Giáo án kì 2 Sinh học 11 kết nối tri thức
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Sinh học 11 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC
PHẦN 3. SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 4 Quang hợp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 5 Thực hành: Quang hợp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 6 Hô hấp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 7 Thực hành: Hô hấp ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 9 Hô hấp ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 10 Tuần hoàn ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 11 Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 12 Miễn dịch ở người và động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi
CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 15 Cảm ứng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 16 Thực hành: Cảm ứng ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 17 Cảm ứng ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 18 Tập tính ở động vật
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 19 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 20 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 21 Thực hành: Bấm ngọn, tỉa cành, xử lí kích thích tố và tính tuổi cây
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 22 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 23 Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật
CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 24 Khái quát về sinh sản ở sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 25 Sinh sản ở thực vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 26 Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 27 Sinh sản ở động vật
CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 29 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
=> Xem nhiều hơn: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Word bài: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 20. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Phân tích được ảnh hưởng của nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Trình bày được khái niệm, vai trò của mô phân sinh. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
- Nêu được khái niệm, vai trò, mối tương quan và ứng dụng của hormone; phân biệt được nhóm hormone kích thích sinh trưởng với ức chế sinh trưởng.
- Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài chi phối quá trình này.
- Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật để giải thích cơ sở của một số ứng dụng trong thực tiễn.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học: Phát triển kỹ năng tự tìm kiếm thông tin để hoàn thành các nhiệm vụ học tập từ việc đọc tài liệu, nghiên cứu hình ảnh, biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến các nội dung về sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
- Năng lực hợp tác: Thông qua quá trình làm việc nhóm, dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn phát sinh, kỹ năng xây dựng niềm tin… qua đó phát triển năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về sinh trưởng, phát triển ở thực vật để đưa ra các biện pháp, kĩ thuật nhằm điều tiết tốc độ của các quá trình sinh trưởng, phát triển nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đáp ứng mục đích của người sản xuất.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật; Trình bày được khái niệm, vai trò của mô phân sinh. Phân biệt được các loại mô phân sinh; Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật; Nêu được khái niệm, vai trò, mối tương quan và ứng dụng của hormone; Phân biệt được nhóm hormone kích thích sinh trưởng với ức chế sinh trưởng; Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân tích được ảnh hưởng của nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật; phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật để giải thích cơ sở của một số ứng dụng trong thực tiễn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hứng thú và mong muốn tìm hiểu các kiến thức khoa học và thực tế liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân và các nhiệm vụ được phân công khi hoạt động nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh, video về các giai đoạn phát triển của thực vật và các quy trình, kỹ thuật ứng dụng trong điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật.
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Nếu ngắt ngọn của một số loại cây rau như mùng tơi, rau đay… cây có còn sinh trưởng được nữa không? Tại sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
- Cây sẽ phát triển chồi nách cho lá hoặc hoa nhiều hơn.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy ngọn có đặc điểm gì liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật; Phân tích được ảnh hưởng của nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Nội dung:
- Mục I.1: HS hoạt động độc lập, nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131.
- Mục I.2: HS hoạt động nhóm đôi, nghiên cứu nội dung SGK, quan sát và phân tích hình 20.1 – 20.4 rồi hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131.
- Sản phẩm: Đặc điểm và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
Yếu tố ngoại cảnh | Các tác động đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật |
Nước | |
Ánh sáng | |
Nhiệt độ | |
Chất khoáng |
- Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK trả lời các câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I.2, quan sát và phân tích hình 20.1 – 20.4, thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát và phân tích, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Đặc điểm và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật - Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hai đặc điểm chính gồm: + Chỉ diễn ra ở các vị trí, nơi có sự xuất hiện của mô phân sinh như đỉnh thân, đỉnh cành, đỉnh rễ… + Diễn ra trong suốt đời sống của cây do hoạt động thường xuyên của các mô phân sinh. - Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131 (bên dưới). · Kết luận: - Sinh trưởng và phát triển chỉ diễn ra ở các vị trí có mô phân sinh và trong suốt đời sống của cây. - Sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng. |
Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 131
Yếu tố ngoại cảnh | Các tác động đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật |
Nước | Sinh trưởng của tế bào, cơ quan; nảy mầm của hạt… |
Ánh sáng | Nảy mầm của hạt, ra hoa, phát sinh hình thái… |
Nhiệt độ | Nảy mầm của hạt, hình thái của hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh… |
Chất khoáng | Tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh trưởng và hoàn thành chu kỳ sống… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, vai trò của mô phân sinh. Phân biệt được các loại mô phân sinh; Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm (4 – 5 HS), nghiên cứu mục II trong SGK, quan sát, phân tích hình 20.5 – 20.7 và trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 133.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS) tìm hiểu thông tin mục II, quan sát, phân tích hình 20.5 – 20.7 trả lời câu 1 và 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133 bằng bảng nhóm. - Đồng thời, GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133. - Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS rút ra các khái niệm về mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát và phân tích, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp - Đáp án câu 1 và 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133 (bên dưới). - Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133: + Thân và rễ có mô phân sinh đỉnh, do vậy đây là hai cơ quan sinh trưởng không giới hạn. Việc này giúp rễ thích nghi với việc tìm kiếm nước và chất dinh dưỡng trong suốt đời sống của cây trồng, thân vươn cáo đón ánh sáng để quang hợp. + Lá sinh trưởng giới hạn vì lá thực hiện chức năng quang hợp, việc thay mới lá là cần thiết giúp làm mới bộ máy quang hợp từ đó duy trì và tăng khả năng tổng hợp chất hữu cơ. · Kết luận: - Mô phân sinh là những tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia. Gồm ba loại: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng, mô phân sinh bên. - Sinh trưởng sơ cấp là kết quả của sự phân chia tế bào của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. - Sinh trưởng thứ cấp là kết quả của sự phân chia tế bào ở mô phân sinh bên. |
Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133:
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh ngọn cây, đỉnh cảnh, đỉnh rễ ở cây một lá mầm và hai lá mầm. | Tăng chiều cao của cây và chiều dài của rễ. |
Mô phân sinh bên | Thân, rễ cây hai lá mầm. | Tăng đường kính của thân, rễ |
Mô phân sinh lóng | Mắt của vỏ thân cây một lá mầm | Tăng chiều dài của lóng. |
Đáp án câu 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 133:
Đặc điểm | Sinh trưởng của cây một lá mầm | Sinh trưởng của cây hai lá mầm |
Kiểu sinh trưởng | Sinh trưởng sơ cấp. | Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. |
Hoạt động của mô phân sinh | Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. | Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên. |
Kết quả sinh trưởng | Tăng chiều dài của thân và rễ | Tăng chiều dài và đường kính của thân và rễ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hormone thực vật
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm, vai trò, mối tương quan và ứng dụng của hormone; phân biệt được nhóm hormone kích thích sinh trưởng với ức chế sinh trưởng.
- Nội dung:
- Mục III.1, HS hoạt động độc lập, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137.
- Mục III.2 HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, nghiên cứu thông tin SGK, quan sát, phân tích hình 20.8 – 20.11 trả lời câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137 bằng bảng.
- Mục III. 3, 4 HS hoạt động độc lập nghiên cứu thông tin SGK, đọc bảng 20.1 và 20.2 và trả lời các câu hỏi.
- Sản phẩm: Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV liên kết với kiến thức mục I và II, đặt vấn đề: Ngoài các yếu tố ngoại cảnh, yếu tố nào trong cơ thể thực vật sẽ điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật vật? - Trên cơ sở đó GV yêu cầu HS trả lời câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137. - Mục III.2, GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép tìm hiểu thông tin về vị trí tổng hợp, hướng vận chuyển và tác dụng sinh lí: * GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm 1 & 3 tìm hiểu thông tin mục III.2a. Nhóm hormone kích thích sinh trưởng. + Nhóm 2 & 4 tìm hiểu thông tin mục III.2b. Nhóm hormone ức chế sinh trưởng. * GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép + GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 2 và nhóm 3 với nhóm 4 để chia sẻ thông tin cho nhau và cùng thảo luận trả lời câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137. - Mục III.3 và III.4, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, kết hợp với thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là tương quan chung, tương quan riêng giữa các hormone? Lấy ví dụ minh họa. + Nêu 2 – 3 ví dụ về ứng dụng của hormone trong thực tiễn. + Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ những nguyên tắc gì? - GV mở rộng kiến thức thông qua mục Khoa học và đời sống trang 140. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát và phân tích, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | III. Hormone thực vật - Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137: + Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp với lượng nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định trong cây, tham gia điều tiết các hoạt động sống của thực vật. + Vai trò: - Ở cấp độ tế bào: hormone điều tiết sự phân chia, dãn dài, trương nước… của tế bào. - Ở cấp độ cơ thể: hormone kích thích hoặc ức chế các quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc điều khiển các đáp ứng của thực vật với môi trường. - Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137 (bên dưới). - Đáp án mục III.3 và III.4: + Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng. Ví dụ: Cây lúa được 3 tháng hormone kích thích sinh trưởng giảm dần, hormone ức chế tăng dần để cây lúa làm đòng, trổ bông. + Tương quan riêng là tương quan giữa hai hay nhiều loại hormone khác nhau cùng một nhóm hay khác nhóm. Ví du: khi mùa đông lạnh giá, hormone auxin, ethylene và abscisic acid cùng tác động làm rụng lá để ngăn sự thoát hơi nước diễn ra ở lá… + Ví dụ về ứng dụng của hormone trong thực tiễn: - Ethylene: kích thích ra hoa trái vụ ở xoài, dứa… - Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết… trong nhân giống vô tính. - Gibberellin: tăng kích thước quả và tạo quả không hạt. - Đáp án câu 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137: + Để nâng cao hiệu quả tác động khi sử dụng hormone ngoại sinh, cần tuân thủ các nguyên tắc: đúng liều lượng, đúng nồng độ, đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone. · Kết luận: - Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng điều tiết các quá trình sống trong cơ thể thực vật. - Có 2 nhóm hormone: + Nhóm hormone kích thích sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokinin. + Nhóm hormone ức chế sinh trưởng: abscisic acid, ethylene. - Quá trình sinh trưởng, phát triển được điều tiết bởi sự tác động phối hợp giữa các hormone. |
Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 137
Hormone | Vị trí tổng hợp | Hướng vận chuyển | Tác dụng sinh lí |
Auxin | Chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt… | Vận chuyển một chiều, hướng gốc theo hệ mạch rây. | - Hoạt hóa sự phân bào và kích thích sự dãn dài của tế bào. - Tăng cường ưu thế ngọn, thúc đẩy sự hình thành rễ bên, điều chỉnh tính hướng, hạn chế sự rụng của lá, hoa… |
Gibberellin | Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, đỉnh chồi, đỉnh rễ… và tại bào quan lục lạp. | Theo cả hai hệ thống: mạch gỗ và mạch rây. | Thúc đẩy sự kéo dài của thân và lóng; kích thích sự nảy mầm của củ và hạt; cảm ứng hình thành và phân hóa giới tính của hoa…. |
Cytokinin | Mô phân sinh đỉnh rễ (chủ yếu); lá non, quả non, (lượng nhỏ). | Vận chuyển theo hệ thống mạch gỗ từ rễ đi lên | Kích thích sự phân chia tế bào; thúc đẩy sự phân hóa và sinh trưởng của chồi; làm chậm sự già hóa, giảm ưu thế ngọn và kích thích sự nảy mầm của hạt. |
Abscisic acid | Hầu hết các cơ quan, bộ phận của thực vật. | Vận chuyển không phân cực theo cả hệ thống mạch gỗ và mạch rây. | Thúc đẩy sự đóng khí khổng trong điều kiện hạn; ức chế sự nảy mầm của hạt, củ; thúc đẩy sự già hóa của thân, lá; tăng khả năng chống chịu cho cây... |
Ethylene | Tổng hợp ở tất cả các cơ quan, bộ phận với nồng độ cao trong quá trình chín của quả, khi cây ở giai đoạn già hóa. | Là hormone thể khí và vận chuyển theo cơ chế khuếch tán. | Thúc đẩy sự chín của quả, ra hoa trái vụ ở cây họ Dứa, kích thích sự rụng lá, quả, sự hình thành lông hút và rễ phụ. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phát triển ở thực vật có hoa
- Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài chi phối quá trình này.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu nội dung mục IV, quan sát video, phân tích hình 20.12 và hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Phiếu học tập về phát triển ở thực vật có hoa.
PHIẾU HỌC TẬP Phát triển ở thực vật có hoa Câu 1: Cho biết quá trình phát triển của thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào và dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn đó bằng cách hoàn thành bảng.
Câu 2: Kể tên các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa. Những nhân tố đó tác động như thế nào đến phát triển của thực vật? (lập bảng trả lời câu hỏi).
|
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học tương tự như hoạt động 3: + Các nhóm chuyên gia quan sát video dưới đây, phân tích hình 20.12 và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong phiếu học tập (câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 138). https://www.youtube.com/watch?v=0M_p10wZtO8&t=9s + Các nhóm mảnh ghép chia sẻ thông tin cùng hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát và phân tích, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | IV. Phát triển ở thực vật có hoa - Đáp án phiếu học tập về phát triển ở thực vật có hoa (bên dưới). · Kết luận: - Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. - Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng). |
Đáp án phiếu học tập về phát triển ở thực vật có hoa
PHIẾU HỌC TẬP Phát triển ở thực vật có hoa Câu 1: Cho biết quá trình phát triển của thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào và dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn đó bằng cách hoàn thành bảng.
Câu 2: Kể tên các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa. Những nhân tố đó tác động như thế nào đến phát triển của thực vật? (lập bảng trả lời câu hỏi).
|
Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển
- Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật để giải thích cơ sở của một số ứng dụng trong thực tiễn.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm (3 – 4 HS) nghiên cứu nội dung mục V trong SGK trang 139 kết hợp với kiến thức thực tiễn, tìm hiểu một số ví dụ về các biện pháp kĩ thuật được sử dụng nhằm điều chỉnh tốc độ sinh trưởng, thời gian ra hoa của cây trồng được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Sản phẩm: Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS) nghiên cứu nội dung mục V trong SGK trang 139 kết hợp với kiến thức thực tiễn, tìm hiểu một số ví dụ về các biện pháp kĩ thuật được sử dụng nhằm điều chỉnh tốc độ sinh trưởng, thời gian ra hoa của cây trồng được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Đồng thời các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Để hoa mai nở đúng dịp Tết thì giai đoạn cuối thu người ta sẽ đem cây vào nhà giữ ấm ở nhiệt độ 18 – 24oC. Sau 10 – 15, cây sẽ ra nụ hoa, sau đó lại chuyển vào điều kiện nhiệt độ 8 – 15 oC là cây có thể nở hoa vào đúng dịp Tết. Cho biết đây là ứng dụng của hiện tượng gì? + Giải thích hiện tượng bắn pháo sáng cây mía ở Cuba. + GV nhấn mạnh có thể ứng dụng hiểu việc ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng trong việc xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ bằng cách đếm số vòng trên thớt gỗ, từ đó xác định đặc điểm khí hậu trong thời kỳ sinh trưởng của cây. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát và phân tích, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | V. Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển HS dựa vào hiểu biết của mình tìm các ví dụ trong thực tiễn: Điều chỉnh sinh trưởng của cây gỗ: thúc đẩy tăng chiều cao cây trước khi tăng đường kính thân thông qua điều tiết chế độ chiếu sáng hoặc mật độ cây trồng nhằm tăng sản lượng gỗ; tỉa lá ở cây đào, đảo gốc ở cây quất để điều tiết thời gian ra hoa và quả; bấm ngọn, tạo tán cây cảnh… - Đáp án câu hỏi thảo luận: + Hiện tượng xuân hóa. + Cây mía thuộc cây ngày ngắn, ra hoa vào tháng 11, khi ra hoa hàm lượng đường trong mía giảm rất nhanh, do đó ở cuba người ta bắn pháo hoa để tạo ra ngày dài, không cho mía trổ hoa. Ngoài bắn pháo hoa tốn kém, người ta có thể đốt đèn điện vào ban đêm khoảng 2 tuần cũng ngăn được mía trổ hoa. · Kết luận: - Vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của thực vật trong thực tiễn giúp nâng cao năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. |
=> Xem nhiều hơn:
- Soạn giáo án Sinh học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
- Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
- Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint bài: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MÔN HÓA HỌC 11
KHỞI ĐỘNG
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể?
BÀI 13: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm và vai trò của nội tiết
Thận và chức năng tạo nước tiểu
Cân bằng nội môi
Vận dụng
- KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NỘI TIẾT
Câu 1 (SGK – tr82) Kể tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết?
Trả lời:
Chất bài tiết | Cơ quan bài tiết |
Mồ hôi (gồm nước, một ít chất vô cơ và urea) | Da |
Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin | Gan |
Khí CO2, hơi nước | Phổi |
Nước tiểu (gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như | Thận |
Sử dụng từ “bài tiết” trong trường hợp nào dưới đây là không đúng? Giải thích.
- Bài tiết phân.
- Bài tiết sữa.
- Bài tiết nước bọt.
- Bài tiết nước tiểu.
Trả lời
A – Gọi là thải phân vì phân không phải là sản phẩm của quá trình chuyển hóa.
B, C – Gọi là tiết sữa, tiết nước bọt vì sữa và nước bọt được tạo ra từ quá trình chuyển hóa nhưng không phải là chất độc hại, chất dư thừa mà cơ thể cần loại bỏ.
D – Gọi là bài tiết nước tiểu vì nước tiểu được tạo ra từ quá trình chuyển hóa, bao gồm các chất độc hại, dư thừa mà cơ thể cần thải ra ngoài.
KẾT LUẬN
Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.
- THẬN VÀ CHỨC NĂNG TẠO NƯỚC TIỂU
Cho biết hệ tiết niệu được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng tương ứng của mỗi bộ phận bằng cách hoàn thành bảng sau:
Bộ phận | Vai trò |
Bộ phận | Vai trò |
Thận | Nơi tạo thành nước tiểu |
Niệu quản | Dẫn nước tiểu xuống bàng quang |
Bàng quang | Nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài |
Niệu đạo | Đưa nước tiểu ra ngoài |
Chú thích hình dưới đây về cấu tạo của thận bổ dọc
Phần tủy
Bể thận
Niệu quản
Phần vỏ
?1. Cho biết phần vỏ và tủy thận được cấu tạo từ đơn vị nào?
?2. Đơn vị đó có cấu tạo như thế nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
- Phần vỏ và tủy thận được tạo nên bởi hàng triệu các nephron.
- Mỗi nephron được cấu tạo:
- Cầu thận (quản cầu và nang Bowman): lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc)
- Ống thận (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp): tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất dư thừa và chuyển nước tiểu chính thức vào bàng quang.
Câu 2 (SGK – tr82). Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn?
KẾT LUẬN
Quá trình tạo nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết chất ở ống thận.
III. CÂN BẰNG NỘI MÔI
Tìm hiểu thông tin mục III trả lời câu hỏi sau:
- Nội môi là gì?
- Cân bằng nội môi là gì? Cho ví dụ.
Khái niệm
- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
- Cân bằng nội môi là trạng thái trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể duy trì ổn định.
- Ví dụ: pH máu động mạch 7,35…
Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động?
Cân bằng nội môi là cân bằng động vì các chỉ số của môi trường trong có xu hướng thay đổi và thay đổi xung quanh một khoảng xác định.
PHIẾU HỌC TẬP
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k/năm
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án sinh học 11 kết nối tri thức, tải giáo án sinh học 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 sinh học 11 kết nối, tải giáo án word và điện tử sinh học 11 kì 2 KNTT
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây