Giáo án kì 2 công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 7 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ








Xem video về mẫu Giáo án kì 2 công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT THẢ VƯỜN (2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt thả vườn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt các từ khoá, ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
- Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ nhân thức được nội dung cơ bản về kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt thủ vườn,
+ Giao tiếp công nghệ biết được một số thuật ngữ về kĩ thuật chăn nuôi,
+ Đánh giá công nghệ đưa ra được nhận xét về tính hợp lí của các kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho gà, lựa chọn được con giống và kĩ thuật nuôi phù hợp.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật chăn nuôi vào học tập và thực tiễn chăn nuôi gà thịt thả vườn,
- Trách nhiệm quan tâm đến công việc chăn nuôi của gia đình, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống khi chăn nuôi tại gia đình,
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: tranh ảnh hoặc video clip mô tả kĩ thuật nuôi gà thả vườn.
- Đối với học sinh
- SGK,
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm hiểu về quá trình môi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho gả tại địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: kích thích nhu cầu tìm hiểu về kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phỏng, trị bệnh cho gà thịt thả vườn
- Nội dung: tình huống và câu hỏi ở phần Mở đầu trong SHS.
- Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt thả vườn.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tinh hoa hình ảnh một số giống gà thịt nuôi thả vườn. GV nêu tình huống nuôi và chăm sóc gà thả vườn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SHS: Làm thế nào để nuôi gà thịt thả vườn mau lớn, khoẻ mạnh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chưa kết luận đúng sai và dẫn dắt vào bài.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết cách nuôi gà thịt thả vườn mau lớn, khoẻ mạnh thì chúng ta tìm hiểu bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quy trình chăn nuôi
- Mục tiêu: giúp HS nhận biết được quy trình chung trong chăn nuôi
- Nội dung: quy trình chung trong chăn nuôi.
- Sản phẩm học tập: các bước chính trong quy trình chăn nuôi
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem hình ảnh về công việc trong quy trình chăn nuôi, tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để trả lời câu hỏi trong SHS: kể tên những công việc chăn nuôi được minh hoạ trong hình 11.1 và sắp xếp theo thứ tự? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + GV dẫn dắt HS tìm ra quy trình chăn nuôi. + GV tổ chức, dẫn dắt HS tìm hiểu thêm nội dung yêu cầu của chuồng nuôi tại các khu dân cư. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. · Hình a tiêm phòng bệnh cho vật nuôi, · Hình b chọn giống vật nuôi, · Hình c làm chuồng trại, · Hình d nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn vật nuôi. · Thứ tự hợp lí: c, b, d, a. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về quy trình chung trong chăn nuôi. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận. | 1. Quy trình chăn nuôi - Để chăn nuôi hiệu quả, cần thực hiện các công việc theo quy trình chuẩn bị chuồng trại và xây dựng bài chăn thả trước khi chăn nuôi → chọn giống và con giống - nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho đàn vật nuôi. |
Hoạt động 2: Chuẩn bị chuồng trại
- Mục tiêu: giúp HS trình bày được các công việc chuẩn bị và yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thịt thả vườn
- Nội dung: các công việc cần chuẩn bị và yêu cầu về chuồng nuôi và bãi chăn thả khi nuôi gà thịt thả vườn.
- Sản phẩm học tập: yêu cầu về chuồng trại khi nuôi gà thịt thả vườn.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem hình ảnh về chuồng trại nuôi gà, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi trong SHS. + Nêu yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thể hiện trong mỗi trường hợp được minh hoa ở Hình 11.2 + Vì sao nền chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát và dễ dọn vệ sinh? + GV cho HS xem hình ảnh mô hình chuồng nuôi, vườn chăn thả, dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi: Vườn chăn thả đem lại những ích lợi gì cho đàn gà? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + GV giúp HS nêu thêm những yêu cầu khác về vườn chăn thả. + GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về chuẩn bị chuồng trại nuôi gà. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: · Phân tích Hình 11.2a để xác định được yếu tố của chuồng gả hứng được nắng. · Phân tích Hình 11.2b để xác định được yếu tố vườn chăn thả bằng phẳng và có bóng mát cây xanh, có máng ăn. · Phân tích Hình 11.2c để xác định được yếu tố có mảng uống đặt trong vườn thả để gả dễ dàng uống nước. + Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, môi trường chăn nuôi và môi trường sống xung quanh giúp gà khoẻ mạnh, phát triển tốt. + Vườn chăn thả là nơi tạo thêm nguồn thức ăn cho gà như giun đất, dế, cỏ. Vườn chăn thả là nơi gà chạy nhảy, tìm kiếm thức ăn và vận động. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: | 2. Chăn nuôi gà thịt thả vườn a. Chuẩn bị chuồng trại - Chuồng nuôi phải được thiết kế đủ rộng, cửa chuồng mở ra hướng đông hoặc đông nam và có hệ thống cống rãnh để xử lí chất thải, nước thải. Rào xung quanh vườn chăn thả gà để ngăn thú hoang hoặc thú nuôi khác, trong vườn chăn thả cần đặt máng ăn, treo máng uống đầy đủ. |
Hoạt động 3: Chọn gà giống
- Mục tiêu: giúp HS nhận biết được các giống gà thịt có thể nuôi thả vườn.
- Nội dung: một số giống gà thịt nuôi thả vườn phổ biến.
- Sản phẩm học tập: một số giống gà thịt có thể nuôi thả vườn.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV cho HS xem hình ảnh về một số giống gà thịt nuôi thả vườn, yêu cầu HS trả lời câu hỏi : theo em các giống gà thịt thả vườn như hình 11.4 có đặc điểm hình thể như thế nào? - GV dẫn dắt HS nhận biết yêu cầu của các giống gà thịt được chọn nuôi thả vườn. - GV tổ chức, dẫn dắt và yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin về gà Đông Tảo trong SHS. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. + Hình thể cân đối, săn chắc, dễ thích nghi với môi trường sống. Ngoài ra, các giống gà này còn dễ nuôi, mau lớn, thịt ngon. + Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, tỉnh Hưng Yên, là giống gà quý hiếm của Việt Nam. Gà Đông Tảo có thịt thơm ngon, hình thể đặc biệt cao lớn, màu sắc đẹp nên ngoài nuôi lấy thịt còn được nuôi để làm cảnh. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Chọn gà giống - Chọn giống gà dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường sống, có năng suất cao, chất lượng thịt ngon. |
Hoạt động 4: Chọn gà con giống
- Mục tiêu: giúp HS nhận biết được cách chọn lựa gà con làm giống
- Nội dung: các yêu cầu đối với gà con giống
- Sản phẩm học tập: cách chọn gà con làm giống
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem hình ảnh gả con giống, tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: thể trạng của gà con giống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của đàn gà? + GV đặt vấn đề để phân tích các yêu cầu khi chọn gà con giống nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân thắng, mập,... (những biểu hiện hình thể của gả con giống khoẻ mạnh) — gà lớn nhanh, ít mắc bệnh. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. + Thể trạng của gà con giống khoẻ mạnh sẽ giúp gà lớn nhanh, ít mắc bệnh - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: - GV chuyển sang nội dung mới. | * Chọn gà con giống - Gà con chọn làm giống phải đồng đều về khối lượng, nhanh nhẹn, mắt sáng, mỏ to, lỏng bỏng, bụng gọn, chân thắng. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu thức ăn cho gà
- Mục tiêu: giúp HS nhận biết thức ăn cho gà
- Nội dung: thành phần thức ăn và kĩ thuật cho ăn theo các giai đoạn phát triển của gà.
- Sản phẩm học tập: thành phần thức ăn và kĩ thuật cho ăn theo các giai đoạn phát triển của gà.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV cho HS tổ chức làm việc nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SHS: Nhu cầu thức ăn thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển? + GV tổ chức, dẫn dắt và yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin nhu cầu chất đạm theo từng giai đoạn phát triển của gà thịt. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. + Nhu cầu thức ăn cung cấp đủ và tăng lên theo các giai đoạn phát triển của gà. + Nhu cầu chất đạm theo từng giai đoạn phát triển của gà thịt: · Giai đoạn gà con dưới 4 tuần tuổi: 20%. · Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến khi xuất chuồng: khoảng 16 – 18%. · Giai đoạn gà thịt: năng lượng tối thiểu là 2 900 kcal/kg, lượng đạm tối thiểu là 20%. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc * Thức ăn cho gà Thành phần thức ăn và kĩ thuật cho ăn phù hợp với giai đoạn phát triển: - Giai đoạn gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi): cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hoá của gà. Rải đều thức ăn lên khay ăn tuỳ theo định lượng thức ăn cho số gà (dảy khoảng 1 cm), cho ăn 6 – 7 lần/ngày. Trước khi rải thức ăn mới nên vệ sinh sạch lương thức ăn thira còn lại trên khay ở lần cho ăn trước. Đặt xen kẽ máng uống với khay ăn và thay nước khoảng 2 – 3 lần/ngày. - Giai đoạn gà tơ (gà non, mới lớn): phối trộn thêm lúa, gạo và rau vào trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà. - Giai đoạn gà thịt gia tăng lương thức ăn, nước uống, đồng thời bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, rau xanh,... để gà lớn nhanh và chắc xương hơn. |
Hoạt động 6: Tìm hiểu chế độ chăm sóc
- Mục tiêu: giúp HS nêu được chế độ chăm sóc gà thịt thả vườn
- Nội dung: chế độ chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của gà thịt thả vườn.
- Sản phẩm học tập: chế độ chăm sóc gà thịt thả vườn
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV cho HS tổ chức làm việc nhóm đôi để thực hiện yêu cầu trong SHS: Hãy liệt kê các kĩ thuật chăm sóc vật nuôi non phù hợp để chăm sóc gà con. + GV dẫn dắt HS phân tích nội dung các công việc chăm sóc gà thịt thả vườn. +GV tổ chức, dẫn dắt HS tìm hiểu thêm thông tin nguyên tắc sưởi ấm gà con trong SHS: Nguyên tắc sưởi ấm gà con: Khi ngày tuổi của gà càng lớn, nhiệt độ sưởi ấm phải càng thấp và càng gần với nhiệt độ môi trường nuôi. Việc giảm dần nhiệt độ sưởi ấm giúp gà thích nghi dần và hoạt động tốt trong môi trường tự nhiên. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Giữ ấm cho cơ thể, tập cho vật nuôi non ăn sớm với thức ăn đủ chất dinh dưỡng, cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với ánh sáng và giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của gà đúng cách, đúng thời điểm kết hợp với chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. | * Chế độ chăm sóc - Chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của gà đúng cách, đúng thời điểm kết hợp với chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. + Giai đoạn gà con sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm trong vài tuần đầu sau khi gà nở và vào mùa đông, đồng thời phòng chuột, mèo và kích thích gà ăn được nhiều thức ăn . Khi gà nuôi được 1 tháng tuổi, hằng ngày thả gà ra vườn chăn thả vài giờ khi nắng ấm. + Giai đoạn gà tơ và gà thịt gà lớn dần, có thể tăng thêm thời gian thả ra vườn khi nắng ấm và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển. |
Hoạt động 7: Phòng và trị bệnh
- Mục tiêu: giúp HS trình bày được biện pháp phòng và trị bệnh cho gà thịt thả vườn.
- Nội dung: các công việc cần làm để phòng và trị bệnh cho gà thịt thả vườn
- Sản phẩm học tập: các công việc phòng và trị bệnh cho gà thịt thả vườn.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV cho HS xem hình ảnh về một số hoạt động phòng bệnh cho gà, tổ chức cho HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi trong SHS: + Ở môi trường hợp trong Hình 11.7, người chăn nuôi đã làm công việc gì để phòng và trị bệnh cho gà? + Giữa phòng và trị bệnh cho gà nuôi, theo em công tác nào quan trọng hơn? Vì sao? - GV dẫn dắt HS phân tích nội dung các công việc cần phải thực hiện để phòng và trị bệnh cho gà thịt thả vườn. - GV dẫn dắt, tổ chức để HS tìm hiểu thêm thông tin một số biểu hiện gà mắc bệnh: + Bệnh cầu trùng: gà xù lông, xệ cánh, bỏ ăn, đi phân nhớt màu nâu. + Nhiễm khuẩn E. coli: gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, xệ cánh, ngoẹo đầu, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy phân màu xanh trắng. + Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi gà): gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, sã cánh, đi lại chậm chạp, gầy còm, đi phân có bọt màu vàng. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. + Hình a. khử trùng chuồng trại chăn nuôi gà, Hình b: tiêm phòng thuốc trị bệnh cho gà. + Công tác phòng bệnh cho gà nuôi quan trọng hơn trị bệnh vì nếu phỏng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh; nếu bệnh quá nặng, vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Ngoài ra, khi vật nuôi bị bệnh, bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi khác, gây thiệt hại lớn hơn khi phòng bệnh cho vật nuôi đầy đủ - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện tiêm phòng bệnh cho gả. Bảo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi đàn gà có triệu chứng bệnh, bệnh dịch; cách li riêng gà bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin để tăng tim được để tăng sức đề kháng cho gà. Sau khi điều trị bệnh, cần dọn vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh. | d. Phòng và trị bệnh - Để phòng bệnh cho đàn gà cần phải thực hiện các công việc sau: + Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoảng mát, + Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo định kì để phòng bệnh, + Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp gà có được sức để kháng tốt nhất. - Khi đàn gà nuôi có triệu chứng bệnh, cần bảo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị cho đàn gà. Cách li riêng những giả bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin để tăng sức để kháng cho gà. - Sau khi điều trị bệnh cho gà, cần dọn vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh để chống tình trạng gà tái nhiễm bệnh. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn các kĩ thuật nuôi, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho gà thịt thả vườn
- Nội dung: Bài tập trong phần Luyện tập SGK
- Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK
- Tổ chức thực hiện
-----------------------Còn tiếp -------------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án kì 2 công nghệ 7 chân trời sáng tạo, Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo , Giáo án công nghệ 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo đầy đủGiáo án word đủ các môn
Soạn giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án điện tử đủ các môn
Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hóa học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tin học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo