Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word lịch sử 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học sẽ:

  • Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
  • Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.
  • Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: trao đổi, thảo luận làm việc nhóm, tìm hiểu về thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: sử dụng tư liệu thông qua việc trình bày được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu, ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm và góp phần bảo tồn những thành tựu văn hóa thời kì Phục hưng.
  • Giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua việc phân tích giá trị nhân văn của phong trào Văn hóa Phục hưng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Phong trào văn hóa Phục hưng; Phiếu học tập số 1, 2, 3.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh nhà biên kịch W.Sếch-xpia và phát đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét; HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời về một số hiểu biết đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, phát đoạn nhạc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

https://chordify.net/chords/a-time-for-us-romeo-and-juliet-hoa-tau-guitar-piano-nhac-khong-loi-nguyen-bao-chuong-nguyenbaochuong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Em có biết đoạn nhạc trên trích trong vở nhạc kịch nổi tiếng nào không?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vở kịch đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W. Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W.Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương. Đây là những điều bị cấm đoán trong thời kì phong kiến khi mà nền văn hoá tư tưởng bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực của Thần học. Giáo hội Thiên Chúa chi phối mọi mặt và bóp nghẹt đời sống văn hoá, tư tưởng, tình cảm của con người. Nhưng giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh hơn đã không chịu chấp nhận điều đó. Họ đã tiến hành một “cuộc cách mạng” trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Vậy “cuộc cách mạng” đó là gì và nó có ý nghĩa thế nào đối với xã hội Tây Âu lúc đó và đối với lịch sử văn minh nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.1, 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nội dung

Chuyển biến

Hệ quả

Về kinh tế

 

 

Về xã hội

 

 

- GV giải thích cho HS nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Văn hoá Phục hưng:

+ Giai cấp tư sản đang lên giàu có về kình tế nhưng không có địa vị xã hội, chính trị tương xứng.

+ Tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến như phục vụ Giáo hội Thiên chúa giáo.

+ Hạn chế phát triển kinh tế thương nghiệp.

à Giai cấp tư sản chủ trương khôi phục, làm sống lại tinh hoa văn hóa Hy Lạp, La Mã chỉ là hình thức, bản chất là xây dựng một nền văn hóa mới, tiến bộ, phù hợp, văn minh.

- GV lưu ý HS:

+ Phong trào Văn hoá Phục hưng là phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng và là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến nhưng những nhà văn hoá Phục hưng và nhà tư bản là hai khái niệm khác nhau.

+ Nhà tư bản như thương nhân, chủ xưởng, chủ

ngân hàng không phải là những nhà văn hoá Phục hưng).

- GV nhấn mạnh:

+ Phong trào bắt đầu vào thế kỉ XIV, diễn ra ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc I-ta-li-a như: Phi-ren-xê, Mi-lan (Milan), Vơ-ni-dơ (Venice),...

+ Sang thế kỉ XV, XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở những quốc gia thống nhất như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều thành phố thuộc Hà Lan, Đức,...

à Phong trào Văn hoá Phục hưng có điều kiện lan rộng khắp châu Âu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm, các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

 

 

Nội dung

Chuyển biến

Hệ quả

Về kinh tế

- Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu ra sức bóc lột tài nguyên ở thuộc địa, trở nên giàu có.

- Giai cấp tư sản đang lên mở rộng kinh doanh, lập nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn.

- Các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn ra đời.

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và ngày càng phát triển.

Về xã hội

- Tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ các ngân hàng xuất hiện trong xã hội.

- Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội, chính trị tương xứng.

 

Giai cấp tư sản đã đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, chủ trương khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của nền văn hoá Hy Lạp và La Mã trước đây. đồng thời hình thành một nền văn hoá mới tiến bộ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục hưng.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm (sử dụng kĩ thuật 3-2-1), HS đọc thông tin, quan sát Hình 3.3, 3.4 trao đổi để tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày theo nhóm và ghi được vào vở một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, khoa học tự nhiên.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trên hành trình tìm kiếm những giá trị cho một nền văn hoá mới, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ,... đã khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của văn hoá Hy Lạp - La Mã cổ đại. Từ thế kỉ XIV đến XVII, lịch sử đã chứng kiến sức sáng tạo vĩ đại của con người, diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- GV cho HS làm việc theo nhóm (sử dụng kĩ thuật 3-2-1), HS đọc thông tin, quan sát Hình 3.3, 3.4 và tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

 

Nghệ thuật

 

Kiến trúc – điêu khắc

 

Khoa học tự nhiên

 

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

* Danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê-ô-na đờ Vanh-xi (1452-1519)

+ Ông là người có nhiều tài năng, là kiến trúc sư, kĩ sư, hoạ sĩ, nhà điêu khắc và nhà khoa học. Ông đã có những bản phác hoạ về nhiều loài động, thực vật và nhiều bản vẽ chi tiết về máy bay, tàu ngầm. Những nghiên cứu về khoa học của đờ Vanh-xi đã cải tiến chất lượng những tác phẩm hội hoạ của ông. Giải phẫu học đã giúp ông vẽ hình thể con người chân thực hơn; toán học được ứng dụng trong tổ chức không gian trong các bức tranh. Mọi người trên khắp thế giới vẫn không thôi ngạc nhiên về bức tranh tường Bữa ăn tối cuối cùng.

Bữa ăn tối cuối cùng

+ Tác phẩm hội hoạ nổi tiếng nhất của ông là bức chân dung tên Mô-na Li-da.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là bức tranh được thảo luận nhiều nhất vì nụ cười bí ẩn: liệu nhân vật chính trong bức tranh có cười hay không?! Nét đặc sắc chính của bức tranh là đôi mắt được đờ Vanh-xi vẽ theo cách mà ngay cả khi bạn thay đổi góc nhìn, đôi mắt của Mô-na Li-da dường như vẫn đang dõi chúng ta. Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu trên gỗ và hiện thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp. Mô-na Li-da được trưng bày tại Lu-vrơ, Pa-ri và thuộc về công chúng, nghĩa là sẽ không thể mua hoặc bán bức tranh này.

* Mi-ken-lăng-giơ

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ông  sinh tại Phi-ren-xê nhưng sống và làm việc chủ yếu tại Rô-ma và Bô-lô-na. Mi-ken-lăng-giơ là tác giả của nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Nhiều tác phẩm được ông tạo ra cho Giáo hội Công giáo Rô-ma. Các đức Giáo hoàng, Giám mục và nhiều chức sắc tôn giáo đã thuê Mi-ken-lăng-giơ trang hoàng cho nhà thờ bằng những bức tượng, tranh vẽ lộng lẫy của ông. Mi-ken-lăng-giơ đại diện cho tư tưởng của thời Phục hưng trong nhiều phương diện. Ông theo đuổi sự hoàn hảo trong công việc và chỉ cần ông tìm thấy một khiếm khuyết nhỏ, ông cho rằng tác phẩm đã bị huỷ hoại. Cuối cùng, chủ nghĩa hoàn hảo đã được đền đáp, những tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây kinh ngạc cả trong giới nghệ sĩ đương thời lẫn công chúng ngày nay.

+ Sáng tạo A-đam được hoàn thành năm 1512,

được vẽ trên trần nhà nguyện Xi-xtin . Đây là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của Mi-ken-lăng-giơ. Mặc dù đây là một trong những bức hoạ được phỏng lại nhiều nhất mọi thời đại nhưng về mức độ phổ biến thì chỉ đứng thứ hai, sau Mô-na Li-da. Tác phẩm là một biểu tượng của tính nhân văn khi vẽ tay của Thiên Chúa và A-đam sắp chạm được nhau.

à GV kết luận: Có thể nói đây là thời kỳ đẹp đẽ nhất trong văn minh nhân loại, sự cách mạng toàn diện sản sinh ra những con người toàn diện. Những bộ óc vĩ đại này góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển nhân loại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, quan sát Hình 3.3, 3.4 trao đổi để tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, khoa học tự nhiên.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng

Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

Có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, thơ nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét

của Sếch-xpia, Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc, Quyển thơ tình thứ nhất, Quyển thơ tình thứ hai của Pi-e Giôn-sát....

Nghệ thuật

Đạt được những thành tựu lớn về hội hoạ, kiến trúc và điêu khắc, tiêu biểu

với các tác phẩm như Nàng Mô-na Li-sa. Bữa ăn tối cuối cùng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi; Sự sáng tạo A-dam, Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ....

Kiến trúc – điêu khắc

Nhiều công trình có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc ra đời, như lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...

Khoa học tự nhiên

Gắn liền với sự đóng góp của các nhà khoa học trên các lĩnh vực toán học, thiên văn học, tiêu biểu là Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 và tìm hiểu về ý nghĩa, tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 và tìm hiểu về ý nghĩa, tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

(HS tìm các từ khóa thể hiện ý nghĩa, tác động của phong trào văn hóa Phục hưng).

- GV phát Phiếu học tập số 3 cho HS và yêu cầu HS hoàn thành:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

 

 

Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng

đối với xã hội Tây Âu

Ý nghĩa

 

Tác động

 

 - GV cho HS tham khảo thêm tư liệu nói về ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng: “Bằng tinh thần đấu tranh dũng cảm bắt chấp lò thiêu và ngục tối của toà án tôn giáo, các chiến sĩ trên mặt trận văn hoá thời Phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo, do đó đã giải phóng từ tưởng, tình cảm con người khởi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội Thiên chúa giáo. Các nhà văn, nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình vào phong trào văn hoá đó bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, do đó đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của nhân loại”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 và tìm hiểu về ý nghĩa, tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

3. Tìm hiểu về ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng

đối với xã hội Tây Âu

Ý nghĩa

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và đã phá trật tự xã hội phong kiến.

- Giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân được đề cao.

- Đề cao vai trò của khoa học tự nhiên và những quan điểm tiến bộ.

Tác động

- Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại trật tự xã hội phong kiến.

- Là cuộc cách mạng về tư tưởng, mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Au cũng như văn hoá nhân loại.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố, mở rộng kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Luyện tập về Phong trào văn hóa Phục hưng.
  3. Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr.13; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS lí giải tại sao phong trào Văn hóa Phục hưng đã sinh ra những người khổng lồ.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tại sao nói, phong trào Văn hóa Phục hưng  đã sinh ra “những người khổng lồ”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp: Phong trào Văn hóa Phục hưng  đã sinh ra “những người khổng lồ” vì:

+ Xuất hiện nhiều nhà văn hóa lớn và có bộ óc vĩ đại như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Cô-péc-ních, Sếch-xpia,….

+ Các nhà văn hoá Phục hưng đã đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật, phá vỡ sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa giáo đối với dân chúng và đả phá chế độ phong kiến.

+ Có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hoá Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố, mở rộng kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Vận dụng về Phong trào văn hóa Phục hưng.
  3. Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SGK tr.13; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Giới thiệu một thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng mà em ấn tượng.

- GV cho HS tham khảo:

Nét độc đáo trong hội họa Phục hưng

Các tác phẩm Phục Hưng mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh con người. Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng. Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp – La Mã. Tranh thời kì Phục Hưng là tranh của sự mẫu mực. Tả chất vô cùng độc đáo với làn da mềm mại của người phụ nữ và cơ bắp chắc khỏe của người đàn ông… Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh về chiều sâu không gian. Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần…

Hội  hoạ  thời  Phục  Hưng  là  đỉnh  cao  của  hội  hoạ,  là  bước  ngoặt  của  nền  mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh… Là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới. Phục hưng có nghĩa là “làm sống lại”. Nhìn vào những tác phẩm hội hoạ của thời Phục Hưng chúng ta có thể nhận ra về mặt tôn giáo và lịch sử mà không cần phải qua sách vở. Đó là những tác phấm sống mãi với thời gian, những hoạ sĩ bậc thầy lớn để các ngòi bút không ngừng tranh cãi mặc dù đã cách xa hàng trăm năm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV khích lệ tinh thần xung phong, mời đại diện HS đóng vai hướng dẫn viên để thuyết trình trước lớp một thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng mà em ấn tượng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

+ Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.

+ Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- Làm bài tập Bài 3 – Sách bài tập Lịch sử Địa lí 7 (phần Lich sử).

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4 – Phong trào cải cách tôn giáo.

Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều
Giáo án lịch sử 7 kì 1 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử 7 cánh diều 7 mới, giáo án lịch sử 7 cánh diều , giáo án lịch sử 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều lịch sử 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay