Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Sinh học 11 KNTT.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 4 Quang hợp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 5 Thực hành: Quang hợp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 6 Hô hấp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 7 Thực hành: Hô hấp ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 8 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 9 Hô hấp ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 10 Tuần hoàn ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 11 Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 12 Miễn dịch ở người và động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi

CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 14 Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 15 Cảm ứng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 16 Thực hành: Cảm ứng ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 17 Cảm ứng ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 18 Tập tính ở động vật

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 19 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 20 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 21 Thực hành: Bấm ngọn, tỉa cành, xử lí kích thích tố và tính tuổi cây
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 22 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 23 Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật

CHƯƠNG 4. SINH SẢN Ở SINH VẬT

  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 24 Khái quát về sinh sản ở sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 25 Sinh sản ở thực vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 26 Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 27 Sinh sản ở động vật

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 28 Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
  • Giáo án Sinh học 11 Kết nối bài 29 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

=> Xem nhiều hơn: Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Tuần hoàn ở động vật

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật và nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch và quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.
  • Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
  • Mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch, trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
  • Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
  • Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.
  • Kể được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn và một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.
  • Phân tích được tác hại của việc làm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch và đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về trao đổi khí ở động vật; chủ động thu thập thông tin về tuần hoàn, tìm ra mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của tim và của mạch máu, chủ động thu thập thông tin bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn qua tài liệu, internet, hỏi cán bộ y tế.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung tuần hoàn, gặp cán bộ y tế để tìm hiểu các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung tuần hoàn.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về tuần hoàn để đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh tuần hoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật và nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau; Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim, giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim; Mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch, trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch và quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch; Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn; Kể tên được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn và một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch; Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch và đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến hệ tuần hoàn.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, tìm hiểu bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống lạm dụng rượu, bia.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về các cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn của các nhóm động vật khác nhau.
  • Mẫu vật thật hoặc mô hình về hệ tuần hoàn, tim, mạch máu của động vật… (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

https://www.youtube.com/watch?v=cFw2BReTe7I

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Xơ vữa động mạch vành (đến tim): Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, dẫn tới suy tim nếu không được điều trị.
  • Xơ vữa động mạch cảnh (đến não): thiếu máu, đột quỵ hoặc tê tay, tê chân; nói lắp hoặc nói khó; mất thị lực tạm thời ở mắt hoặc mụp mí.
  • Động mạch ngoại vi (đến cánh tay và chân): giảm huyết áp; tê, đau ở các chi; đột quỵ hoặc đau tim; trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra hoại tử, phải cắt cụt chi.
  • Động mạch thận (đến thận): tăng huyết áp, chán ăn, phù tay chân, tiểu ít…
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vì sao bệnh xảy ra ở hệ tuần hoàn lại gây ảnh hưởng đến các cơ quan, hệ cơ quan khác (ví dụ như não, tay chân…)? Phải làm gì để tim, mạch khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 10. Tuần hoàn ở động vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái quát hệ tuần hoàn

  1. Mục tiêu: Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật.
  2. Nội dung: HS làm việc độc lập, đọc mục I SGK trang 61, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về hệ tuần hoàn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 61, quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:

+ Quan sát hình dưới đây và cho biết hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào? Chức năng tương ứng của các bộ phận đó là gì?

+ Trên cơ sở đó, hãy khái quát chức năng của hệ tuần hoàn.

+ GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức từ những bài học trước, trả lời câu hỏi: Các chất hệ tuần hoàn vận chuyển là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu ghi chép vào vở.

I. Khái quát hệ tuần hoàn

- Đáp án câu hỏi mục I:

+ Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận sau:

   - Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

   - Tim: bơm hút và đẩy máu trong hệ thống mạch máu.

    - Hệ thống mạch máu:

⮚    Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan.

⮚    Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan về tim

⮚    Mao mạch: nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể.

+ Chức năng chính: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

+ Các chất hệ tuần hoàn vận chuyển: O2, CO2, chất dinh dưỡng và chất thải…

⇨     Kết luận:

- Hệ tuần hoàn gồm: tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).

- Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint bài: Bài tiết và cân bằng nội môi

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể?

BÀI 13: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm và vai trò của nội tiết

Thận và chức năng tạo nước tiểu

Cân bằng nội môi

Vận dụng

  1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NỘI TIẾT

Câu 1 (SGK – tr82) Kể tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết?

Trả lời:

Chất bài tiết

Cơ quan bài tiết

Mồ hôi (gồm nước, một ít chất vô cơ và urea)

Da

Sản phẩm khử các chất độc và bilirubin

Gan

Khí CO2, hơi nước

Phổi

Nước tiểu (gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như

Thận

Sử dụng từ “bài tiết” trong trường hợp nào dưới đây là không đúng? Giải thích.

  1. Bài tiết phân.
  2. Bài tiết sữa.
  3. Bài tiết nước bọt.
  4. Bài tiết nước tiểu.

Trả lời

A – Gọi là thải phân vì phân không phải là sản phẩm của quá trình chuyển hóa.

B, C – Gọi là tiết sữa, tiết nước bọt vì sữa và nước bọt được tạo ra từ quá trình chuyển hóa nhưng không phải là chất độc hại, chất dư thừa mà cơ thể cần loại bỏ.

D – Gọi là bài tiết nước tiểu vì nước tiểu được tạo ra từ quá trình chuyển hóa, bao gồm các chất độc hại, dư thừa mà cơ thể cần thải ra ngoài.

KẾT LUẬN

Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.

  1. THẬN VÀ CHỨC NĂNG TẠO NƯỚC TIỂU

Cho biết hệ tiết niệu được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng tương ứng của mỗi bộ phận bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bộ phận

Vai trò

   
   

 

Bộ phận

Vai trò

Thận

Nơi tạo thành nước tiểu

Niệu quản

Dẫn nước tiểu xuống bàng quang

Bàng quang

Nơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài

Niệu đạo

Đưa nước tiểu ra ngoài

Chú thích hình dưới đây về cấu tạo của thận bổ dọc

Phần tủy

Bể thận

Niệu quản

Phần vỏ

?1. Cho biết phần vỏ và tủy thận được cấu tạo từ đơn vị nào?

?2. Đơn vị đó có cấu tạo như thế nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

  • Phần vỏ và tủy thận được tạo nên bởi hàng triệu các nephron.
  • Mỗi nephron được cấu tạo:
    • Cầu thận (quản cầu và nang Bowman): lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc)
    • Ống thận (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp): tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất dư thừa và chuyển nước tiểu chính thức vào bàng quang.

Câu 2 (SGK – tr82). Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn?

KẾT LUẬN

Quá trình tạo nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết chất ở ống thận.

III. CÂN BẰNG NỘI MÔI

Tìm hiểu thông tin mục III trả lời câu hỏi sau:

  • Nội môi là gì?
  • Cân bằng nội môi là gì? Cho ví dụ.

Khái niệm

  • Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
  • Cân bằng nội môi là trạng thái trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể duy trì ổn định.
  • Ví dụ: pH máu động mạch 7,35…

Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động?

Cân bằng nội môi là cân bằng động vì các chỉ số của môi trường trong có xu hướng thay đổi và thay đổi xung quanh một khoảng xác định.

PHIẾU HỌC TẬP

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án sinh học 11 kết nối tri thức, tải giáo án sinh học 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 sinh học 11 kết nối tri thức, tải giáo án word và điện tử sinh học 11 kì 1 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay