Giáo án kì 2 công nghệ 5 kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm công nghệ 5 kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 5 KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 5: Sử dụng điện thoại
- Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 6: Sử dụng tủ lạnh
- Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 7: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin
- Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 8: Mô hình máy phát điện gió
- Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 9: Mô hình điện mặt trời
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: SỬ DỤNG TỦ LẠNH
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình.
Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh.
Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
Nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ lạnh trong quá trình sử dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu tác dụng của tủ lạnh.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS xử lí được tình huống khi được yêu cầu sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh; biết cách giải quyết một số tình huống mà tủ lạnh có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng.
Năng lực công nghệ:
Nhận thức công nghệ: Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình; Nhận biết được vị trí, vai trò của các khoang khác nhau trong tủ lạnh; nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ lạnh trong quá trình sử dụng.
Sử dụng công nghệ: Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết, vận dụng những kiến thức đã học về tủ lạnh vào trong cuộc sống.
Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, SGK Công nghệ 5.
Máy tính, máy chiếu.
Tranh ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập; Phiếu bài tập.
Giấy A4.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 5.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||
TIẾT 1 | |||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo không khí cho lớp học, HS nhận thức đầy đủ về vấn đề cần giải quyết và ý nghĩa của tiết học lẫn mục tiêu cần đạt được. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS sắp xếp lại từ sau để có được từ đúng nghĩa: g/d/i/f/e/r - GV dẫn dắt vào bài: Tủ lạnh là một trong những sản phẩm công nghệ quen thuộc trong nhiều gia đình, để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các khoang trong tủ lạnh, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay Bài 6: Sử dụng tủ lạnh – Tiết 1 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng của tủ lạnh và vai trò, vị trí của các khoang khác nhau trong tủ lạnh. b. Cách tiến hành: Hoạt động khám phá 1. Tìm hiểu tác dụng của tủ lạnh - GV đặt câu hỏi để cả lớp cùng dự đoán tác dụng của tủ lạnh: Theo các em, tủ lạnh dùng để làm gì? - GV: Để kiểm chứng xem câu trả lời của các em có chính xác không, chúng mình sẽ đọc đoạn thông tin sau nhé! - GV mời 1 HS đọc to đoạn thông tin SGK trang 26. - GV chốt kiến thức: Tủ lạnh có chức năng chính là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp, giúp kéo dài thời gian sử dụng. Hoạt động khám phá 2. Vị trí, vai trò các khoang trong tủ lạnh - GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Ghép thẻ mô tả tên khoang và thẻ mô tả vai trò của khoang với vị trí các khoang tương ứng của tủ lạnh trong Hình 1 theo gợi ý dưới đây: - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, xác nhận ý kiến đúng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức ở hoạt động khám phá b. Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS cá nhân hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút. - Sau 5 phút, GV tiến hành chữa phiếu theo hình thức trò chơi “Truyền nước”: + GV đưa chai nước cho một HS, bật nhạc. Nhiệm vụ của HS là phải truyền chai nước cho một bạn nào đó (không được ném, vứt, quăng chai nước). + Hoạt động truyền sẽ dừng lại khi tiếng nhạc tắt. Lúc ấy, chai nước dừng lại ở vị trí nào thì HS đó sẽ đứng lên chọn và trả lời tên của các khoang trong 1 chiếc tủ lạnh. GV sẽ nhận xét câu trả lời đúng/sai và tiếp tục thực hiện truyền nước cho tới khi hết phiếu. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học về vai trò của tủ lạnh và trị trí các khoang trong đời sống. b. Cách tiến hành: - GV phát mỗi HS một tờ giấy A4, yêu cầu HS: Vẽ lại hình ảnh chiếc tủ lạnh của nhà em và sau đó giới thiệu cho bạn cùng bàn về tác phẩm của mình. - GV gợi ý HS một số tiêu chí, hình thức để vẽ: + Chiếc tủ lạnh đang đóng hay mở? + Chiếc tủ lạnh có mấy khoang? + Trong chiếc tủ lạnh có đồ gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn |
- HS quan sát, đoán đáp án: fridge.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS dự đoán tác dụng của tủ lạnh: Làm mát, giữ thức ăn,...
- HS lắng nghe.
- HS xung phong đọc to đoạn thông tin.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời: 1 – B – b. 2 – A – a. - HS lắng nghe.
- HS hoàn thành phiếu học tập.
- HS theo dõi nhạc và nêu kết quả khi chai nước dừng lại ở vị trí của mình.
- HS lắng nghe và hoàn thiện nhiệm vụ học tập.
- HS lắng nghe.
- Đại diện HS trình bày về tác phẩm của mình. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. | ||||||
TIẾT 2 | |||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhận thức đầy đủ về vấn đề cần giải quyết và ý nghĩa của tiết học lẫn mục tiêu cần đạt được. b. Cách tiến hành: - GV mời 2 – 3 HS nêu cách giải quyết tình huống SGK trang 26: - GV dẫn dắt vào bài học mới: Để kiểm tra xem các em đã biết sắp xếp đồ trong tủ lạnh đúng cách hay chưa, chúng mình cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 6: Sử dụng tủ lạnh – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 2 chiếc hộp, tương ứng với 2 khoang của tủ lạnh và các thẻ thực phẩm: + Các nhóm sẽ có 5 phút để sắp xếp các thực phẩm vào đúng vị trí của từng khoang tủ lạnh. + Hết 5 phút, GV mời nhóm hoàn thành nhanh nhất cử một đại diện lên bảng để sắp xếp lại và lí giải tại sao nhóm lại sắp xếp như thế. ...................... |
- HS chia sẻ về cách bảo quản thực phẩm mà HS biết.
- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm:
...................... |
---------------- Còn tiếp ------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: LẮP RÁP MÔ HÌNH XE ĐIỆN CHẠY BẰNG PIN
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin.
Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy bằng pin.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi được cách sử dụng các dụng cụ và chi tiết kĩ thuật phù hợp để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin theo hướng dẫn.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin bằng cách sử dụng các dụng cụ và chi tiết kĩ thuật; có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng phù hợp để thiết kế và lắp thêm các chi tiết để tạo ra mô hình xe điện mà mình thích rồi cùng chơi với bạn.
Năng lực công nghệ:
Hiểu biết công nghệ: Lựa chọn được các chi tiết, dụng cụ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin đúng yêu cầu.
Sử dụng công nghệ: Sử dụng được các dụng cụ và chi tiết kĩ thuật để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin theo hướng dẫn và an toàn.
Thiết kế kĩ thuật: Lắp ráp được một mô hình xe điện chạy bằng pin khác theo ý tưởng của mình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết, vận dụng những kiến thức đã biết để lắp ráp các sản phẩm có ích cho cuộc sống.
Trách nhiệm: Có ý thức sử dụng, sắp xếp và bảo quản dụng cụ, đồ dùng kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
Giáo án, SGK Công nghệ 5.
Máy tính, máy chiếu.
Tranh ảnh liên quan đến bài học.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5.
Phiếu học tập; Phiếu tự đánh giá; Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm; Phiếu bài tập; Phiếu đánh giá sản phẩm.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 5.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 + 2 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui tươi. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Đi tìm kho báu”: + Có 4 mảnh ghép đã che mất hình ảnh thực sự của kho báu. Các HS cần trả lời 4 câu hỏi sau để mở khóa 4 mảnh ghép. + Người chiến thắng là người đoán ra được tên kho báu sớm nhất, kể cả khi chưa mở khóa cả 4 mảnh ghép. Câu 1: Con người sử dụng những phương tiện nào để di chuyển? Câu 2: Những loại phương tiện nào dùng xăng? Câu 3: Ngoài xăng ra, xe còn có thể chạy nhờ nhiên liệu nào? Câu 4: Em biết những phương tiện nào chạy bằng điện? Từ khóa cuối cùng (18 chữ). - GV dẫn dắt vào bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bộ phận của mô hình xe điện chạy bằng pin, vật liệu và dụng cụ dùng để tạo nên xe điện chạy bằng pin. Chúng ta cùng vào Bài 7: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin – Tiết 1 + 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: - HS nhận biết được các bộ phận của mô hình xe điện chạy bằng pin. - HS đưa ra các yêu cầu sản phẩm. - HS tìm hiểu về số lượng chi tiết, vật liệu, dụng cụ dùng để tạo nên xe điện chạy bằng pin. b. Cách tiến hành: Hoạt động khám phá 1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK trang 32 và yêu cầu HS nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Xe điện chạy bằng pin gồm có những bộ phận nào? + Bộ phận nào dùng để tạo thành hình cho xe điện? + Bộ phận nào dùng giúp cho xe điện chạy được? - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày câu trả lời.
- GV nhận xét, cho HS quan sát sản phẩm mẫu đã chuẩn bị. Hoạt động khám phá 2. Tìm hiểu chi tiết, vật liệu và dụng cụ - GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động nhóm 4 và làm phiếu học tập để tìm hiểu về tên gọi, số lượng của các chi tiết, dụng cụ, vật liệu để lắp ghép mô hình lên nắp hộp. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS củng cố lại những kiến thức ở hoạt động khám phá. - HS tiến hành đánh giá các thành viên khác trong nhóm về kết quả làm việc nhóm và tự đánh giá bản thân. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS lựa chọn và sắp xếp gọn gàng những chi tiết, dụng cụ, vật liệu để lắp ghép mô hình lên nắp hộp. - GV yêu cầu các HS kiểm tra, nhận xét cho HS ngồi cùng bàn với mình. - GV cho HS điền phiếu tự đánh giá và phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm. - GV giải thích cách tính điểm cá nhân: 0 điểm cho bạn nào đã cố gắng nhưng chưa hoàn thành, 1 điểm cho những bạn đã làm được và 2 điểm cho những bạn thực hiện các nhiệm vụ một cách xuất sắc. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà tìm hiểu cách lắp ráp, vận hành mô hình xe điện chạy bằng pin. |
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi: Câu 1: xe đạp, xe xích lô, xe máy, xe ô tô, máy bay,... Câu 2: xe máy, ô tô,... Câu 3: điện, sức người. Câu 4: xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện. Từ khóa cuối cùng: Xe điện chạy bằng pin.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS trình bày: + Có 4 bộ phận: Khung xe, trục và bánh xe, động cơ và hệ truyền động, nguồn điện. + Khung xe và trục bánh xe tạo thành hình xe điện. + Động cơ và hệ truyền động nguồn điện giúp xe điện chạy được. - HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS trình bày: - HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS nhận xét cho bạn cùng bàn.
- HS điền phiếu đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
---------------- Còn tiếp ------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 5 KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm công nghệ 5 kết nối Bài 5: Sử dụng điện thoại
- Phiếu trắc nghiệm công nghệ 5 kết nối Bài 6: Sử dụng tủ lạnh
- Phiếu trắc nghiệm công nghệ 5 kết nối Bài 7: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin
- Phiếu trắc nghiệm công nghệ 5 kết nối Bài 8: Mô hình máy phát điện gió
- Phiếu trắc nghiệm công nghệ 5 kết nối Bài 9: Mô hình điện mặt trời
BÀI 6: SỬ DỤNG TỦ LẠNH
(13 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Tủ lạnh là gì?
A. Là thiết bị để nấu đồ ăn.
B. Là thiết bị liên lạc của con người.
C. Là thiết bị làm mát ngôi nhà.
D. Là thiết bị điện phổ biến trong gia đình.
Câu 2: Tủ lạnh có chức năng chính là gì?
A. Là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp, giúp kéo dài thời gian sử dụng.
B. Là bảo quản thực phẩm sắp có nguy cơ hỏng.
C. Là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ cao.
D. Là bảo quản thực phẩm trong tủ kín, có độ ẩm cao.
Câu 3: Tủ lạnh thường có mấy khoang?
A. Một khoang. | C. Ba khoang. |
B. Hai khoang. | D. Bốn khoang. |
Câu 4: Khoang cấp đông dùng để làm gì?
A. Để bảo quản lạnh thực phẩm.
B. Để bảo quản thực phẩm ôi thiu.
C. Để bảo quản thực phẩm ngắn hạn.
D. Để làm đá và bảo quản đông lạnh thực phẩm.
Câu 5: Khi sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cần lưu ý điều gì?
A. Sử dụng khoang làm lạnh để bảo quản thực phẩm và khoang cấp đông để làm đá và bảo quản đông lạnh thực phẩm.
B. Để thực phẩm còn nóng vào bên trong tủ lạnh.
C. Để quá nhiều thực phẩm vào bên trong tủ lạnh.
D. Không sử dụng màng bọc hoặc hộp đựng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Câu 6: Khi phát hiện tủ lạnh có dấu hiệu bất thường chúng ta cần làm gì?
A. Mặc kệ, không quan tâm.
B. Tự tìm ra nguyên nhân và sửa chữa.
C. Thông báo cho người lớn để giải quyết.
D. Gọi bạn bè đến sửa hộ.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về vị trí, vai trò các khoang trong tủ lạnh?
A. Tủ lạnh thường gồm hai khoang.
B. Khoang làm lạnh để bảo quản lạnh thực phẩm.
C. Khoang cấp đông để làm đá và bảo quản đông lạnh thực phẩm.
D. Trong mỗi khoang thường có một ngăn để thuận tiện sắp xếp và bảo quản thực phẩm.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vấn đề cần lưu ý khi sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh?
A. Sử dụng khoang làm lạnh để làm đá và bảo quản đông lạnh thực phẩm và khoang cấp đông làm lạnh để bảo quản thực phẩm.
B. Không để thực phẩm còn nóng vào bên trong tủ lạnh.
C. Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh.
D. Sử dụng màng bọc hoặc hộp đựng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
---------------- Còn tiếp ------------------
BÀI 7: LẮP RÁP MÔ HÌNH XE ĐIỆN CHẠY BẰNG PIN
(13 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin cần mấy bước?
A. Hai bước. | C. Bốn bước. |
B. Ba bước. | D. Năm bước. |
Câu 2: Bước thứ ba để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin là:
A. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
B. Lắp hệ truyền động vào trục và bánh xe.
C. Lắp khung xe.
D. Lắp động cơ và giá pin vào khung xe.
Câu 3: Bước thứ nhất để lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin là:
A. Lắp khung xe.
B. Lắp động cơ vào khung xe.
C. Cố định động cơ vào khung xe.
D. Kiểm tra hoạt động của mô hình.
Câu 4: Tiêu chí để đánh giá mô hình xe điện chạy bằng pin là:
A. Chưa chính xác nhưng đủ chi tiết.
B. Môi ghép không đủ.
C. Đúng hình dạng, gọn gàng.
D. Xe không chạy được khi đóng công tắc.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Vật dụng, vật liệu và dụng cụ nào sau đây không cần thiết khi lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin?
A. Thanh chữ U dài, thanh thẳng 3 lỗ.
B. Trục thẳng dài, bánh xe, puli.
C. Bánh đai, đai truyền.
D. Ổ điện, động cơ, bánh xe.
Câu 2: Đâu không phải là bước lắp động cơ và giá pin vào khung xe của mô hình lắp ráp xe điện chạy bằng pin?
A. Dùng hai thanh chữ U dài, bốn thanh tahửng 3 lỗ lắp vào tấm lớn.
B. Dùng tấm 2 lỗ để cố dịnh động cơ vào khung xe.
C. Dùng băng dính 2 mặt để cố định giá 2 pin tiểu vào khung xe.
D. Nối hai đầu dây điện của 2 giá pin tiểu với 2 cực của động cơ.
Câu 3: Ý nào dưới đây nói đúng về bước lắp hệ truyền động vào trục và bánh xe của mô hình lắp ráp xe điện chạy bằng pin?
A. Kiểm tra các mối ghép.
B. Dùng tấm 2 lỗ để cố dịnh động cơ vào khung xe.
C. Lắp bánh xe vào trục bánh xe.
D. Điều chỉnh lại sản phẩm.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bước kiểm tra của mô hình lắp ráp xe điện chạy bằng pin?
A. Kiểm tra các mối ghép.
B. Lắp hệ truyền động vào trục bánh xe và động cơ.
C. Lắp 2 pin tiểu 1,5 V vào giá pin và đóng công tắc để chạy thử mô hình xe điện.
D. Điều chỉnh lại sản phẩm (nếu cần).
---------------- Còn tiếp ------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa:
giáo án kì 2 công nghệ 5 kết nối tri thức; bài giảng kì 2 công nghệ 5 kết nối tri thức, tài liệu giảng dạy công nghệ 5 kết nối tri thức