Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập sinh học 11 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. DỰ ÁN: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TẠI ĐỊA PHƯƠNG HOẶC THỰC HÀNH TRỒNG CÂY VỚI CÁC

KĨ THUẬT BÓN PHÂN PHÙ HỢP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được kế hoạch thực hiện việc điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương hoặc kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của các kĩ thuật bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
  • Thu thập, xử lí được thông tin liên quan đến tình hình sử dụng phân bón tại địa phương. Đồng thời, tổng hợp và trình bày được các kết quả điều tra dưới dạng biểu đồ, đồ thị, poster,…
  • Đề xuất được giải pháp về việc sự dụng phân bón theo hướng nông nghiệp sạch phù hợp với điều kiện địa phương.
  • Chủ động lắng nghe, thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ để phỏng vấn, thu thập thông tin và chia sẻ, thảo luận kết quả nghiên cứu.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hơp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng được các kiến thức trong hoạt động dự án điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương để đưa ra các giải pháp bón phân an toàn, hiệu quả.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Lập được kế hoạch thực hiện việc điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương; Thu thập, xử lí được thông tin liên quan đến tình hình sử dụng phân bón tại địa phương.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Lập được kế hoạch dự án và thực hiện dự án với các năng lực, kí thuật phỏng vấn tình hình sử dụng phân bón tại địa phương.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Đề xuất được giải pháp về việc sự dụng phân bón theo hướng nông nghiệp sạch phù hợp với điều kiện địa phương
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: kiên trì, không ngại khó trong quá trình thực hiện dự án hay chăm sóc và theo dõi thí nghiệm.
  • Trách nhiệm: có ý thức hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được GV, nhóm phân công.
  • Trung thực: ghi chép, số đếm, thống kê số liệu chính xác; trung thực trong việc báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nôi tri thức.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: Đưa ra vấn đề tình trạng sử dụng phân bón ở nhiều địa phương chưa hiệu quả, HS từ đó hình thành ý thức, nhiệm vụ cần điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương mình.
  4. Sản phẩm: Các loại cây thường được trồng ở địa phương em.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hiện tay trên nhiều địa phương, tình trạng sử dụng phân bón còn chưa thực sự hiệu quả. Nhiều người nông dân chưa tiếp cận được quy trình sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả nên dẫn đến các tình trạng như:

Bón phân hóa học trực tiếp bằng tay

 

Bón phân vào trời mưa

 

 

Bón phân chưa đủ thời gian quy định đã đem tiêu thụ

 

Bón thừa phân, không đúng mùa vụ gây giảm năng suất

Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng sử dụng phân bón hiện nay, các em cần thành lập tổ điều tra để khảo sát tình hình sử dụng phân bón tại địa phương mình. Từ đó có thể đưa ra các kiến nghị, giải pháp để việc sử dụng phân bón hướng đến tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

Chúng ta nên khả sát trên những loại cây phổ biến tại địa phương. Vậy địa phương em chủ yếu trồng loại cây nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Tùy vào từng địa phương, tuy nhiên đa số các nơi sẽ trồng nhiều các loại cây lương thực như lúa, ngô,… và các loại cây ăn quả.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Ở địa phương các em trồng rất đa dạng các loại cây, cho nên lớp sẽ được chia thành các nhóm lựa chọn các đối tượng khảo sát khác nhau. Tiến trình khảo sát như thế nào, cách thu thập thông tin ra sao, chúng ta cùng vào bài 3: Dự án: Điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương hoặc thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hoạt động lập kế hoạch

  1. Mục tiêu: Lập được kế hoạch thức hiện việc điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương.
  2. Nội dung: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, các nhóm thảo luận xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chủ đề và sản phẩm cần đạt được của dự án.
  3. Sản phẩm: Mục tiêu, nhiệm vụ, chủ đề và sản phẩm cần đạt được, nội dung đầy đủ bảng 3.1 sgk chuyên đề trang 17.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm phân công nhóm trưởng và thư kí phụ trách ghi chép.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sgk, xác định rõ:

+ Mục tiêu.

+ Nhiệm vụ.

+ Chủ đề và sản phẩm dự kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ chi tiết cho các thành viên trong nhóm theo gợi ý bảng 3.1:

- GV kiểm tra, góp ý để bản kế hoạch khả thi và phù hợp với năng lực từng HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thành lập nhóm/ đội điều tra, hoàn thành bảng 3.1 gợi ý.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm

I. Điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương

1. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm dự kiến.

a) Mục tiêu

- Điều tra được hiện trạng sử dụng phân bón tại địa phương so với tiêu chuẩn của nông nghiệm sạch.

- Đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

b) Nhiệm vụ

- Tìm hiểu tình hình sử dụng phân bón tại địa phương, đối sánh với tiêu chuẩn cho phép của nông nghiệp sạch.

- Phân tích được hiện trạng và đề xuất giải pháp sự dụng phân bón theo định hướng nông nghiệp sạch.

c) Sản phẩm dự kiến

- Bảng mô tả chi tiết thực trạng sử dụng phân bón tại địa phương trên một số đối tượng cây trồng

- Các giải pháp sử dụng phân bón theo hướng nông nghiệp sạch.

2. Lựa chọn chủ đề

Chủ đề thực hiện dự án là điều tra tình hình sử dụng phân bón trên cây lúa bào gồm: Loại phân bón, lượng phân bón sử dụng, phương pháp bón, … Qua đó, đối sánh với tiêu chuẩn cho phép về phân bón của nông nghiệp sạch để đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp.

3. Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ

Bảng kế hoạch phân công nhiệm vụ

*Bản đính kèm phía dưới

 

BẢNG KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TT

ND công việc

Người thực hiện

Địa điểm thực hiện

Thời gian thực hiện

Sản phẩm dự kiến

1

Tìm hiểu quy định về việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp sạch

Nguyễn Văn A

nhà

10/09/2023

Quy định cụ thể về việc sử dụng phân bón theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch

2

Thiết kế phiếu điều tra

Nguyễn Văn B

nhà

10/09/2023

Bảng điều tra thể hiện tình hình sử dụng phân bón tại địa phương.

3

Phỏng vấn, thu thập thông tin để hoàn thành phiếu điều tra

Nguyễn Văn C

Nguyễn Văn D

Đồng lúa tại địa phương

11/09/2023

Số liệu của các thông tin trong phiếu điều tra.

4

Phân tích, xử lí thông tin thu thập được

Nguyễn Văn E

nhà

Tối 11/09/2023

Thông tin đối sánh giữa thực trạng sử dụng phân bón tại địa phương và quy định trong nông nghiệp sạch.

5

Đánh giá, thảo luận kết quả điều tra, đưa ra kiến nghị hay đề xuất giải pháp.

Nguyễn Văn H

nhà hoặc lớp học

Sáng 11/09/2023

Đề xuất giải pháp.

 

Hoạt động 2: Hoạt động thực hiện dự án.

  1. Mục tiêu: Thực hiện dự án một cách nghiêm túc, trung thực, đạt hiệu quả cao.
  2. Nội dung: HS thảo luận chọn đối tượng cây trồng, GV đưa ra một số phương pháp kĩ thuật phỏng vấn và một số cách xử lý tình huống khi đi phỏng vấn thực tế, HS thực hiện dự án.
  3. Sản phẩm: Đối tượng cây trồng điều tra của mỗi nhóm, sản phầm nội dung công việc của từng thành viên trong nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sgk, thông tin trong bảng 3.2 sgk và căn cứ vào địa điểm sinh sống của thành viên trong nhóm để lựa chọn đối tượng cây trồng sẽ điều tra.

- GV đưa ra các phương pháp, kĩ thuật phỏng vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện dự án tại địa điểm đã ghi trên phiếu trong thời gian quy định.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung đã được giao và trình bày vào bảng nhóm.

- HS thực hiện dự án phỏng vấn trong thời gian quy định

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS báo cáo chủ đề lựa chọn và có thể điều chỉnh hạn chế việc trùng lặp chủ đề, địa điểm điều tra giữa các nhóm trong lớp.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

4. Thực hiện dự án

Đối tượng cây trồng điều tra của các nhóm:

+ Nhóm 1: Cây lúa.

+ Nhóm 2: Cây ngô.

+ Nhóm 3: Cây bưởi.

+ Nhóm 4: Cây rau cải.

 

 

 

 

- Các phương pháp, kĩ thuật phỏng vấn thu thập dữ liệu:

+ Ngữ cảnh, phong thái phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa: trung thực, nghiêm túc,..

+ Nghiên cứu kĩ các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử khi gặp tình huống: Đối tượng là các bác nông dân (cán bộ nông nghiêp) nhiều tuổi, nên chọn cách xong hô phù hợp, lịch sự,…

+ Chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn….

 

 

* Một số tình huống có thể xảy ra:

- Các bác nông dân, cán bộ nông nghiệp không muốn nhận phỏng vấn

ð Không nên ép họ trả lời, nhanh chóng tìm đối tượng phỏng vấn khác.

- Trong quá trình phỏng vấn, người nông dân, cán bộ nông nghiệp nói nhiều, nói lan man, nói sai sự thật.

ð Tiếp nhận thông tin có chọn lọc, biết đánh giá nhận xét khách quan về thực tế.

-         …vv

 

Sản phầm nội dung công việc của từng thành viên trong nhóm:

- Thu thập thông tin:

+ Tiêu chuẩn về phân bón trong nông nghiệp sạch:

Bón lót: thường là những phân chậm tan như phân bón hữu cơ ủ hoai mục, phân lân.

Bón thúc: phân bón dễ tan, chứa các dưỡng chất dễ tiêu như phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân đạm, phân kali.

Nguyên tắc bảo quản phân bón: Chống lẫn lộn, chống ẩm, chống acid, chống nóng.

+ Thông tin về việc sử dụng phân bón tại địa phương

 

Bảng đính kèm phía dưới

 

- Xử lý thông tin: Tổng hợp và phân tích các thông tin từ phiếu điều tra.

Từ dữ liệu đã thu thập được và thể hiện ở phiếu điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương, ta thấy được các loại phân bón trên đều có thể sử dụng cho cây lúa theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Tại địa phương, bón lót thường sử dụng phân hữu cơ, phân phân đạm, phân vi sinh; bón thúc thưởng sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh; phân hữu cơ thường là phân chuồng chưa có nguồn gốc rõ ràng và chưa đảm bảo được điều kiện bảo quản.

- Thảo luận:

+ Đưa ra các phân tích, đối sánh với các tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

Qua đối sánh với các tiêu chuẩn nông nghiệp sạch: Các mục sử dụng phân đạm cho bón lót, sử dụng phân hữu cơ cho bón thúc, phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng chưa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chưa đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

+ Đề xuất các giải pháp kiến nghị.

- Thiết kế tờ rơi hướng dẫn nông dân cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.

 

*Bản đính kèm

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Cây trồng

Tiêu chí điều tra

Loại phân bón

Phân hữu cơ

Phân vô cơ

Phân vi sinh

Đạm

Lân

Kali

Cây lúa

Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của cơ quan chức năng

x

x

x

x

x

Sử dụng để bón lót

x

x

 

 

x

Sử dụng để bón thúc

x

x

x

x

x

Có nguồn gốc rõ ràng

 

x

x

x

x

Đảm bảo điều kiện bảo quản

 

x

x

x

x

 

Hoạt động 3: Hoạt động báo cáo kết quả dự án

  1. Mục tiêu: Tình bày các kết quả của dự án điều tra về tình hình sử dụng phân bón tại địa phương.
  2. Nội dung: Tổ chức hoạt động báo cáo dưới dạng một buổi triển lãm (ảnh, poster, báo cáo khoa học, áp phích
  3. Sản phẩm: Tranh, ảnh, poster, báo cáo khoa học, áp phích, bài thuyết trình, bài báo cáo, vv…
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu nhóm trưởng của các nhóm thành lập ban giám khảo bao gồm: GV, nhóm trưởng nhóm 1, nhóm trưởng nhóm 2, nhóm trưởng nhóm 3, nhóm trưởng nhóm 4.

- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc các vị trí xung quanh phòng học giống một buổi triển lãm.

Hình minh họa

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

5. Báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm:

+ Thời gian hoàn thành.

+ Tính khả thi của các giải pháp.

+ Tính thẩm mỹ và chính xác của sản phẩm.

* Một số sản phẩm:

5 đúng trong cách bón phân bón an toàn hiệu quả:

* Bón đúng chủng loại phân

- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.

* Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây

- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.

* Bón đúng nhu cầu sinh thái

- Một số các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất.. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.

* Bón đúng vụ và thời tiết

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.

* Bón đúng phương pháp

- Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.

Hiện nay, nông nghiệp truyền thống đang dần được thay thế bằng nông nghiệp xanh khi mà con người hướng đến một chiến lược canh tác bền vững, an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Một nhà làm nông có tầm nhìn sẽ đảm bảo một ngành nông nghiệp đầu tư giá rẻ, mang lại năng suất cao đi kèm với bảo vệ hệ sinh thái, ổn định và lâu dài.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về thông tin của những người dân mà các đại lý phân bón kém chất lượng đã nhập những lô phân bón giả mạo hoặc tư vấn sai cho nông dân gây ra ảnh hưởng cả vụ mùa. Hiện nay công nghệ phát triển, chúng ta có thể quét mã Qr trên bao bì phân bón để nhận biết hàng thật, giả và đọc được cách bón các loại phân bón an toàn hiệu quả.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về dự án điều tra về tình hình sử dụng phân bón ở địa phương qua các câu hỏi trong phiếu bài tập.
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trong phiếu bài tập có nội dung liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-  GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Hãy phân tích 5 cách bón phân đúng cách, an toàn và hiệu quả.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Câu 2: Tại sao sử dụng phân chuồng và phân lân để bón lót?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày

- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án

-  GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu 1:

* Bón đúng chủng loại phân

- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.

- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.

* Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây

- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.

* Bón đúng nhu cầu sinh thái

- Một số các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất.. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.

* Bón đúng vụ và thời tiết

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.

* Bón đúng phương pháp

- Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.

 

Câu 2: Phân chường chứa đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây nhưng chúng tồn tại ở dưới dạng các hữu cơ và cần thời gian để phân giải thành chất cây hấp thụ được, còn phần lân thường khó tan hoặc chậm tan. Do đo, hai loại phân bón này thường được sử dụng để bón lót trước khi trồng thay vì bón thúc.

  1. VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng được kết quả của dự án để thực hành trồng rau xanh tại nhà an toàn, hiệu quả.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ yêu cầu HS thực hành trồng rau xanh trong thùng xốp tại nhà có sử dụng các loại phân bón để rau phát triển tốt.
  4. Sản phẩm: Rau sạch trồng tại nhà được sử dụng các phương pháp kĩ thuật bón phân đúng cách.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hành ở nhà, trồng và chăm bón một loại cây trong thùng xốp.

- GV đưa ra các gợi ý các bước trồng rau trong thùng xốp:

B1: Chuẩn bị dụng cụ trồng rau trong thùng xốp

Thùng xốp: Tùy vào diện tích không gian trống trong nhà nên chọn kích cỡ thùng xốp cho phù hợp. Tuy nhiên, ta phải chọn thùng xốp có độ cao ít nhất từ 30cm trở lên. Bởi vì, thùng càng sâu thì chứa càng nhiều đất và đây là yếu tố quan trọng giúp rau xanh tươi và phát triển tốt.

 

Hạt giống:  Nên sử dụng các loại hạt giống rau xanh phù hợp với khí hậu địa phương, dễ trồng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Phương pháp trồng rau trong thùng xốp này thường phù hợp với các loại rau ăn lá như rau muống, rau mồng tơi, cải cúc, rau dền, cải ngọt… Hoặc một số loại rau ăn trái như ớt, cà chua, dưa leo…

 

Phân bón: Phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo cho phương pháp này vì nó vừa sạch, lại vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho rau trồng. Ta có thể lựa chọn phân xanh như phân ủ từ rau củ quả thừa hoặc phân trùn quế hoặc phân vi sinh… Và để rau phát triển nhanh, cho năng suất cao hơn cũng có thể bổ sung thêm phân lân, vi lượng, NPK… theo tỷ lệ phù hợp.

 

Đất trồng: Chọn đất trồng là khâu rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến điều kiện phát triển và sinh trưởng của rau xanh. Ta nên trộn đất sạch hoặc đất phù sa đã qua xử lý với một số thành phần tạo độ tơi xốp cho đất như mùn cưa, trấu, xơ dừa… cùng một ít phân hữu cơ.

 

B2: Xử lý thùng xốp

Tùy vào độ lớn của thùng xốp, ta dùng dao rọc giấy khoét từ 4 đến 8 lỗ để giúp thoát nước, cách đều nhau ở dưới đáy thùng. Ta không nên khoét lỗ quá to vì việc này sẽ làm trôi đất trồng ra khỏi thùng xốp. Ta nên dùng lưới hoặc kẽm bọc lại các lỗ vừa khoét. Cách này vừa giúp thoát nước vừa không rửa trôi đất và phân bón trong thùng ra ngoài.

 

B3: Xử lý đất trồng

Đầu tiên, ta sử dụng rơm rạ khô đã xử lý, cây dớn… đặt dưới đáy thùng xốp với mục đích lưu lại các chất dinh dưỡng cho rau xanh. Tiếp theo, ta trộn đất trồng theo tỉ lệ là 5 phần đất trồng: 3 phần chất tạo xốp: 2 phần phân bón để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Nếu ta muốn dùng đất phù sa hoặc đất thịt trong vườn, bạn nên phơi và khử độc cho đất trước khi trộn để hạn chế mầm bệnh gây hại cho rau. Để tiết kiệm công sức, bạn có thể mua đất tribat ở các cơ sở rau xanh vì đất tribat có đầy đủ chất dinh dưỡng mà không cần bón phân. Cuối cùng, ta đổ đất trồng đã trộn vào ¾ thùng xốp.

 

B4: Ngâm và ủ hạt giống

Để đảm bảo tỷ lệ hạt giống rau xanh nảy mầm cao, ta có thể làm theo hướng dẫn sau: Ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 phần sôi và 3 phần lạnh trong vòng từ 1 đến 3 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch lại với nước. Sau đó, ta ủ chúng bằng khăn vải hoặc khăn giấy ẩm trong khoảng 12 giờ hoặc lâu hơn tùy vào tỉ lệ nảy mầm của từng loại hạt. Khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ, ta đem hạt gieo vào trong thùng xốp và phủ đất kín lên phía trên các hạt giống.

 

B5: Gieo hạt

Trước khi gieo hạt, ta nên trộn hạt với ít dầu hôi để tránh côn trùng tha hoặc ăn mất. Ta không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới bắt đầu đem gieo, điều này rất dễ làm đứt rễ non và gây chết cây.

Khi gieo hạt, ta không nên gieo quá nhiều vào một thùng xốp, tránh tình trạng cây mọc lên dày, chen chúc khiến năng suất không cao.

Sau khi gieo hạt, ta nên dùng tấm vải mỏng phủ lên bên trên đất để giữ ấm và kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn.

 

B6: Chăm sóc rau xanh trồng trong thùng xốp

Ta cần thường xuyên kiểm tra, tưới nước định kỳ cho rau xanh, không nên để cho rau thiếu nước hoặc quá nhiều nước, điều này sẽ khiến rau khô héo hoặc úng. Vào những ngày nắng nóng hay khô hạn, ta nên tưới nước cho cây ít nhất từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Vào ngày mưa thì ta nên hạn chế tưới nước và chỉ tưới nước khi mặt đất trồng khô hạn.

Để rau xanh phát triển tươi tốt và nhanh chóng thì nên để rau ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi rau còn non thì không nên đặt rau ở nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, ta nên đặt các cây non này vào nơi có bóng râm hoặc dùng màn che nilon để che chắn, bảo vệ cho đến khi cây lớn và cứng cáp.

 

B7: Thu hoạch rau xanh

Nếu như áp dụng đúng các bước trồng rau ở phía trên, ta sẽ dễ dàng thu hoạch được nguồn rau tươi xanh và năng suất cao.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ vận dụng tại nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả khoảng 1 tháng sau khi nhận nhiệm vụ .

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Thực hiện nhiệm vụ vận dụng được giao.

- Chuẩn bị bài 4. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.

Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập sinh học 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề sinh học 11 kết nối, giáo án sinh học chuyên đề 11 sách KNTT

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay