Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 bộ sách chân trời sáng tạo với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức kinh tế pháp luật phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.
  • Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật dân sự.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, nêu và phân tích được các tình huống trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.
  • Điều chỉnh hành vi: Chủ động điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự và vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể, đơn giản.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm, tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm luật dân sự.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, SGV, Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung: HS chia sẻ kiến thức đối với yêu cầu GV đưa ra.
  4. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ những hiểu biết về pháp luật dân sự.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện yêu cầu: Chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về pháp luật dân sự.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi với bạn bên cạnh trong 2 - 3 phút.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện 2 - 3 bạn để trình bày ý kiến của mình.

- Các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Gợi ý:

+ Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm những quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

+ Luật Dân sự không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn góp phần đảm bảo trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự - Bài 3. Khái quát về pháp luật dân sự.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1.1. Hoạt động tìm hiểu khái niệm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của pháp luật dân sự, xác định được các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 23, 24.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm pháp luật dân sự, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 23, 24 và trả lời các câu hỏi:

+ Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội nào?

+ Quan hệ xã hội nào giữa các chủ thể trong những trường hợp trên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự?

- GV cho HS đọc ý 1 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29 để khắc sâu kiến thức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách.

- GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu.

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình.

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

a. Khái niệm pháp luật dân sự

- Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội về:

+ Quan hệ nhân thân;

+ Quan hệ tài sản.

- Quan hệ xã hội ở trường hợp 1 là quan hệ giữa các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự vì quan hệ giữa chị A và anh B là quan hệ liên quan đến tài sản.

- Quan hệ xã hội ở trường hợp 2 là không phải là quan hệ giữa các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự vì quan hệ giữa Công ty M và Công ty N là quan hệ liên quan đến hàng hóa, phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh nên không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

- Kết luận: Pháp luật dân sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

+ Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác).

+ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền.

1.2. Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: Xác định được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, xác định được các hành vi pháp luật dân sự có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự hay không.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 24, 25.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 24, 25 và thực hiện yêu cầu:

+ Em hãy xác định các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

+ Cho biết hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên phù hợp với nguyên tắc nào của pháp luật dân sự.

- GV chốt lại kiến thức như ý 2 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách.

- GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu.

- GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình.

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

- Các nguyên tắc của pháp luật dân sự:

+ Bình đẳng;

+ Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;

+ Thiện chí, trung thực;

+ Tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

+ Tự chịu trách nhiệm dân sự.

- Hành vi của các nhân vật trong những trường hợp phù hơp với nguyên tắc của pháp luật dân sự:

+ Trường hợp 1:

·        Hành vi của anh A không phù hợp với nguyên tắc "thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách thiện chí" vì không thanh toán tiền nhà đúng hạn như thỏa thuận đã cam kết.

·        Hành vi của chị B phù hợp với nguyên tắc "cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự".

Trong trường hợp này, anh A vi phạm nghĩa vụ nên chị B có quyền yêu cầu anh A chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ của mình.

+ Trường hợp 2: Việc làm của ông A và Công ty Y thể hiện sự phù hợp với nguyên tắc "tôn trong lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" khi tham gia vào các giao dịch dân sự, cụ thể là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà liền kề là nhà bà C không bị thiệt hại do hành vi xây dựng nhà ở gây lên.

+ Trường hợp 3: Hành vi của ông B thể hiện nguyên tắc "thiên chí trong quá trình xác lập các giao dịch dân sự".

- Kết luận: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm: bình đẳng; tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; thiện chí, trung thực; tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; tự chịu trách nhiệm dân sự.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

2.1. Hoạt động tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được hành vi vi phạm luật dân sự.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 26, 27.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong mục a CĐHT trang 26, 27 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết hành vi nào của các nhân vật trong những trường hợp trên là vi phạm pháp luật dân sự.

+ Nêu một số hành vi pháp luật dân sự khác mà em biết.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu định nghĩa hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện từng yêu cầu theo hướng dẫn của GV.

- Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

a. Hành vi vi phạm pháp luật dân sự

- Hành vi của các nhân vật trong những trường hợp là vi phạm pháp luật dân sự:

+ Trường hợp 1: Hành vi của chị D sử dụng hình ảnh của bạn A mà chưa được sự đồng ý là vi phạm pháp luật dân sự về quyền hình ảnh của cá nhân.

+ Trường hợp 2: Hành vi của anh A không trả tiền vay cho chị B là hành vi vi phạm pháp luật dân sự về nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

- Một số hành vi vi phạm pháp luật dân sự khác:

+ Thực hiện không đúng quy định trong hợp đồng thuê nhà;

+ Vi phạm nghĩa vụ giao tài sản trong hợp đồng mua bán;

+ Hành vi mượn tài sản nhưng không trả lại;

+ Hành vi vi phạm các nguyên tắc của pháp luật dân sự; ...

- Kết luận: Hành vi vi phạm dân sự là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong lĩnh vực dân sự như vi phạm nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng ...

2.2. Hoạt động tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật dân sự

  1. Mục tiêu: Xác định được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 28.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm luật dân sự và hậu quả của hành vi vi phạm luật dân sự.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong mục b CĐHT trang 28 để trả lời câu hỏi:

+ Hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu hậu quả gì?

+ Theo em, hành vi của ông K trong trường hợp trên đã gây ra những hậu quả gì?

- GV chốt kiến thức như ý 4 trong hộp Ghi nhớ CĐHT trang 29.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời từng câu hỏi.

- Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

- Hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu những hậu quả sau:

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc hoàn trả, buộc sửa chữa;

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm hại, buộc xin lỗi, cải chính công khai...

- Hành vi của ông K trong trường hợp đã gây ra những hậu quả:

+ Hậu quả đối với ông A: gây thương tích (bị gãy chân);

+ Hậu quả pháp lí đối với chính bản thân ông K: phải bồi thường chi phí chữa bệnh cho ông A, chi phí khi con gái ông A phải nghỉ việc để chăm sóc cho ông A.

- Kết luận: Trong hoạt động dân sự, hành vi vi phạm pháp luật dân sự có thể dẫn tới các hậu quả pháp lí bất lợi như: bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc hoàn trả, buộc sửa chữa hoặc các hậu quả khác: buộc chấm dứt hành vi xâm hại, buộc xin lỗi, cải chính công khai...

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu.
  4. Sản phẩm học tập: HS làm các bài tập phần Luyện tập SGK trang 29 - 31.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bài tập 1: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các nhận định

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các nhận định và cho biết ý kiến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS có thời gian 5 phút để chuẩn bị, đọc và suy nghĩ ý kiến về các nhận định.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện nhóm trình bày. Gợi ý trả lời:

+ Không đồng tình với nhận định a vì ngoài bồi thường thiệt hại, người có hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu các hậu quả khác như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc xin lỗi, cải chính công khai...

+ Không đồng tình với nhận định b vì một số quan hệ nhân thân có thể được điều chỉnh bằng ngành luật khác (ví dụ: quan hệ nhân thân liên quan đến họ tên cá nhân còn được Luật Hành chính điều chỉnh).

+ Đồng tình với nhận định c vì thiện chí, trung thực có nghĩa là một bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình, mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong giao dịch dân sự.

+ Không đồng tình với nhận định d vì trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được chuyển giao (Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015).

+ Đồng tình với nhận định e vì theo nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của một chủ thể không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

- Các bạn còn lại nhận xét và góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài tập 2: Đọc các trường hợp và xác định hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp trong CĐHT trang 30 và xác định hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS có thời gian 5 phút để chuẩn bị, thực hiện bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 - 4 HS trả lời. Gợi ý trả lời:

+ Trường hợp a: Hành vi cung cấp xúc xích không đảm bảo chất lượng của cửa hàng chị Y cho anh H là hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, dẫn tới hậu quả gây thiệt hại về sức khỏe cho con gái anh H. Ngoài ra, hành vi vi phạm này còn dẫn tới hậu quả pháp lí là cửa hàng chị Y phải bồi thường thiệt hại (chi phí điều trị) cho con của anh H.

+ Trường hợp b: Hành vi anh M mượn và làm mất máy tính của anh N dẫn tới hậu quả là anh N bị thiệt hại tài sản. Ngoài ra, anh M chịu hậu quả pháp lí là phải hoàn trả tài sản đã mượn cho anh N (trong trường hợp này, nếu anh N không nhận tiền thì anh M phải hoàn trả tài sản cùng loại cho anh N).

- GV mời các bạn khác nhận xét, đóng góp ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành bài tập 3: Đọc trường hợp và trình bày ý kiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và phân tích trường hợp trong CĐHT trang 30 để trình bày ý kiến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và phân tích các trường hợp trong thời gian 5 phút.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 - 4 HS trả lời. Gợi ý trả lời:

+ Trong trường hợp này, ý kiến của B là hợp lí. Vì theo quy định của pháp luật dân sự, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại (Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015). Hành vi của B là hành vi phù hợp với quy định của pháp luật dân sự, đồng thời thể hiện sự chủ động vận động người khác trong thực hiện quy định pháp luật dân sự.

- HS còn lại lắng nghe, nhận xét và đóng góp ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành bài tập 4: Đọc trường hợp và nhận xét hành vi của các nhân vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc trường hợp trong CĐHT trang 30, 31 và nhận xét hành vi của các nhân vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp, thực hiện yêu cầu trong 5 phút.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đại điện nhóm trình bày. Gợi ý trả lời:

+ Trường hợp a:

  • Hành vi của bà M là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật dân sự vì bà M không đảm bảo các biện pháp vệ sinh môi trường trong quá trình chăn nuôi.
  • Hành vi của anh H - cán bộ xã giải thích cho bà M về nghĩa vụ dân sự là hành vi phù hợp với quy định pháp luật, thể hiện sự tích cực vận động người khác (bà M) điều chỉnh hành vi pháp luật dân sự cho phù hợp.

+ Trường hợp b:

  • Hành vi của ông A là hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự vì ông A đã kí hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng thửa đất ở nông thôn của ông B với giá 500 triệu đồng và đã thanh toán số tiền đặt trước là 100 triệu đồng.
  • Hành vi của ông B là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật dân sự vì ông B không đồng ý chuyển nhượng thửa đất mà không có bất kì bồi thường nào sau khi đã kí hợp đồng và nhận tiền đặt cọc của ông A.

- HS còn lại nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu:

- HS liên hệ thực tiễn, sưu tầm ba hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự và rút ra bài học từ các hành vi đó.

- Thể hiện được nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.

  1. Nội dung:

- HS sưu tầm ba hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự và bài học rút ra từ hành vi đó.

- HS thiết kế tờ gấp thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.

  1. Sản phẩm học tập:

- Các ví dụ về hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự và bài học rút ra từ hành vi đó.

- Sản phẩm tờ gấp theo yêu cầu.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm ba hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự và chia sẻ cùng các bạn bài học rút ra từ các hành vi đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm ba hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự và chia sẻ cùng các bạn bài học rút ra từ các hành vi đó.

- GV hướng dẫn các nhóm HS hoàn thành trong 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm chia sẻ các hành vi và bài học rút ra từ các hành vi đó.

Gợi ý một số hành vi phù hợp với quy định pháp luật dân sự:

+ Người sử dụng lao động trả công, tiền lương cho người lao động theo đúng hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

+ A cho B vay một khoản tiền (có giấy tờ vay nợ), trong đó thỏa thuận ghi rõ thời hạn trả nợ là 2 tháng. Đúng 2 tháng sau, B trả số tiền đã nợ cho A.

+ Công ty M ký kết hợp đồng mua bán với công ty N, hàng hóa là 2 tấn bột mì. Trong thỏa thận bên M có trách nhiệm giao hàng cho bên N vào ngày 13/02/2023. Đến ngày giao hàng, M đã mang đủ số lượng hàng hóa theo thỏa thuận đến cho công ty N.

...

→ Bài học rút ra: Cần phải thực hiện theo đúng hợp đồng, cam kết đã thỏa thuận.

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá.

Nhiệm vụ 2: Thiết kế tờ gấp pháp luật để thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế tờ gấp pháp luật để thể hiện nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự.

- GV cho các nhóm HS thực hiện ở nhà.

- GV gợi ý một số mẫu tờ gấp pháp luật để HS tham khảo:

       

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình tại lớp.

- Các nhóm khác quan sát, nhận xét sản phẩm được trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá sản phẩm, tuyên dương các nhóm.

  1. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC

Qua bài học, quan sát ý thức, thái độ của HS khi thực hiện nhiệm vụ, GV đánh giá HS dựa trên các mức độ sau:

- Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.

- Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Mức độ

Tiêu chí đánh giá

1. Hoàn thành tốt

HS nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 7

2. Hoàn thành

HS nêu được nội dung cần đạt nhưng chưa đủ. Đánh giá HS ở mức hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7.

3. Chưa hoàn thành

HS chưa nêu được nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức chưa hoàn thành khi có điểm số dưới 5.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 sách chân trời sáng tạo, giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 CTST, giáo án kinh tế pháp và luật chuyên đề 11 sách chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay