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
d. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những người dù 18 tuổi trở lên, không phản biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử.
Đáp án:
Câu 6: Đọc các nhận định dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nền tảng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b. Mọi dân tộc ở Việt Nam đều có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình và bảo tồn văn hóa riêng.
c. Chỉ những dân tộc đa số mới được tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
d. Chính phủ chỉ đầu tư phát triển kinh tế cho các vùng dân tộc thiểu số ở miền núi.
Đáp án:
Câu 7: Trong tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố V đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.
a. Chính quyền thành phố đã thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong việc xử lý vi phạm.
b. Chính quyền không có quyền cấm sinh hoạt tôn giáo vì vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
c. Chỉ cơ sở tôn giáo T đáng bị xử phạt vì cơ sở N có ít người tham gia hơn.
d. Việc yêu cầu tạm dừng sinh hoạt tôn giáo trong thời gian có dịch bệnh là biện pháp hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đáp án:
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo