Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

Giáo án bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại sách lịch sử 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á trên trục thời gian (timeline).
  • Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á trong các lĩnh vực tín ngưỡng và tôn giáo, chữ viết và văn học, kiến trúc và điêu khắc
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được giá trị trường tồn của các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng giá trị và có những hành động cụ thể góp phần bảo tồn di sản văn minh ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại:

+ Các hình ảnh, tư liệu viết về thành tựu văn minh Đông Nam Á (được giới thiệu trong chủ đề, có thể phóng to qua máy chiếu).

+ Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về di sản (công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, lễ hội,...) của các quốc gia ở Đông Nam Á.

  • Tập bản đồ Đông Nam Á ngày nay.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về những thành tựu của văn minh Đông Nam Á sau khi đã học về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á ở bài trước. Đồng thời giúp GV có thể giới thiệu bài giảng một cách hấp dẫn, giúp HS bước đầu làm quen với những thành tựu của nền văn minh Đông Nam Á cổ xưa.
  3. Nội dung: GV cho HS đọc đoạn giới thiệu về Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS kể tên một số thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại mà các em biết.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS đi từ những điều các em đã biết đến việc khám phá những điều chưa biết có liên quan đến quá trình phát triển và những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, GV giúp HS thấy được giá trị trường tồn và kết nối lịch sử văn minh Đông Nam Á với cuộc sống hiện tại, đồng thời giúp HS xác định được nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả.

- GV đọc (hoặc cho HS đọc) đoạn giới thiệu về Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) và quan sát Hình 1, nêu câu hỏi: Em hãy kể tên một số thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại mà em biết.

- GV giới thiệu về Hình 1: Đền Bô-rô-bi-đua (In-đô-nê-xi-a) nằm ở phía bắc thành phố Y-o-gi-ca-ta, được xây dựng vao TK XVIII. Năm 1991, đền được UNESSCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn giới thiệu về Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời ở các mức độ khác nhau (có thể HS biết hoặc chưa biết nhiều về thành tựu của văn minh Đông Nam Á), có thể liệt kê tên của một số thành tựu,…

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp các ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có thể thấy, những gì mà chúng ta biết về văn minh Đông Nam Á còn quá ít so với những thành tựu kì vĩ và vô cùng phong phú của nền văn minh này. Để nắm rõ hơn về quá trình phát triển và những thành tựu của nền văn minh Đông Nam Á, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận thức được tầm quan trọng và có kĩ năng xây dựng trục thời gian - (timeline) trong học tập và nghiên cứu lịch sử nói chung, đặc biệt đối với lịch sử khu vực nói riêng; biết cách xây dựng và trình bày trên trục thời gian về sự vận động, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử.

- Góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc hướng dẫn HS xây dựng và trình bày được hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ – trung đại) với những nội dung cơ bản trên trục thời gian.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.86 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích để HS biết được một số điểm cơ bản về sơ đồ trực quan trong dạy học học lịch sử: Trục thời gian là cách thức để trình bày một chuỗi các sự kiện theo các mốc thời gian trên một đường vẽ với nhiều cách thức để thể hiện (ngang, dọc....) giúp cho người xem hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, các thời kì, giai đoạn phát triển, xu hướng phát triển,... một cách lô-gích, nhanh chóng nhất. Từng mốc thời gian có thể kết hợp với một số nội dung lịch sử (để giải thích, làm rõ) bằng các văn bản, hình ảnh đồ hoạ.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin được thể hiện trong sơ đồ Hình 2 (tr.86, SGK), nhấn mạnh hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á gắn với các thời kì lịch sử của khu vực (HS đã được học ở cấp THCS), yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm về những nội dung chính gắn với các thời kì lịch sử Đông Nam Á.

- GV giới thiệu hình 2: Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á: gồm ba thời kì gắn liền với các thời kì lịch sử của khu vực. GV giải thích cho HS hiểu: Lí do quá trình hình thành và phát triển của một nền văn minh lại gắn liền với các thời kì lịch sử sản sinh ra nền văn minh ấy bởi vì sự phát triển và suy tàn của các nền văn minh gắn cũng chính là biểu hiện liền với sự phát triển thịnh vượng hay suy tàn của các vương quốc sản sinh ra các giá trị văn minh ấy. Các thành tựu văn minh cũng chính là biểu hiện sự phát triển thịnh vượng, rực rỡ của một vương quốc, triều đại và sự ổn định, phát triển của các quốc gia chính là điều kiện quan trọng nhất cho sự ra đời của các giá trị văn minh....

* Thời kì thứ nhất:

- GV nhấn mạnh: Đây là thời kì xuất hiện các quốc gia đầu tiên ở khu vực phía Nam Đông Nam Á như Chăm-pa, Phù Nam; các tiểu quốc ở lưu vực sông Mê Nam và I-ra-oa-đi như Xích Thổ, Đra-va-oa-ti, Ha-ri-pun-giay-a (của người Môn), Sri Kxê-tra (của người Pi-u),...; trên bán đảo Mã Lai có các vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic ở In-đô-nê-xi-a có các tiểu quốc Ta-mu-ra, Can-to-li, Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga, Ma-lay-u. Trong đó nổi bật lên là Vương quốc Phù Nam (thế kỉ I – VII), làm chủ một vùng đất rộng lớn, phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- GV nhấn mạnh để HS nhận thức được: cùng với sự xuất hiện hàng loạt các quốc gia sơ kì là sự phát triển văn minh Đông Nam Á với những ảnh hưởng rõ nét của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa trên các lĩnh vực: chính trị, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật,...

* Thời kì thứ hai: 

+ GV hướng dẫn để HS nhận thức được: Đây là thời kì hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là thời kì hình thành các quốc gia phong kiến; từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, đặc biệt thế kỉ XIII, là thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến (nổi bật là Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co, Vương quốc Pa-gan của người Miến ở lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Ka lin-ga với tên mới là Ma-ta-ram (thuộc In đô-nê-xi-a ngày nay)...

+ GV nhấn mạnh để HS nhận thức được: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam Á gần liền với sự phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á với những công trình kiến trúc. nghệ thuật mang những nét đặc sắc của mình, đồng thời đóng góp vào kho tàng văn hoá của nhân loại những giá trị tinh thần độc đáo.

* Thời kì thứ ba: GV hướng dẫn HS nhận thức được: Đây là thời kì bắt đầu suy yếu của các vương triều phong kiến ở Đông Nam Á. Quá trình phát triển chững lại và suy yếu của các quốc gia Đông Nam Á diễn ra không đồng đều về thời gian: Cam-pu-chia sớm nhất khoảng thế kỉ XIII, Chăm-pa khoảng thế kỉ XV,... Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây đã dẫn đến sự suy sụp của các vương triều phong kiến. Nền văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc trước những biến cố này và bước sang một thời kì phát triển mới – thời kì tiếp xúc với nền văn minh phương Tây.     

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.86 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình báy kết quả thảo luận về những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.

- GV mời các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và cùng góp ý, bổ sung..

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại những điểm chính về ba thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á và chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

* Thời kì thứ nhất:

- Giai đoạn có những chuyển biển quan trọng (từ TK XVI đến TK XIX).

- Gắn với quá trình suy yếu của các vương triểu phong kiến và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

* Thời kì thứ hai:

- Giai đoạn phát triển rực rỡ (từ TK VII đến cuối TK XV).

- Gắn với sự hình thanh và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến.

* Thời kì thứ ba:

- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những TK trước và đầu Công nguyên đến TK VII).

-  Gắn với sự hình thành và phát triển các quốc gia đầu tiên.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 
Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay