Giáo án điện tử Vật lí 11 chân trời Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng
Bài giảng điện tử Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn ở mặt nước hoặc dưới mặt nước sẽ sinh ra những đợt sóng lớn và đột ngột. Sóng thần có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về người và vật chất.
Hình 6.1. Sóng thần tại Tohoku, Nhật Bản năm 2011
Để thực hiện được những mô phỏng, dự báo chính xác nhất về sóng thần, ta cần có những kiến thức vật lí nào liên quan đến hiện tượng sóng?
BÀI 6
CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA SÓNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các đại lượng đặc trưng của sóng
Phương trình sóng
01 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG
Chu kì, tần số, biên độ sóng
Thảo luận 1 (SGK – tr41) : Quan sát Hình 6.2, thực hiện các yêu cầu sau:
- a) Cho biết sóng truyền trên dây là sóng dọc hay sóng ngang.
- b) Mô tả chuyển động của từng điểm trên dây.
Hình 6.1. a) Sóng trên một dây đàn hồi
- b) Sóng trên dây khi vận động viên thực hiện bài tập thể dục
Trả lời
- a) Sóng truyền trên dây là sóng ngang.
- b) Mỗi điểm trên dây dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Xét từ nguồn tạo sóng, trạng thái dao động của điểm phía sau tại thời điểm t chính là trạng thái dao động của điểm phía trước tại thời điểm t – Δt trước đó.
Chu kì và tần số sóng là gì?
Biên độ sóng là gì?
Đỉnh sóng là gì?
Chu kì, tần số, biên độ sóng
- Chu kì và tần số của sóng lần lượt là chu kì và tần số của nguồn sóng.
- Biên độ sóng tại một điểm là biên độ dao động của phần tử môi trường tại điểm đó.
- Những điểm trên phương truyền sóng có li độ cực đại được gọi là đỉnh sóng.
Bước sóng và tốc độ truyền sóng
Thảo luận 2 (SGK – tr41): Quan sát Hình 6.3, hãy:
- a) Chỉ ra những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau tại thời điểm đang xét.
- b) So sánh trạng thái dao động của điểm D với trạng thái dao động của nguồn 0 khi .
Trả lời
- a) Những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau:
- t = T: O và D.
- : O và D; A và E.
- : O và D; A và E; B và G.
- : O và D; A và E; B và G; C và H.
- t = 2T: O, D và K; A và E; B và G; C và H.
- b) Trạng thái dao động của điểm D luôn giống với trạng thái dao động của nguồn O khi t ≥ T với T là chu kì dao động của nguồn sóng.
Thảo luận 3 (SGK – tr41) : Tốc độ truyền sóng trong môi trường có phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường không?
Tốc độ truyền sóng trong môi trường và tốc độ dao động của các phần tử trong môi trường là hai đại lượng độc lập nhau. Do đó, chúng không phụ thuộc vào nhau.
Thảo luận 4 (SGK – tr42) : Từ ví dụ về tốc độ truyền sóng âm trong các môi trường rắn, lỏng và khí, hãy rút ra nhận xét và giải thích sự khác nhau này.
Trả lời
- Tốc độ truyền sóng âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng. Tốc độ truyền sóng âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
- Nguyên nhân: Môi trường càng đậm đặc, tốc độ lan truyền tương tác giữa các phân tử của môi trường càng lớn.
Ví dụ (SGK – tr42)
Sóng âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz (sóng siêu âm) được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa (Hình 6.4). Để sóng siêu âm có tần số 1,5.106 Hz có thể truyền xuyên qua mô của cơ thể người và cho hình ảnh rõ nét, bước sóng của sóng siêu âm này không được lớn hơn 1,0 mm. Xác định điều kiện về tốc độ của sóng siêu âm này.
Hình 6.4. Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm
Bài giải
Ta có:
Suy ra điều kiện về tốc độ của sóng siêu âm này là:
m/s.
Hình 6.4. Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm
KẾT LUẬN
- Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động, kí hiệu là . Bước sóng cũng chính là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau.
Trong hệ SI, bước sóng có đơn vị là mét (m).
- Tốc độ truyền sóng được xác định bằng thương số giữa quãng đường sóng truyền đi được và thời gian để sóng truyền đi quãng đường đó.
Trong hệ SI, tốc độ truyền sóng có đơn vị là m/s.
- Khi thì , ta có:
Luyện tập (SGK – tr42)
Một bạn học sinh đang câu cá trên hồ nước. Khi có sóng đi qua, bạn quan sát thấy phao câu cá nhô lên cao 6 lần trong 4 s. Biết tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Tính khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp
Trả lời
- Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp phao nhô lên chính là chu kì sóng, do đó:
- Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp chính là bước sóng nên
m.
Cường độ sóng
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây