Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 8: Mô hình máy phát điện gió
Giáo án bài 8: Mô hình máy phát điện gió sách Công nghệ 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Mô tả được cách tạo ra điện từ gió.
Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió.
Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió.
Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: HS được khuyến khích tìm hiểu về mô hình máy phát điện gió.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS trả lời, tương tác với GV để lĩnh hội tri thức và biết phối hợp, làm việc với bạn bè để giải quyết các nhiệm vụ nhóm được giao trong tiết học.
Năng lực riêng:
Năng lực công nghệ:
Nhận thức công nghệ:
Mô tả được cách tạo ra điện từ gió.
Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình điện dùng năng lượng gió.
Thiết kế kĩ thuật: Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió.
Sử dụng công nghệ: Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ khác nhau.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân, nắm được và thực hiện tốt nhiệm vụ khi làm việc nhóm.
Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
Giáo án.
Máy tính, máy chiếu.
SGK Công nghệ 5.
Bảng nhóm, giấy A5, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng, tranh ảnh về mô hình máy phát điện gió có liên quan trong bài học.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 5.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui vẻ. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến phát biểu về câu hỏi trong hình vào bảng phụ. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: “Để biết được những cách mà các bạn đã viết lên bảng đúng hay chưa, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay “Mô hình máy phát điện gió (tiết 1)” nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - HS mô tả được cách tạo ra điện từ gió b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát hình 1 SGK tr.38 và hoàn thành đoạn văn bản bằng các từ cho sẵn trong thời gian 3 phút. - GV mời HS có câu trả lời nhanh nhất lên gắn thẻ từ vào chỗ trống ở đoạn thông tin được chiếu trên bảng. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giám chốt đáp án kiến thức cho HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS củng cố lại những kiến thức ở hoạt động hình thành kiến thức mới. - HS phân biệt sự khác nhau về chức năng giữa máy phát điện gió và quạt điện. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 HS: Hãy cho biết sự khác nhau về chức năng giữa máy phát điện gió và quạt điện. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Trong 5 phút đầu tiên, HS sẽ làm việc cả nhân, mỗi HS sẽ viết sự khác biệt về chức năng giữa máy phát điện gió và quạt điện vào ô của mình trên phiếu thảo luận (ví dụ HS 1 sẽ viết vào ô số 1). + Trong 5 phút tiếp theo, các HS cùng nhóm sẽ cùng đọc lại các câu trả lời, thảo luận và chốt một ý kiến chung vào ô còn lại trong phiếu. - GV phát phiếu thảo luận cho HS. - GV mời mỗi tổ 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe và góp ý cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, chốt lại sự khác nhau về chức năng giữa máy phát điện gió và quạt điện. - GV cho HS quan sát hình 2 và cung cấp thêm thông tin cho HS về năng lượng gió: Gió là nguồn năng lượng mạnh, sạch, có sẵn trong tự nhiên và không giới hạn. Quá trình tạo ra điện từ gió không tạo ra bất kì khí thải nào, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các “trang trại điện gió" với nhiều máy phát điện gió có thể tạo ra đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất của một địa phương. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học về cách tạo ra điện gió vào thực tiễn đời sống. b. Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A5 và tiến hành cho HS đọc đoạn thông tin sau: - GV mời 3 – 4 HS chia sẻ suy nghĩ, thắc mắc của mình sau khi đọc đoạn trích. Nếu HS có thắc mắc, GV sẽ giải đáp. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các em sẽ vẽ hoặc viết ý tưởng của mình về ứng dụng mô hình máy phát điện gió trong đời sống vào giấy A5 và chia sẻ với các bạn cùng lớp. - GV mời một số HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Về nhà chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết để tìm hiểu chính của mô hình máy phát điện gió. |
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Gió làm quay cánh quạt của máy phát điện. Khi cánh quạt chuyển động, máy phát điện gió sẽ tạo ra điện. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ.
- HS điền từ vào đoạn văn: Cách tạo ra điện từ gió: Gió làm quay (1) cánh quạt của máy phát điện. Khi cánh quạt (2) chuyển động, máy phát điện gió sẽ tạo ra (3) điện.
- HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc theo hướng dẫn.
- HS nhận phiếu và thực hiện nhiệm vụ. - HS trả lời câu hỏi: Máy phát điện gió được dùng để biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, trao đổi và nhận xét.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ, trình bày.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
TIẾT 2 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức của HS từ tiết học trước và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui vẻ. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm ô chữ”: - GV phổ biến luật chơi và tổ chức chơi trò chơi: + Trong ảnh có ẩn giấu 3 từ khoá, 3 từ khoá này có chung một đặc điểm. + Nhiệm vụ của HS là phải tìm ra được 3 từ khoá và chỉ ra đặc điểm chung ấy. - Kết thúc trò chơi, GV công bố 3 từ khoá cần tìm là: chong chóng, cối xay gió và thuyền buồm. Điểm chung của 3 từ khoá là: đây đều là các đồ vật tận dụng/sử dụng sức gió. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió. Chúng ta cùng vào Bài 8 – Mô hình máy phát điện gió – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS mô tả được cách tạo ra điện từ gió. b. Cách tiến hành: Hoạt động tìm hiểu 1 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2: Quan sát hình 2 SGK tr.39, nêu tên các bộ phận chính của máy phát điện gió. - GV mời đại diện 1 HS trả lời. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.
- GV chú ý với HS: Mô hình đúng và đủ các bộ phận, đúng hình dạng, mối ghép chắc chắn, dây dẫn điện gọn gàng, đèn LED phát sáng khi cánh quạt quay, độ sáng đèn LED thay đổi khi tốc độ gió thay đổi. - GV nhận xét và chốt lại các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió. Hoạt động tìm hiểu 2 - GV phát phiếu học tập (khổ A3) cho HS: Quan sát bảng gợi ý và lựa chọn các chi tiết, vật liệu và dụng cụ để gắn vào ô trống. - GV hướng dẫn HS quan sát bảng gợi ý trong SGK tr.40-41 để lựa chọn các chi tiết, vật liệu, dụng cụ và dùng băng dính giấy đính lên trên phiếu thực hành trong 10 phút. - GV chiếu ảnh phiếu thực hành lên bảng và chuẩn bị các thẻ tên chi tiết/ vật liệu/ dụng cụ: - GV mời một số HS trình bày đáp án trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV công bố đáp án và trao cho 3 HS hoàn thiện đúng và nhanh nhất. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức ở hoạt động hình thành kiến thức mới. b. Cách tiến hành: - GV phát phiếu học tập và cho HS 3 phút để hoàn thành: Em hãy điền tên các bộ phận chính của máy phát điện gió và điền a, b, c, d phù hợp với từng ảnh minh họa. - GV mời các HS xung phong lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, thưởng cho mỗi HS chữa bài đúng một bông hoa điểm 10. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Tìm hiểu các bước để lắp ráp mô hình máy phát điện gió. |
- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS trình bày: Các bộ phận chính của máy phát điện gió gồm các trụ đỡ, giá đỡ, máy phát điện, đèn LED, cánh quạt.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bảng gợi ý và hoàn thiện phiếu thực hiện.
- HS nào thực hiện xong sẽ giơ tay báo “xong”.
- HS quan sát. - HS xung phong lên bảng gắn các thẻ vào đúng vị trí tương ứng.
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS trình bày Hình 1 – B Hình 2 – A Hình 3 – C Hình 4 – D
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau. |
TIẾT 3 | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui vẻ. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm (theo tổ) và tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất?”. - GV chia bảng thành 4 phần, tương ứng với mỗi nhóm. - GV quy định trong vòng 3 phút, các nhóm sẽ cử thành viên lần lượt lên bảng, viết tên 1 chi tiết/ dụng cụ/ vật liệu trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật cần thiết để lắp ráp mô hình máy phát điện gió. - GV công bố nhóm hoàn thành đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. - GV trao phần thưởng cho nhóm chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học: Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hiện lắp ráp mô hình máy phát điện gió. Chúng ta cùng vào Bài 8: Thực hành lắp ráp mô hình máy phát điện gió – Tiết 3. ……………… |
- HS lắng nghe phổ biến và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. ……………….. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây