Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)

Dưới đây là giáo án bản word môn giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)

Bản xem trước: Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: MA TÚY, TÁC HẠI CỦA MA TÚY

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
  • Phân tích được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện.
  • Chủ động, tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Nhận thức và thực hiện trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ, tranh ảnh và video clip có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Trong thời gian sinh hoạt hè ở địa phương, bạn Hoa được phân công tuyên truyền, vận động mọi người ở cộng đồng về phòng, chống ma túy. Em hãy tư vấn cho bạn Hoa về nội dung cần tuyên truyền, vận động.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Nội dung bạn Hoa có thể tuyên truyền vận động như

+ Nhận thức chung về ma túy: chất ma túy là gì, phương pháp nhận biết chất ma túy, một số loại ma túy thường gặp.

+ Nhận biết nghiện ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, tác hại từ nghiện ma túy và các phương pháp cai nghiện phổ biến.

+ Một số giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy.

+ Nhận thức cơ bản về các chế tài hình sự.

- GV dẫn dắt vào bài học: Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Những năm qua, tệ nạn ma tuý ở Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma tuý mới. Ma túy là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Để nắm rõ hơn những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, cũng như hủ động, tích cực vận động người thân, cộng đồng trong việc đấu tranh phòng, chống ma túy, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định tại Luật phòng, chống ma túy

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số nội dung quy định của Luật Phòng, chống ma túy về chất ma túy, cây có chứa chất ma túy và người nghiện ma túy; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Luật Phòng, chống ma túy gồm 8 chương, 55 điều, quy định về phòng, chống ma túy, quản lí người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lí nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3.1 – Một số chất ma túy, Hình 3.2 – Cây có chứa chất ma túy và đọc thông tin mục 1a SGK tr18, 19, trả lời câu hỏi:

+ Theo em, chất ma túy là gì? Chất gây nghiện là gì? Chất hướng thần là gì?

+ Những cây nào có chứa chất ma túy?

+ Thế nào là người nghiện ma túy?

- GV mở rộng kiến thức: Người nghiện ma túy thường có một số biểu hiện sau đây:

+ Lo lắng, bất an, buồn bã, cáu gắt, giận dữ

+ Đau nhức cơ

+ Buồn nôn hoặc nôn

+ Ảo giác kiến bò dưới da.

+ Da nhăn và lở loét

+ Sụt cân nhanh

+ Mồ hôi có mùi khai

+ Hôi miệng

+ Thường xuyên chảy máu mũi

+ Quầng thâm mắt rõ rệt.

+ Nổi da gà, giãn đồng tử.

+ Rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao, vã mồ hôi, trụy tim mạch, có thể dẫn đến tử vong.

 

+ Mê sảng, kích động hành vi, vùng vẫy, la hét, tự sát.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1b SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Theo em, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?

- GV mở rộng kiến thức: Một số điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy 2021 liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy như

+ Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

+ Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

- GV yêu cầu HS đọc tình huống SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Nhà trường tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh sử dụng trái phép chất ma túy. Bạn An không tham gia thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc mục 1c SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi: Theo em, cá nhân, gia đình cần phải làm gì để phòng, chống ma túy.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Là một học sinh THPT, em có những hành động và việc làm cụ thể nào để phòng, chống ma túy.

- GV chốt lại:

+ Hiện nay, ma túy len lỏi vào từng thành phần trong xã hội. Tệ nạn ma túy đang diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi và có quy mô lớn, không chỉ ở trong nước mà còn có sự móc nối với nước ngoài.

+ Vì vậy, phòng chống ma túy là trách nhiệm của cả cộng đồng, của tất cả mọi người dân chứ không riêng gì một cá nhân, cơ quan hay tập thể nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quy định tại Luật phòng, chống ma túy

a. Chất ma túy, cây có chứa chất ma túy và người nghiện ma túy

- Chất ma túy: là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

+ Chất gây nghiện: là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

+ Chất hướng thần: là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác. Nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Những cây có chứa chất ma túy:

+ Cây thuốc phiện.

+ Cây cooca.

+ Cây cần sa.

+ Các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

- Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Các hành vi bị nghiêm cấm

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy:

+ Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

+ Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển phương tiện, dụng cụ vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

+ Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy.

+ Cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.

- Bạn An không tham gia xét nghiệm để phát hiện học sinh sử dụng trái phép chất ma túy là vi phạm một trong những quy định các hành vi bị nghiêm cấm (Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể).

c. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy

- Để phòng, chống ma túy, cá nhân, gia đình cần:

+ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lí, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

+ Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuộc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

+ Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm về tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện ma túy.

+ Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

- Là một HS THPT cần:

+ Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

+ Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý.

+ Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý.

+ Khi phát hiện những học sinh, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

+ Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý.

+ Báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy định tại một số văn bản khác

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số nội dung quy định của Luật Phòng, chống ma túy tại một số văn bản khác.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu thêm trên sách, báo, mạng internet về quy định phòng, chống ma túy tại các văn bản sau:

+ Bộ Luật hình sự: chương XX (từ Điều 247 đến Điều 259), quy định các tội phạm về ma túy.

+ Luật Xử lí vi phạm hành chính (từ Điều 89 đến Điều 118), quy định về áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đối với vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính về ma túy nói riêng.

+ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP (Điều 21) quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống kiểm soát ma túy. 

- GV hướng dẫn HS đọc tình huống trong SGK tr.20 và trả lời câu hỏi: Tình huống nào vi phạm pháp luật? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu quy định tại một số văn bản khác

- Tình huống 1: Vi phạm pháp luật vì vi phạm vào hành vi cấm trong phòng, chống ma túy (trồng cây có chứa chất ma túy).

- Tình huống 2:  Cô H không biết gói hàng đã niêm phong là gì vì cô không kiểm tra. Tuy nhiên sau khi đã biết đó là hàng trái phép (chất ma túy) và nhận ra gói hàng chính mình đã vận chuyển, cô H cần tự giác, nghiêm túc báo cáo cơ quan công an để xử lí, giải quyết.

  1. TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ HÌNH THỨC, CON ĐƯỜNG GÂY NGHIỆN MA TÚY

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác hại của ma túy

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số tác hại của ma túy đối với người nghiện ma túy, với nền kinh tế, với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi tình huống: Bạn A sinh ra trong một gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Do mải chơi nên bạn A đã bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số lần.

Theo em, nếu bạn A nghiện ma túy thì sẽ gây ra những tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

 

 

 

 

 

 

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc mục 1a, 1b, 1c SGK tr.20, 21 và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

 + Nhóm 1: Nêu tác hại của ma túy đối với người nghiện ma túy theo bảng mẫu:

Tác hại của ma túy

đối với người nghiện ma túy

Tổn hại về sự khỏe thể chất

Tổn hại về tinh thần

Tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình

 

 

 

+ Nhóm 2: Nêu tác hại của ma túy đối với nền kinh tế theo bảng mẫu:

Tác hại của ma túy

đối với nền kinh tế

Tổn hại về lực lượng lao động của gia đình và xã hội

Tổn hại ngân sách Nhà nước

Tổn hại về nguồn vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

+ Nhóm 3: Nêu tác hại của ma túy đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo bảng mẫu:

Tác hại của ma túy

đối với an ninh quốc gia và trật tự ATXH

Tình trạng xuất nhập cảnh

Phát sinh một số loại tội phạm

Những vấn đề xã hội phức tạp

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu tác hại của ma túy

- Nếu bạn A nghiện ma túy, thì sẽ gây ra hậu quả:

+ Cho bản thân:

·        Nghiện ma túy nhẹ: mắc các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

·        Nghiện ma túy nặng: dẫn tới tử vong.

+ Cho gia đình: thiệt hại về kinh tế, tài sản, ngại tiếp xúc với xã hội, tan vỡ hạnh phúc gia đình.

+ Cho xã hội: gây ra tệ nạn cho xã hội, tổn thất ngân sách NN,…

a. Đối với người nghiện ma túy

- Tác hại của ma túy đối với người nghiện ma túy (đính kèm bảng bên dưới hoạt động).

b. Đối với nền kinh tế

- Tác hại của ma túy đối với nền kinh tế (đính kèm bảng bên dưới hoạt động).

c. Đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

- Tác hại của ma túy đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội (đính kèm bảng bên dưới hoạt động)

 

Tác hại của ma túy

đối với người nghiện ma túy

Tổn hại về sự khỏe thể chất

Tổn hại về tinh thần

Tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình

Dễ mắc các bệnh về :

- Hệ tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, đau bụng, táo bón,…

- Hô hấp: viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp,..

- Hệ tuần hoàn: loạn nhịp tim, tăng giảm đột ngột huyết áp,…

- Da: ghẻ lở, hắc lào, viêm da,…

- Hệ thần kinh: kích thích, ức chế từng phần ở bán cầu đại não.

- Gan, thận: suy gan, suy thận,…

- Có thể dẫn tới tử vong.

 

Người nghiện ma túy thường bị:

- Ảo giác, hoang tưởng, kích động.

- Rối loạn về nhận thức, cảm xúc.

- Có những hành động nguy hiểm cho bản thân, cộng đồng và những hành vi vi phạm đạo đức xã hội, pháp luật.

 

- Người nghiện ma túy tiêu tốn tiền bạc, làm mất mát tài sản, thiệt hại kinh tế gia đình.

- Có xu hướng sống khéo minh, thu mình, ngại tiếp xúc, hay cáu gắt, gây gổ.

- Có hành vi liều lĩnh, hung bạo, hành hạ người thân dẫn đến hạnh phúc tan vỡ gia đình.

Tác hại của ma túy

đối với nền kinh tế

Tổn hại về lực lượng lao động của gia đình và xã hội

Tổn hại ngân sách Nhà nước

Tổn hại về nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Lực lượng lao động của gia đình và xã hội Bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.

Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải:

- Chi trả cho công tác phòng, chống ma túy.

- Tổ chức cai nghiện ma túy, tổ chức điều tra, truy tố, xét xử,…

- Đào tạo nhân lực thay thế những người nghiện ma túy đang ở độ tuổi lao động.

Nguồn vốn đấu từ nước ngoài bị suy giảm do các đối tác không ưu tiên những quốc gia có tỉ lệ người nghiện ma túy cao.

 

Tác hại của ma túy

đối với an ninh quốc gia và trật tự ATXH

Tình trạng xuất nhập cảnh

Phát sinh một số loại tội phạm

Những vấn đề xã hội phức tạp

Tình trạng xuất nhập cảnh trái phép gia tăng gây mất an ninh biên giới.

Phát sinh một số loại tội phạm:

- Tội phạm rửa tiền.

- Tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp người sử dụng chất ma túy.

- Cờ bạc, mại dâm, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu hình thức, con đường gây nghiện ma túy

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được quá trình gây nghiện ma túy và một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.7 – Quá trình nghiện ma túy, đọc thông tin mục 2a SGK tr.22 và trả lời câu hỏi:

+ Quá trình nghiện ma túy gồm những giai đoạn nào?

+ Quá trình nghiện ma túy phụ thuộc vào yếu tố nào?

+ Học sinh nghiện ma túy có những biểu hiện gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc mục 2b SGK tr.22 và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy là gì?

+ Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc tình huống SGK tr.22 và trả lời câu hỏi:

+ Nếu em là bạn Q, em sẽ làm gì để ngăn cản bạn K?

+ Bạn em có những biểu hiện như ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi, học lực giảm sút,… thì có thể kết luận bạn em nghiện ma túy không? Vì sao?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu hình thức, con đường gây nghiện ma túy

- Quá trình nghiện ma túy gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Sử dụng ma túy – sử dụng ma túy lần đầu tiên, sử dụng thỉnh thoảng, sử dụng thường xuyên.

+ Giai đoạn 2: Lạm dụng ma túy – sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định.

+ Giai đoạn 3: Lệ thuộc ma túy.

- Quá trình nghiện ma túy phụ thuộc vào yếu tố:

+ Khả năng mẫn cảm với ma túy.

+ Đặc điểm tâm sinh lí của người sử dụng.

+ Loại chất, hình thức, tần suất, liều lượng sử dụng ma túy.

- Biểu hiện của HS nghiện ma túy:

+ Toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, da tái xanh, nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ.

+ Trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng, tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động.

+ Cất giấu ma túy hoặc dụng cụ sử dụng ma túy.

+ Trốn học, học lực giảm sút.

+ Quan hệ, tiếp xúc với đối tượng xấu.

+ Chi tiêu tiến bạc hoang phí.

b. Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy

- Nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy:

+ Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy; tò mò, thích chơi trội, thể hiện  bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi; kém bản lĩnh, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, lười lao động.

à Đây là nguyên nhân chính dẫn tới con đường nghiện ma túy.

+ Công tác tuyên truyền chưa phát huy được tác dụng.

+ Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục phòng chống ma túy chưa hiệu quả.

- Nếu em là bạn Q, để ngăn cản bạn K em sẽ:

+ Khuyên ngăn, giải thích cho bạn K đây là những chất gây hưng phấn, kích thích thần kinh, tạo cảm giác mê mán. Dùng nhiều sẽ gây nghiện, gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần,…

+ Nếu K vẫn không nghe và kiên quyết mua về dùng thử, cần báo ngay cho gia đình và thầy cô giáo bạn K để người lớn có cách giải quyết và bảo ban bạn K.

- Những biểu hiện ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi, học lực giảm sút,…là một số biểu hiện của học sinh nghiện ma túy. Để có thể kết luận chính xác về mức độ, cũng như tình trạng bệnh, cần đến cơ sở y tế khám và có kết luận chắc chắn để có phương hướng điều trị.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục III SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những việc HS cần làm và không được làm để phòng, chống ma túy.

- GV hướng dẫn HS đọc tình huống SGK tr.23 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, có những?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

- Những việc HS được làm để phòng chống ma túy:

+ Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy.

+ Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy do nhà trường phối hợp với gia đình.

+ Tham gia xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

+ Tích cực vận động, tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.

+ Chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người có xung quanh có hành hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Những việc HS không được làm để phòng chống ma túy:

+ Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma túy.

+ Không sử dụng chất ma tuy, dù chỉ là một lần và dưới bất kì hình thức nào.

- Những hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống:

+ Mua bán chất ma túy trái phép.

+ Trả tiền thuê nhà cả năm nhưng mỗi tháng mượn 1 giờ với mục đích sử dụng làm nơi mua bán trái pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải là trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy?

  1. Nâng cao cảnh giác tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo.
  2. Khi trong lớp có bạn nghiện ma túy, phải xin phép nghỉ học.
  3. Tích cực tham gia phong trào phòng chống ma túy do nhà trường phát động.
  4. Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, ma túy.

Câu 2. Luật Phòng, chống ma túy gồm:

  1. 8 chương, 55 điều.
  2. 9 chương, 58 điều.
  3. 5 chương, 89 điều.
  4. 10 chương, 60 điều.

Câu 3. Biểu hiện của học sinh nghiện ma túy là:

  1. Toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, da tái xanh, nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ.
  2. Trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng, tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động.
  3. Cất giấu ma túy hoặc dụng cụ sử dụng ma túy.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Nhà nước phải chi trả cho công tác phòng, chống ma túy để:

  1. Tuyên truyền, vận động phá bỏ cây có chứa chất ma túy,
  2. Tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy.
  3. Tổ chức điều tra, truy tố, xét xử.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Nguyên nhân mang tính quyết định dẫn tới con đường nghiện ma túy là:

  1. Công tác tuyên truyền ma túy chưa phát huy tác dụng.
  2. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường chưa sát sao.
  3. Thiếu hiểu biết về ma túy, bản lĩnh kém, dễ bị lôi kéo.
  4. Những thông tin về ma túy tràn lan trên mạng hội.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Đáp án B.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án D.

Câu 4. Đáp án D.

Câu 5. Đáp án C.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Xây dựng và trình bày trước lớp về chủ đề Chúng em nói không với ma túy.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Gợi ý:

- Giải thích thuật ngữ: Tệ nạn xã hội, ma túy.

- Làm rõ các tác hại của ma túy.

- Cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý.

- Biện pháp phòng chống ma tuý.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

 

Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều (bản word)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án quốc phòng 10, giáo án quốc phòng an ninh 10 cánh diều, giáo án quốc phòng 10 sách mới, giáo án sách cánh diều 10 QPAN

Tài liệu giảng dạy môn Quốc phòng THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay