Kênh giáo viên » Đạo đức 4 » Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều

Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 đạo đức 4 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 đạo đức 4 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 ĐẠO ĐỨC 4 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 1 Người lao động quanh em
  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 2 Em biết ơn người lao động

CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 3 Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 4 Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó

CHỦ ĐỀ: YÊU LAO ĐỘNG

  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 5 Em yêu lao động
  • Giáo án đạo đức 4 Cánh diều bài 6 Em tích cực tham gia lao động

=> Xem nhiều hơn: Giáo án đạo đức 4 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 4 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 6: Em tích cực tham gia lao động

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: EM TÍCH CỰC THAM GIA LAO ĐỘNG

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Quý trọng người yêu lao động; không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động lao động.
  • Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, biết thể hiện tình yêu lao động qua thái độ, lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Đạo đức 4.
  • Các video clip liên quan đến tình yêu lao động.
  • Tranh, hình ảnh về tình yêu lao động.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nghe bài hát Cái bống và trả lời câu hỏi: Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm gì đáng khen?

https://www.youtube.com/watch?v=ETHRN9LtyjA

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án: Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm đáng khen là khéo sảy, khéo sàng, ra gánh đỡ cho mẹ để giúp mẹ chạy mưa.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tích cực tham gia lao động sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho chúng ta. Nhờ có lao động, con người được đáp ứng về vật chất và tinh thần. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 6: Em tích cực tham gia lao động.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.

b. Cách thực thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

+ Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc như thế nào?

+ Pê-chi-a đã nhận ra bài học gì từ những tấm gương lao động đó?

MỘT NGÀY CỦA PÊ-CHI-A

Bà mẹ đi làm lúc trời còn chưa sáng. Bà đánh thức cậu con trai Pê-chi-a chín tuổi dậy và dặn:

- Hôm nay con bắt đầu nghỉ hè. Mẹ giao cho con việc làm ngày hôm nay. Con hãy trồng một cây bên cạnh nhà và đọc cuốn sách “Những dãy núi xanh xa xôi” này nhé!

Pê-chi-a nghĩ: “Mình ngủ thêm chút nữa.”. Em nằm xuống và ngủ thiếp đi ngay. Khi Pê-chi-a tỉnh dậy, Mặt Trời đã lên cao. Em muốn bắt tay vào việc ngay, nhưng lại nghĩ: “Còn kịp chán”.

Pê-chi-a ngồi dưới gốc cây lê cao rậm rạp và tự nhủ: “Mình ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào việc”.

Nửa giờ sau, Pê-chi-a đi ra vườn, hái quả ăn, rồi đuổi bắt bướm. Sau một hồi chạy nhảy, mệt quá, Pê-chi-a lại ngồi dưới gốc lê, quên cả lời mẹ dặn. Buổi chiều, bà mẹ về và hỏi:

- Nào con, hãy kể cho mẹ nghe xem con đã làm được những gì nào. Nhưng Pê-chi-a đã không làm gì cả. Em thấy xấu hổ khi nhìn vào mắt mẹ.

- Con hãy đi theo mẹ. Mẹ sẽ chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày con đã để hoài phí.

Bà mẹ cầm tay Pê-chi-a dắt đi. Bà đưa con đến cánh đồng đã cày xới và nói:

Bà dẫn con đến một đống thóc lớn:

- Buổi sáng, những hạt thóc này còn nằm trên những bông lúa. Người công nhân lái máy liên hợp đã gặt, đập lúa. Còn con thì ngồi không!

Cuối cùng, hai mẹ con rẽ vào thư viện. Người giữ sách chỉ lên cái giá lớn có rất nhiều sách:

- Đây là những cuốn sách mà mọi người đã đọc xong trong ngày hôm nay.

“Còn mình thì lại ngồi không!”– Pê-chi-a nghĩ.

Em cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về điều ấy. Giờ đây em đã hiểu ra rằng thế nào là một ngày hoài phí.

(Theo V.A. Xu-khôm-lin-xki, Đạo đức 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

- GV mời đại diện 2– 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời phù hợp.

+ Những người lao động trong câu chuyện trên đã tích cực làm việc:

·        Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng.

·        Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày.

·        Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa.

·        Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay.

Pê-chi-a lười biếng và cuối cùng không làm được những việc mẹ giao.

+ Bài học mà Pê-chi-a đã nhận ra từ những tấm gương lao động đó: Pê-chi-a đã nhận ra thế nào là một ngày hoài phí đối với chính bản thân; những người tích cực lao động luôn vui vẻ và thu được kết quả tốt.

Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được biểu hiện của tích cực và không tích cực trong lao động.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bạn nào trong tranh tích cực tự giác tham gia lao động? Vì sao?

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe bài hát.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

=> Xem nhiều hơn:

III. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 4 KÌ 1 CÁNH DIỀU

 Giáo án điện tử Đạo đức 4 cánh diều Bài 6: Em tích cực tham gia lao động

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Các em nghe bài hát Cái bống và trả lời câu hỏi:

Trong bài hát, Bống đã có việc làm gì đáng khen?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm đáng khen là khéo sảy, khéo sàng, ra gánh đỡ cho mẹ để giúp mẹ chạy mưa.

CHỦ ĐỀ.

YÊU LAO ĐỘNG

BÀI 6: EM TÍCH CỰC THAM GIA LAO ĐỘNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Hoạt động 3: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Hoạt động: Luyện tập – Vận dụng

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC CÂU CHUYỆN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Đọc câu chuyện Một ngày của pê-chi-a và trả lời câu hỏi:

  1. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc như thế nào?
  2. Pê-chi-a đã nhận ra bài học gì từ những tấm gương lao động đó?

Gợi ý câu trả lời

Câu a: Những người lao động trong câu chuyện trên đã tích cực làm việc:

Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng.

Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày

Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa.

Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay

Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm được những việc mẹ giao.

Gợi ý trả lời: Câu b

  • Bài học mà pê-chi-a đã nhận ra từ những tấm gương lao động đó là:
    • Nhận ra thế nào là một ngày hoài phí đối với chính bản thân
    • Những người tích cực lao động luôn vui vẻ và thu được kết quả tốt.

HOẠT ĐỘNG 2: QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Các em quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bạn nào trong tranh tích cực tự giác tham gia lao động? Vì sao?

Gợi ý trả lời

TRANH 1

Hai bạn học sinh bỏ về sau khi làm xong việc nhóm mình và từ chối giúp nhóm bạn để hoàn thành công việc chung của lớp là trồng cây.

  • Chưa tích cực tham gia lao động.

TRANH 2

Hai bạn học sinh chủ động đưa ra ý kiến xin phép thầy cô sửa hàng rào để góp phần làm đẹp không gian trường học.

  • Tích cực tham gia lao động vì các bạn tự đề xuất ý kiến để được làm việc.

TRANH 3

Bạn nam trong tranh chủ động muốn được giúp mẹ trong công việc.

  • Tích cực tham gia lao động vì bạn tự đề xuất ý kiến để được làm việc.

Vì trời lạnh, bạn nam trong tranh không tham gia phong trào “Chủ nhật xanh”, thu gom rác bảo vệ môi trường trong khi các bạn khác tham gia rất tích cực.

  • Chưa tích cực tham gia lao động.

HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC TÌNH HUỐNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Các em đọc tình huống (SHS – tr.32) và trả lời câu hỏi: Các bạn Hoàng, Phượng, Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động như thế nào?

TÌNH HUỐNG ĐƯA RA

Tình huống 1: Đang phụ mẹ tưới cây ngoài sân, Hoàng thấy một cô lao công mồ hôi nhễ nhại đi tới và ngồi nghỉ trước cổng nhà mình. Hoàng liền xin phép mẹ đi lấy nước cho cô uống. Mẹ Hoàng rất vui vì thấy con mình biết quý trọng người lao động.

Tình huống 2: Phượng và Hà đang chơi trong nhà thì mẹ về. Thấy mẹ chở hàng nặng, mặt đỏ bừng vì phải đi giữa trưa nắng, hai bạn thương mẹ lắm. Không ai bảo ai, cả hai cùng chạy vội ra cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hôi và nước uống cho mẹ.

Gợi ý trả lời: Các bạn Hoàng, Phượng, Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động vì các bạn không cần ai nhắc nhở mà tự biết thực hiện các hành động:

Tình huống 1:

Hoàng biết lấy nước mời cô lao công.

Tình huống 2: Phượng và Hà biết ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hôi và lấy nước cho mẹ uống.

HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP

=> Xem nhiều hơn:

Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều
Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 250k
  • Giáo án Powerpoint: 350k
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 450k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt

=> Giáo án đạo đức 4 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án kì 1 đạo đức 4 cánh diều, giáo án đạo đức 4 cánh diều, tải giáo án chi tiết đạo đức 4 cánh diều kì 1

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay