Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 8: Các cuộc các mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Giáo án bài 8: Các cuộc các mạng công nghiệp thời kì hiện đại sách lịch sử 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 8: Các cuộc các mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp đó, cũng như ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế thế giới.
  • Phân tích được tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá.
  • Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.
  • Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với lịch sử; vận dụng những hiểu biết về tác động hai mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại khi tuân thủ những quy định của pháp luật trong giao tiếp trên internet, mạng xã hội,....
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác được tư liệu để tìm hiểu về hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại; Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử điển ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI) và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI); Nêu được thành tựu cơ bản của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại và những đặc trưng nổi bật của mỗi cuộc cách mạng.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được ý nghĩa của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển kinh tế của thế giới thông qua ví dụ cụ thể; Phân tích được tác động của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với xã hội, văn hoá.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội,...
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Trân trọng những thành quả của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển của lịch sử.
  • Chăm chỉ: Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, sử dụng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại vì mục tiêu hoà bình, nhân đạo và tiến bộ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khởi động, tạo tình huống vào bài, nhằm kích thích tư duy của HS.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.68; HS quan sát Hình 1, trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết và suy nghĩ của bản thân về khả năng ưu việt của rô-bốt dẫn đến việc lần đầu tiên trên thế giới một rô-bốt được cấp quyền công dân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK tr.68, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

 

+ Rô-bốt Xô-phi-a là ai?

+ Rô-bốt Xô-phi-a có những khả năng ưu việt gì mà được chính phủ của một nước cấp quyền công dân?

+ Rô-bốt Xô-phi-a đã tích hợp những công nghệ gì và các công nghệ đó là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1, đọc thông tin và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Rô-bốt Xô-phi-a là cô gái rô-bốt được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân vào ngày 25/10/2017.

+ Những khả năng ưu việt của Rô-bốt Xô-phi-a được chính phủ của một nước cấp quyền công dân :

  • Hình dạng giống con người.
  • Được tích hợp trí tuệ nhân tạo nên có thể giao tiếp, thể hiện cảm xúc, diễn thuyết và thực hiện nhiều hoạt động khác giống như con người với độ chính xác cao.

+ Rô-bốt Xô-phi-a là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rô-bốt Xô-phi-a là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay. Vậy trong thời kì hiện đại, nhân loại đã trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp nào? Những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp ấy có ý nghĩa gì đối với cuộc sống trong từng giai đoạn lịch sử? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện các kĩ năng sưu tầm sử dụng hình ảnh, tư liệu lịch sử để tìm hiểu về bối cảnh, những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng các kiến thức lịch sử vào cuộc sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-11, đọc Tư liệu 1 SGK tr.68-71 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

- Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ ba.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đẫn dắt, định hướng để HS tìm hiểu trên cơ sở kiến thức đã được hình thành ở Bài 7: Cho đến đầu thế kỉ XX, nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng công nghiệp. Từ giữa thế kỉ XX, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của các phát minh khoa học, đưa đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Vậy bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

- Sau khi nắm bắt được nhận thức ban đầu của HS về các vấn đề được nêu, GV chia nhóm để HS khai thác các hình ảnh và thông tin được cung cấp trong SGK trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

- GV gợi ý cho HS: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học – kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX. Vậy những bước tiến quan trọng của khoa học – kĩ thuật đầu thế kỉ XX là gì?

* Nhóm 1: Quan sát hình 1 và trình bày những hiểu biết về An-be Anh-xtanh.

* Nhóm 2: Quan sát mục Em có biết? và trình bày những hiểu biết về Thuyết tương đối.

- GV giảng: Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh lạnh và cuộc khủng hoảng năng lượng đều có tác động rất lớn đối với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX.

+ GV yêu cầu HS tìm hiểu sự kiện lịch sử này với sự ra đời của các phát minh khoa học.

+ GV khuyến khích HS trình bày theo cách hiểu của mình. Các HS khác có thể trình bày quan điểm của mình để ủng hộ, bổ sung, hay phản biện lại các quan điểm đó.

- GV hướng dẫn HS :

+ Quan sát hình 2 và giải thích: Tượng An-be Anh-xtanh ở Bảo tàng I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ). An-be Anh-xtanh với phương trình giải thích Thuyết tương đối nổi tiếng của mình. Thuyết tương đối gồm hai lí thuyết vật lí do ông phát triển, đó là Thuyết tương đối đặc biệt công bố năm 1905 và Thuyết tương đối phổ quát công bố năm 1915.

+ Tham khảo thêm thông tin ở mục Em có biết? để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của Thuyết tương đối: đã làm nên cuộc cách mạng về sự hiểu biết không gian và thời gian, cũng như những hiện tượng liên quan mà vượt xa khỏi những ý tưởng và quan sát trực giác. Với Thuyết tương đối, ngành Vũ trụ học và Vật lí thiên văn đã tiên đoán và quan sát thấy những hiện tượng thiên văn học kì lạ: lỗ đen, sóng hấp dẫn, thấu kinh hấp dẫn,..

- GV đọc nội dung Tư liệu 1 và trên cơ sở kiến thức đã được hình thành ở bài trước, GV dẫn dắt HS: Cho đến đầu thế kỉ XX, nhân loại trải qua hai cuộc cách mạng công nghiệp với những thành tựu vượt trội, giúp giải phóng sức lao động của con người. Trên cơ sở kế thừa nhiều thành tựu từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã có nhiều phát minh quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống hiện nay.

- GV nêu yêu cầu HS tìm hiểu:

+ Em có biết đó là những thành tựu nào?

+ Theo em, phát minh nào là thành tựu tiêu biểu nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

+ Em ấn tượng với thành tựu nào nhất?

- Sau khi nắm bắt được nhận thức ban đầu của HS về vấn đề được nêu, GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1b, quan sát Hình 3-11 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể tên một số thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Trong các thành tựu đó, em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

 - GV hướng dẫn HS cách thức tổng hợp các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và liên hệ thêm với từng nhóm.

* Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự xuất hiện của máy tính.

- GV hướng dẫn HS quan sát, đọc chủ thích hình 3, 4, 5 và nêu những hiểu biết của em về các loại máy tính, chức năng của máy tính, các thương hiệu máy tính.

+ Hình 3: Máy tính ENIAC do Giôn Mau-li và Prét-pơ Éc-cơ phát minh năm 1946. Đây là chiếc máy tính khổng lồ với kích thước dài 20 m, cao 2,8 m và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5000 phép toán cộng trong một giây, nhanh hơn bất kì thiết bị nào trước đó.

+ Hình 4: Máy tính An-te 8800 là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên do Pôn A-len và Bin Gết viết phần mềm năm 1975 à Mở ra ngành công nghiệp máy tính cá nhân với sự ra đời của hàng loạt các công ti sản xuất máy vi tính và phần mềm tin học như: Áp-pồ, IBM, HP, Đeo, Lê-nô-vô, Sam-sung, Phu-dít-su, A-sút,...

+ Hình 5: Máy tính Mác-xin-tót đầu tiên của hãng Áp-pổ do Stíp Gióp giới thiệu năm 1984

* Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự xuất hiện của internet.

- GV hướng dẫn HS quan sát, đọc chú thích hình 6, 7 và thảo luận về chủ đề sử dụng internet trong học tập, giải trí của HS.

+ Hình 6: Con tem có hình ảnh Tim Béc-nơ và phát minh Mạng lưới toàn cầu của ông (1990). Mạng lưới toàn cầu (WWW) được phát minh năm 1990. Đây là một không gian thông tin toàn cầu mà người dùng có thể truy cập thông qua các thiết bị kết nối với internet.

+ Hình 7: Kết nối các thiết bị qua mạng không dây (wifi) được một nhóm các nhà khoa học và công nghệ do Giôn Su-li-van dẫn đầu, được cấp bằng sáng chế năm 1996.

* Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự ra đời của tự động háo và công nghệ rô-bôt.

- GV hướng dẫn HS quan sát, đọc chú thích hình 8, 9 và hỏi HS về việc ứng dụng của rô-bốt trong sản xuất dịch vụ:

+ Hình 8: Các cánh tay rô-bốt đang làm việc trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô à Sức lao động của con người được giải phóng, năng suất lao động tăng và chất lượng sản phẩm công nghiệp được cải thiện.

+ Hình 9: Rô-bốt ASIMO do Công ti Hon-đa (Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Đây là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân và thực hiện một số thao tác như con người. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6 km/giờ.

* Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với cuộc chinh phục vũ trụ.

- GV hướng dẫn HS quan sát, đọc chú thích hình 10, 11 với nội dung về công nghệ vũ trụ và yêu cầu HS phân tích câu nói nổi tiếng của Neo Am-strong: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến nhảy vọt của nhân loại".

+ Hình 10: Vệ tinh nhân tạo Xpút ních 1 do Liên Xô phóng lên quỹ đạo năm 1957, đây cũng có thể được coi là một mốc mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Vệ tinh có hình cầu kim loại đánh bóng, có đường kính 58 cm, với 4 ăng-ten vô tuyến bên ngoài để phát xung vô tuyến truyền về Trái Đất. Xpút-ních quay quanh quỹ đạo của Trái Đất trong khoảng ba tuần trước khi được đưa trở lại Trái Đất.

+ Hình 11: Nhà du hành không gian người Mỹ Neo Am-strong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Ngày 20 – 7 – 1969, Neo Am-strong cùng với phi công Bu A-đin đáp xuống Mặt Trăng trên phi thuyền A Pô-lô 11. Khi Neo Am strong bước xuống Mặt Trăng, ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng: “Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến nhảy vọt của nhân loại". Tổng thời gian Neo Am-strong ở trên Mặt Trăng là 21 giờ 16 phút, nằm có 2 giờ 11 phú đi lại trên Mặt Trăng.

- GV khuyến khích HS trình bày quan điểm của mình về: thành tựu nào gây ấn tượng nhất đối với các em?

- GV hướng dẫn HS liên hệ việc ứng dụng của thành tựu đó trong đời sống nói chung và với việc học tập, vui chơi, giải trí của HS nói riêng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-11, đọc Tư liệu 1 SGK tr.68-71 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Sau khi các nhóm thảo luận và thống nhất kết quả làm việc, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.

+ Bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

+ Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ ba.

- GV mời các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và cùng góp ý, bổ sung..

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ ba

a) Bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

+ Diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX, trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học – kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Sự ra đời của Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh đã đặt nền tảng cho các phát minh của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

- Thuận lợi: Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

- Khó khăn:

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hóa thạch (dầu mỏ, than đá,…)

+ Thách thức về bùng nổ, già hóa dân số

+ Nhu cầu lớn về nguyên vật liệu

à Cần phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành ít sử dụng năng lượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thành tựu cơ bản

- Sự xuất hiện của máy tính:

+ Đầu tiên là máy tính ENIAC.

+ Tiếp theo là máy tính An-te 8800.

+ Cối cùng là máy tính Mác-xin-tót.

- Sự xuất hiện của internet:

+ Việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dề dàng, hiệu quả hơn.

+ Sự ra đời của mạng kết nối internet không dây là bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

- Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bôt:

+ Giải phóng sức lao động của con người.

+ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp.

- Công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.

- Ngoài ra còn có phát minh lớn về những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,…

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 
Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay