Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giáo án bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách lịch sử 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải thích được khái niệm Sử học.
  • Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
  • Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
  • Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
  • Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,…sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống, bài tập nhận thức mới.
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
  • Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm.
  • Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự kiện, quá trình lịch sử Việt Nam gắn với cây cầu Long Biên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên (Hà Nội) trong SGK trang 6 và trả lời câu hỏi: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam?

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Cầu Long Biên gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, với cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, gắn với trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972,…

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã  chứng kiến nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học đầu tiên của môn học Lịch sử 10 – Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?”

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được khái niệm lịch sử theo hai nghĩa.

- Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục, đọc Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.7, 8, làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và ghi được vào vở khái niệm lịch sử theo hai nghĩa; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV liên hệ, gợi mở cho HS: Sự vật tồn tại xung quanh chúng ta (dụng cụ, công cụ lao động, đơn vị, tổ chức,…) đều có quá trình hình thành, thay đổi, phát triển theo thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.7  và trả lời câu hỏi:

+ Lịch sử là gì ?

+ Khái niệm “lịch sử ” được hiểu theo những nghĩa nào?

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, phân tích Tư liệu 1, Tư liệu 2 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào?

+ Dựa vào Tư liệu 2, hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử ?

+ GV giới thiệu cho HS về Ét-uốc Ha-lét Ca (1892-1982): là một nhà sử học nổi tiếng của Anh. Cuốn Lịch sử là gì? của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961 trở thành một trong những tác phẩm quan trọng trong lĩnh vực Sử học. Ông đưa ra các nguyên tắc sử học, bác bỏ các nguyên tắc sai lầm và thực hành lịch sử truyền thống.

- GV hướng dẫn HS lấy ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: Khi em soi gương hoặc chụp ảnh:

+ Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở trong gương là nhận thức lịch sử.

+ Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử.

Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.8 để hiểu được: Câu chuyện Thầy bói xem voi là một minh chứng sinh động rằng khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nếu không đặt nó trong cấu trúc, mối quan hệ toàn diện sẽ dẫn đến sự phản ánh không đúng, sự vật, hiện tượng bị bóp méo, xuyên tạc. Trong nghiên cứu lịch sử và tìm hiểu các vấn đề của cuộc sống, cần tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, tổng thể.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin và quan sát Hình 5, 6 trong Tư liệu 3 SGK tr.8, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu.

+ Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu.

+ Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục, đọc Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.7, 8, làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm lịch sử theo hai nghĩa; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV nhấn mạnh:

+ Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có những khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ và chân thực hiện thực lịch sử  như nó đã xảy ra.

+ Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử; mức độ phong phú và xác thực của thông tin xử liệu thu thập được; nhất là phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?”

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Trong đó:

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

- Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa hiện thưc lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử trong quá khứ xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại ” với quá khứ.

- Hình 2,3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử; hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 
Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay