Kênh giáo viên » Lịch sử và địa lí 6 » Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 6 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất

  1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Toạ độ địa lí

Hệ thống kinh, vĩ tuyến

+ Kinh tuyến gốc kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)

+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo)

+ Kinh tuyến tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

+ Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc

+ Vĩ tuyến bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

+ Vĩ tuyến nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

+ Xích đạo là đường chia Trái Đất thành Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Tọa độ địa lí

- Kinh độ là: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số đó từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc

- Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo.

- Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa cầu.

Lưu ý:

+ Khi nêu vĩ độ của một địa điểm, cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía Bắc hay phía Nam của Xích đạo.

+ Khi nêu kinh độ của một địa điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía Đông hay phía Tây của kinh tuyến gốc.

Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Hình b:

+ Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc.

+ Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm

Hình c:

+ Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng

+ Các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong.

  1. Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng
  2. Kí hiệu

- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Kí hiệu bản đó giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đó. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chủ giải của bản đồ.

  1. Chú giải

- Các yếu tố bảng chú giải, kí hiệu:

  • Bảng chú giải thể hiện: phân tầng địa hình, độ cao, độ sâu, được bố trí ở phía dưới bản đồ.
  • Bảng chú giải thể hiện tên tỉnh, tên quận huyện, thị, xã,... là những đối tượng hành chính, sân bay quốc tế,...là những đối tượng giao thông. Bảng chú giải được bố trí ở phía dưới bản đồ.

- Kí hiệu thể hiện mỏ sắt Δ, mỏ than ☐, ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận -----

Các loại kí hiệu bản đồ

- Kí hiệu bản đố có nhiều loại khác nhau:

+ Kí hiệu tượng hình.

+ Kí hiệu hình học.

+ Màu sắc.

- Hệ thống kí hiệu bản đồ thường chia làm 3 loại:

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện những sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm riêng biệt.

+ Kí hiệu đường: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiếu dài.

+ Kí hiệu diện tích: thường được dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo diện tích.

III. Tìm đường đi trên bản đồ

Phương hướng trên bản đồ

- Các hướng chính trên bản đồ là Bắc, Nam, Đông, Tây; các hướng trung gian là Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,....

- Để xác định phương hướng trên bản đồ người ta sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến và quy ước như sau: phần chính giữa bản đó là trung tâm, phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam, bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.

Tỉ lệ bản đồ

 - Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.

- Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước:

+ Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. (Ví dụ tỉ lệ 1 : 100 000, có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 100 000cm (1km) trên thực tế. 

+ Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn trên thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

Tìm đường đi trên bản đồ

 - Bản đồ rất hữu ích đế chọn tuyến đường đi, tìm địa điểm và ước tính thời gian đi chuyển.

- Để đọc bản đồ ta cần có nhiều kĩ năng đã được thực hành trước đó, bao gồm: cách xác định phương hướng, đo tính khoảng cách, sử dụng bảng chú giải,...

  1. Lược đồ trí nhớ

Lược đồ trí nhớ

 - Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí của con người.

- Lược đồ trí nhớ có tác dụng:

+ Giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác họa tuyến đường đi.

+ Giúp chúng ta hiểu về thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác hoa hinh ảnh của một địa điểm, một hành trình một vùng nào đó.

Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các bước để vẽ lược đồ trí nhớ:

+ Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ về lược đồ.

+ Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

+ Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có thể là nhà của em, trường học hoặc một địa điểm bất kì.

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

  1. Vĩ tuyến
  2. Vĩ tuyến gốc
  3. Kinh tuyến
  4. Kinh tuyến gốc

Câu 2: Vĩ tuyến gốc chính là:

  1. Xích đạo
  2. Chí tuyến Bắc
  3. Chí tuyến Nam
  4. Hai vòng cực

Câu 3: Theo quy ước, đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

  1. Đông
  2. Tây
  3. Nam
  4. Bắc

Câu 4: Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất trong các bản đồ sau?

  1. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000
  2. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000
  3. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000
  4. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

Câu 5:  Bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, cho biết 4 cm trên bản đồ ứng với:

  1. 150 km trên thực địa.
  2. 200 km trên thực địa.
  3. 250 km trên thực địa.
  4. 300 km trên thực địa.

Câu 6: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:

  1. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa
  2. 1 cm Irên bản đồ bằng 60 m trên thực địa
  3. 1 cm trên bản đồ hằng 60 cm trên thực địa.
  4. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa

Câu 7: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

  1. Hình học.
  2. Tượng hình.
  3. Điểm.
  4. Diện tích.

Câu 8: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

  1. Diểm
  2. Diện tích
  3. Đường
  4. Hình học

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng:

  1. Lược đồ trí được thể hiện được miêu tả lại bằng lời nói, 1 sơ đồ hay 1 bức phác họa
  2. Con người chỉ hình thành lược đồ trí nhớ về những không gian đã đi qua
  3. Với những nơi chưa từng tới, con người có thể xây dựng lược đồ trí nhớ khi đã quan sát trên sách, báo.
  4. Lược đồ trí nhớ về một không gian giống nhau là giống nhau với tất cả mọi người.

Câu 10: Nếu cách 1ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

  1. 180
  2. 181
  3. 90
  4. 91
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến và toạ độ địa lí. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D.

Câu 2:  Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 6 chân trời sáng tạo

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 6 chân trời, Ôn luyện và nắm chắc kiến thức Địa lí 6

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay