Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 bộ sách mới chân trời sáng tạo. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Lịch sử 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lịch sử là gì?

  • A. Tất cả những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
  • B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • C. Tất cả những hoạt động của con người trong tương lai.
  • D. Tất cả những hoạt động của con người đang diễn ra.

Câu 2: Học lịch sử giúp chúng ta:

  • A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
  • B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
  • C. Sự biến đổi khí hậu của Trái đất.
  • D. Sự vận động của thế giới tự nhiên.

Câu 3: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

  • A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
  • B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
  • C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.
  • D. Liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

Câu 4: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:

  • A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
  • B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
  • C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
  • D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người.  

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

  • A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
  • D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.

Câu 6: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:

  • A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
  • B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
  • C. Hoạt động của vương triều Nguyễn.
  • D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta.

Câu 7: Sự kiện lịch sử có thể chia thành những loại:

  • A. Lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử loài người.
  • B. Lịch sử dòng họ, lịch sử làng xã, lịch sử thế giới.
  • C. Lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia, lịch sử gia đình.
  • D. Lịch sử chính trị, lịch sử văn hóa xã hội, lịch sử văn minh nhân loại.

Câu 8: Con người cần phải biết về sự thay đổi kỹ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:

  • A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kỹ thuật canh tác so với thời trước.
  • B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.
  • B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao.
  • D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 9: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử dân tộc ta:

  • A. Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.
  • B. Kỳ nghỉ hè ở biển của em kết thúc vào ngày 1/8/2021.
  • C. Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã đã chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc.

Câu 10: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:

  • A. Đê-mô-crit.
  • B. Hê-ra-crit.
  • C. Xanh-xi-mông.
  • D. Xi-xê-rông.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBADDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAADAD

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:

  • A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.
  • B. Xã hội loài người trong quá khứ.
  • C. Lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
  • D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Câu 2: Lịch sử được hiểu là:

  • A. Những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
  • B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • C. Những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
  • D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu 3: Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là:

  • A. Môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái đất dưới sự tác động của con người.
  • B. Môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
  • C. Môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • D. Môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa để lại.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
  • B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
  • C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.
  • D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Các bài nghiên cứu khoa học.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tư liệu hiện vật:

  • A. Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • B. Những di tích là các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ; đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...
  • C. Các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
  • D. Các hiện vật này ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:

  • A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
  • B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
  • C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.
  • D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.

Câu 8: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:

  • A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
  • B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa.
  • C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
  • D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.

Câu 9: Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là:

  • A. Con người.
  • B. Thượng đế.
  • C. Vạn vật.
  • D. Chúa trời.

Câu 10: Đâu không phải là lý do để khẳng định “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”:

  • A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
  • B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
  • C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
  • D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBBCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án BDDAD

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Em hãy cho biết:

  • a. Môn lịch sử là gì?
  • b. Môn lịch sử nghiên cứu và đề cập tới những vấn đề nào?

Câu 2 (4 điểm): Khám phá quá khứ từ các nguồn tư liệu nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

a. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái đất đến nay.

b. Môn Lịch sử không tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà chỉ đề cập tới những gì mà khoa học lịch sử đã nghiên cứu, làm sáng tỏ và theo một định hướng (quan điểm, thế giới quan) nhất định nào đó.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Quá khứ là cái đã qua, không thể quay lại. Không thể dùng suy luận đơn thuần hay dùng một công thức, một định lí để tạo ra một kiến thức lịch sử. Những sự vật hiện đang tồn tại trước mắt chúng ta là thành quả của quá khứ nhưng không thể suy từ đó ra những gì đã diễn ra trong quá khứ, lịch sử đòi hỏi những chứng cứ thật, đáng tin cậy.  - Người xưa đã để lại rất nhiều những tư liệu khác nhau về cuộc sống của mình. Đó chính là những chứng cứ thật giúp chúng ta tìm hiểu và phục dựng lịch sử.  - Tất cả những điều đó gọi là nguồn sử học hay tư liệu lịch sử.4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Em hãy cho biết:

  • a. Lịch sử là gì?
  • b. Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về lịch sử.

Câu 2 (4 điểm): Theo em, thành quả của quá khứ cần được nhìn nhận như thế nào? Lịch sử đòi hỏi những chứng cứ như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

a.

 - Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó là lịch sử.  - Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay (lịch sử hiện thực).

b. Một vài ví dụ cụ thể về lịch sử:

 - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  - Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đây là lịch sử vì ngày 2-9-1945, ngày 30-4-1975 đã xảy ra trong quá khứ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Quá khứ là cái đã qua, không thể quay lại. Không thể dùng suy luận đơn thuần hay dùng một công thức, một định lí để tạo ra một kiến thức lịch sử. Những sự vật hiện đang tồn tại trước mắt chúng ta là thành quả của quá khứ nhưng không thể suy từ đó ra những gì đã diễn ra trong quá khứ.

    Lịch sử đòi hỏi những chứng cứ thật, đáng tin cậy.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu hiện vật.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Tư liệu gốc.

Câu 2: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về:

  • A. Quá trình hình thành và phát triển của Trái đất.
  • B. Các thiên thể trong vũ trụ.
  • C. Quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.
  • D. Sinh vật và động vật trên Trái đất.  

Câu 3: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử:

  • A. Học lịch sử để biết được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
  • B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hóa của muôn loài.
  • C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
  • D. Học lịch sử để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Câu 4: Đặc điểm của tư liệu truyền miệng là:

  • A. Trong giai đoạn chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng được xem là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
  • B. Cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
  • C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.
  • D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy đúc kết lại lý do cần phải học lịch sử là gì?

Câu 2: Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã Xi-rê-nông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với quan điểm đó không. Tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Đúc kết lý do cần phải học sử: học lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu được toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ từ cội nguồn, từ sự cống hiến của dân tộc để từ đó chúng ta rút ra những bài học quý giá cho mỗi người, mỗi dân tộc.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Đồng ý với quan điểm.  - Lý giải:  + Lịch sử nhắc ta nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.  + Lịch sử đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.3 điểm

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca,…được truyền từ đời này qua đời khác là:

  • A. Tư liệu truyền miệng.
  • B. Tư liệu gốc.
  • C. Tư liệu chữ viết.
  • D. Tư liệu hiện vật.

Câu 2: Các bản khắc chữ trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy được gọi là:

  • A. Tư liệu hiện vật.
  • B. Tư liệu chữ viết.
  • C. Tư liệu gốc.
  • D. Tư liệu truyền miệng.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:

  • A. Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Sự thay đổi đó chính là lịch sử.
  • B. Chỉ còn dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ lại dưới nhiều dạng sử liệu khác nhau.
  • C. Quá khứ là những gì đã qua nên không cần biết đến.
  • D. Học lịch sử để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Câu 4: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử cá nhân:

  • A. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.
  • B. Ngày đầu tiên đi học lớp 1.
  • C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Lịch sử là gì?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ của sự vật và con người, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Đó là lịch sử từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng nghìn năm đến thời đại chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Không đồng ý với ý kiến.  - Học môn Lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

 

3 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo

Từ khóa: Đề kiểm tra lịch sử 6 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút bộ lịch sử 6 chân trời sáng tạo, bộ đề trắc nghiệm tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay