Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Giáo án bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách lịch sử 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP

TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

BÀI 7: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI  KÌ CẬN ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
  • Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
  • Hiểu, nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích, phân tích,... sự kiện, vấn đề lịch sử.
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức tự tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh chiếc máy bay đang cất cánh; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về sự ra đời của máy bay, người đầu tiên phát minh ra máy bay và lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với các phương tiện khác.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về chiếc máy bay đang cất cánh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có biết máy bay xuất hiện lần đầu tiên vào khi nào không? Ai là người đầu tiên phát minh ra máy bay?

+ Việc di chuyển bằng máy bay có lợi ích như thế nào so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...)?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1903, do hai anh em nhà Rai phát minh.

  • Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét(120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc Flyer I có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện được bảo tồn tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C.
  • Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Rai đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

+ Lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...): tiết kiệm thời gian, giữ thể lực tốt hơn; tiếp cận nhiều điểm đến mà xe khách, tàu hỏa không thể tới; phục vụ chuyên nghiệp, sạch sẽ hơn; mang lại nhiều tiện nghi hơn so với các loại xe công cộng khác. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vào thời điểm năm 2021, để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay sẽ mất khoảng gần 2 giờ, bằng tàu hoả (loại có tốc độ cao nhất) mất khoảng 30 giờ, còn đi xe đạp có thể mất tới gần 1 000 giờ,... Như vậy, nếu không có những phương tiện giao thông hiện đại thì con người sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các vùng. Tàu hoả, ô tô, tàu thuỷ, máy bay là một số thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp đó diễn ra trong bối cảnh nào và có những thành tựu gì nổi bật? Những thành tựu ấy có ý nghĩa và tác động gì đối với thế giới? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Các cuộc cách mạnh công nghiệp thời kì cận đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ nhất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện các kĩ năng sưu tầm, sử dụng hình ảnh, tư liệu lịch sử để tìm hiểu về bối cảnh, những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-11, đọc Tư liệu 1 SGK tr.59-61 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

- Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc nội dung thông tin mục 1a, quan sát Hình 2-4 SGK tr.59 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

 

- GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo kĩ thuật “khăn trải bàn”:

+ Mỗi nhóm có 1 tờ giấy A3, cả nhóm chia

làm 4 góc theo vị trí ngồi của các thành viên, 1 hoặc 2 thành viên được phân công nhiệm vụ

cụ thể (mỗi nhóm quan sát một hình và tìm thông tin, sau đó viết câu trả lời ra góc).

+ Cuối cùng sẽ là câu trả lời chung của cả nhóm viết vào vòng trong cùng chính giữa của tờ A3.

- GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận:

+ Nêu những tiền đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và tác động của các nhân tố này để thúc đẩy cách mạng công nghiệp.

+ HS so sánh những lợi thế của nước Anh so với các quốc gia khác.

- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các hình, chú

ý những chi tiết gì trong hình, nội dung chú thích,...

+ Hình 2: Lược đồ thể hiện những điểm thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp. Ta có thể thấy nước Anh rất giàu tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất công nghiệp, nhất là than đá và quặng sắt. Hệ thống sông nhiều giúp cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu và hàng hoá bằng đường thuỷ thuận tiện, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Lược đồ giải thích tại sao trung tâm của cách mạng công nghiệp ở nước Anh lại bát đầuở những vùng xa xôi hẻo lánh như Man-chét-xtơ, Li-vơ-pun, Bơ-minh-ham, Niu-cát-xô,không phải ở trung tâm Luân Đôn.

+ Hình 3: Đây là hình ảnh minh chứng cho quá trình tích luỹ tư bản ở Anh diễn ra sớm, việc buôn bán nô lệ da đen ở Tây Phi là một trong những hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất. Nhờ quá trình tích luỹ tư bản mà đến giữa thế kỉ XVIII, giới tư sản Anh đã có sẵn nguồn vốn lớn để đấu tư vào máy móc và nhà xưởng. Hoạt động buôn bán đã tạo tiền để cho quá trình thiết lập hệ thống thuộc địa của Anh trên toàn thế giới.

+ Hình 4: Hiện tượng “rào đất cướp ruộng” và “cừu ăn thịt người” một mặt tạo ra nguồn tích luỹ tư bản lớn cho việc đầu tư vào công nghiệp, mặt khác tạo ra lực lượng lao động nhàn rỗi lớn có thể bổ sung cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

- GV đọc nội dung Tư liệu 1 và dẫn dắt HS: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với những tiến bộ vượt bậc về máy móc, kĩ thuật đưa đến những tiến bộ vượt bậc về máy móc, kĩ thuật, sự thay thế lao động thủ công sang lao động bằng máy móc.

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1b, quan sát Hình 5-10 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong ngành dệt.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong ngành luyện kim.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong ngành giao thông vận tải.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh:

+ Hình 5. “Con thoi bay” do Giôn Cay phát minh năm 1733 giúp người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp đôi.

+ Hình 6. Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ phát minh năm 1764 có thể kéo 16 - 18

cọc suốt cùng lúc. Ông đặt tên máy kéo sợi là Gien-ni - tên của con gái của ông.

+ Hình 7. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước do Ri-chác Ác-rai phát minh năm 1769.

+ Hình 8. Giêm Oát và phát minh máy hơi nước của ông. Máy hơi nước được phát minh bởi Giêm Oát năm 1784. Máy hơi nước được dùng làm nguồn năng lượng cho các công xưởng và ứng dụng trong giao thông vận tải, tạo ra một bước ngoặt trong công nghiệp và sự phát triển của nền sản xuất, giao thông vận tải của nước Anh nói riêng và thế giới nói chung.

+ Hình 9. Máy dệt chạy bằng hơi nước do Ét-mơn Các-rai phát minh năm 1785 giúp năng suất tăng lên đến 40 lần.

+ Hình 10. HS đọc mục Em có biết.

+ Hình 11. Đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên năm 1804 do Ri-chác Tơ-re-vi-thích thử nghiệm. Nhiều đầu máy xe lửa tốt hơn được chế tạo sau đó, nhưng phải đến năm 1825, đầu máy xe lửa chở khách đầu tiên mới được chế tạo bởi Ste-phen-xơn và con trai của ông là Rô-bớt.

- GV khắc sâu kiến thức cho HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- GV hướng dẫn, định hướng cho HS:

+ HS nêu quan điểm cá nhân (có thể lựa chọn bất kì thành tựu nào mà cá nhân mình cho là quan trọng nhất) và trình bày lập luận của mình một cách thuyết phục.

+ Các HS khác có thể trình bày quan điểm để ủng hộ, bổ sung, hay phản biện lại quan điểm mà HS trình bày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 2-11, đọc Tư liệu 1 SGK tr.59-61 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày :

-+ Bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

+ Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ nhất

a) Bối cảnh lịch sử

- Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh:

+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.

+ Có nguồn tích lũy tư bản, giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào.

+ Hiện tượng "rào đất cướp ruộng" đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp.

+ Sự phát triển ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành này.

à Đây là những điều kiện thích hợp nhất để ra đời những phát minh đầu tiên về kĩ thuật giữa thế kỉ XVIII.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Những thành tựu cơ bản

- Ngành dệt:

+ Năm 1733: “Con thoi bay” do Giôn Cay phát minh, giúp người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động tăng gấp đôi.

+ Năm 1785: máy dệt chạy bằng hơi nước ra đời bởi Ét-mơn Các-rai, giúp năng suất của thợ dệt tăng lên đến 40 lần.

+ Năm 1769, máy kéo sợi của Ác-rai, sợi kéo đã nhỏ lại và chắc, vải dệt ra đẹp và bền hơn.

+ Phát minh ra máy hơi nước tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

- Ngành luyện kim: Phương pháp luyện kim “pút-đinh” giúp việcluyện quặng được đơn giản hoá, sắt được sản xuất ra nhiều, được dùng để sản xuất máy móc và đồ dùng sinh hoạt.

- Ngành giao thông vận tải (châu Âu và châu Mỹ):

+ Năm 1807: Rô-bớt Phơn-tơn (Mỹ) chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên.

+ Đầu TK XIX: quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra ở Bỉ với trọng tâm là ngành luyện kim (thép), khai mỏ (than đá) và dệt.

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

 
Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối bài 12: Văn minh Đại Việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay