Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Giáo án bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách lịch sử 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
  • Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.
  • Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.
  • Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.
  • Phân tích được tác động của du lịch với công tác bảo tổn di tích lịch sử, văn hoá.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích, phân tích,... sự kiện, vấn đề lịch sử.
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  • Biết cách vận động mọi người xung quanh tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử - văn hoá; chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, đưa ra quan điểm, câu nói về di sản thiên nhiên; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về quan điểm bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu quan điểm: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra quan điểm của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày quan điểm trước lớp: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc  qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên, vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển của một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận thức rõ vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- Nhận thức rõ vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; biết liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5 SGK tr.26-28, làm việc cá nhân, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS phân tích và ghi được vào vở mối liên hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 1-3 SGK tr.26, 27, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.

+ Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Xác định yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các giá trị di sản – những giá trị đặc sắc về vật chất và tinh thần của lịch sử để lại.

+ Xác định những từ ngữ thể hiện: đảm bảo tính nguyên trạng, yếu tố gốc cấu thành di tích, tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1, 2, 3:

+ Hình 1: Cung điện Véc-xây (lâu đài Véc-xây) nằm ở phía tây của Pa-ri; bắt đầu từ đầu thế kỉ XVII, dưới triều vua Lu-i XIH đã trở thành biểu tượng quyền lực của các triều đại phong kiến Pháp. Với bề dày lịch sử và sự tráng lệ của mình, Lâu đài Véc-xây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1979. Đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều triệu lượt khách quốc tế đến tham quan mỗi năm.

+ Hình 2: Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là thủ phủ của chín đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là kinh đô của triểu đại Tây Sơn, sau đó là kinh đô của quốc gia dưới triều Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ được những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.  Tháng 12 - 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO phi danh là Di sản văn hoá thế giới. Tháng 11 - 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại điện của nhân loại.

+ Hình 3: Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía đông bắc nước ta (Quảng Ninh).  Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học và văn hoá học cũng cho thấy, những cư dân thời tiền sử cư trú trên vùng Vịnh Hạ Long từ khá sớm, với những nền văn hoá thời tiền sử tiếp nối nhau. Năm 1962, Vịnh Hạ Long được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm

1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm

mĩ, vnăm 2000 được tái ghi danh lần thứ hai với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất -

địa mạo.

- GV dẫn dắt: Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ có những tác động tích cực đối với chính di sản nói riêng và tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội nói chung. Điều đó đã có những minh chứng rất sinh động trong thực tế.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1b, quan sát Hình 4-5 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó.

- GV hướng dẫn HS thảo luận :

+ HS giới thiệu 1 hoặc một số di sản văn hoá - thiên nhiên ở địa phương, nơi các em đang học tập/sinh sống (không gian địa phương có thể xác định là từ cấp xã/huyện/tỉnh hoặc có thể giới thiệu cả những di tích, địa điểm chưa được vinh danh, nhưng theo đánh giá riêng của các em đó là những nơi thực sự có giá trị về văn hoá - lịch sử - thiên nhiên nhất định của địa phương mình).

+ Chỉ ra được những việc mình đã làm để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị mà lịch sử -thiên nhiên đã ban tặng ở địa phương.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4, 5:

+ Hình 4: Hát Xoan là di sản văn hoá phi vật

thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.Việc trao truyền các giá trị của di sản văn hoá phi vật thể của các thế hệ đi trước cho thế hệsau được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Các cấp chính quyền và trực tiếp là các nghệ nhân của các di sản văn hoá phi vật thể đã và đang rất tâm huyết thực hiện trọng trách của mình trong việc truyền dạy các di sản đó cho thế hệ trẻ. Đó là một trong các biện pháp vô cùng quan trọng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Hình 5:  Di sản thiên nhiên thế giới với hai lần được ghi danh. Hang Sơn Đoòng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được phát hiện tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), gần biên giới với Lào. Sơn Đoòng là hang tự nhiên lớn nhất thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói chung, hang Sơn Đoòng nói riêng hiện nay trở thành một địa điểm thu hút nhiều du khách thế giới và trong nước đến tham quan, khám phá và nghiên cứu ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-5 SGK tr.26-28, làm việc cá nhân, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày mối liên hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

- Khi không dựa trên cơ sở của những nghiên cứu của các ngành khoa học trong đó có Sử học thì giá trị của các đi sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, thậm chí sẽ huỷ hoại di sản, sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của dân tộc và nhân loại.

à Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tôn và phát huy giá trị các di sản:

-  Với tư cách là môn khoa học liên ngành, thành tựu nghiên cứu của Sử học về các di

sản là cơ sở quan trọng nhất trong công tác xác định giá trị của di sản, cũng như phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững.

- Giúp cho công tác bảo tồn di sản đảm bảo tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích; hay đảm bảo “tính xác thực” “tính toàn vẹn” “giá trị nổi bật của di sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên:

+ Góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của

con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững.

+ Đối với loại hình di sản văn hoá phi vật thể, loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ

công tác bảo tồn di sản, thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản cần:

+ Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

+ Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản.

+ Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên.

+……

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 
Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay