Giáo án Lịch sử 7 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử 7 kì 1 VNEN theo mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Bộ giáo án kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô có đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA lich su 7 ki 1 vnen cv 5512

Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Bài 1 - Tiết 1,2,3,4: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ THẾ KỈ XV - XVI

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức:
  • Lí giải được nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí cuốc thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
  • Trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
  • Đánh giá được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại.
  1. Kĩ năng:
  • Rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử trên lược đồ, kĩ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức khâm phục sự dũng cảm của các nhà hàng hải và sự quyết tâm chinh phục cái mới.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực
  • Năng lực chung: Biết phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
  • Năng lực chuyên biệt: Biện vận dụng phương pháp so sánh để thấy được sự chuyển biến từ xã hội phong kiến chuyển sang xã chủ nghĩa tư bản.
  1. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
  • Nội dung:

+ Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

+ Khám phá về hành trình của các nhà thám hiểm đường biển cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI.

+ Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: vấn đáp thuyết trình trực quan, nhóm
  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
  2. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bản đồ thế giới, phiếu học tập.
  3. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
  4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
  5. Ổn định lớp.
  6. Kiểm tra bài cũ.
  7. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian:

- Khởi động: Quan sát các hình ảnh trong SGK trang 3 và cho biết hình ảnh đó liên quan tới nội dung nào của lịch sử nhân loại? Nêu hiểu biết của em về nội dung đó?

+ GV tổ chức HS hoạt đông cá nhân.

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

Ở thế kỉ XV, nền kinh tế hàng hóa phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lý. Điều này làm cho giai cấp TS châu Âu giàu có một cách nhanh chóng thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN ra đời. Cụ thể ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1:

GV: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.

? Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4. Theo em hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào với các cuộc phát kiến địa lí?

- Hoạt động trao đổi buôn bán tại các thành thị châu Âu diễn ra rất tấp nập, điều này dẫn đến nhu cầu phát triển sản xuất, nguồn vốn, nguyên liệu và thị trường.

GV: tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi

? Trình nguyên nhân và các điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

 

 

 

 

? Kể tên các tiến bộ KHKT ở thế kỉ XV mà em biết. Hãy nêu tác dụng của từng tiến bộ KHKT đó đối với các cuộc phát kiến địa lí?

- Tác dụng: Các cuộc phát kiến địa lí đều sử dụng đường biển vì thế rất cần có hải đồ và la bàn để xác định phương hướng chính xác trên biển. Kĩ thuật đóng tàu cũng đóng vai trò quan trọng tạo ra những con tàu lớn vững chác có thể vượt được các đại dương, các cơn bão trên biển.

- HS: thảo luận và trả lời, các nhóm bổ sung.

- GV: nhận xét và chốt ý.

 

Hoạt động 2:

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh trong SGK-5

GV: cho HS hoạt động cá nhân:

? Nêu các cuộc phát kiến tiêu biểu?

 

 

 

 

 

- GV: cho HS hoạt động nhóm.

? Trình bày các cuộc phát kiến địa lí của Đi-a-xơ, Va-xcô-đơ-ga-ma, Cô-lôm-bô, Ma-gien- lan trên lược đồ và đánh giá công lao của họ?

- Công lao: Họ đã tìm ra những con đường mới, những vùng đất mới, cho con người hiểu biết chính xác về hành tinh và hình thể trái đất (hình cầu)

- HS: trình bày trước nhóm, trước lớp.

- GV: cho HS hoạt động cá nhân.

? Miêu tả quang cảnh cảng Li-bon (Bồ đào Nha) nữa cuối thế kỉ XV qua hình 8.

- Quanh cảng là một đô thị sầm uất đông đúc, ngoài cảng tàu thuyền tấp nập.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi.

? Nêu hướng đi của các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào nha, Tây Ban Nha?

Chốt ý: Đều xuất phát từ thủ đô Li-xbon (Bồ đào nha) đi 1 vòng từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn độ dương. Chấm dứt cuộc hành trình vòng quanh trái đất bằng đường biển

 

Hoạt động 3:

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh trong SGK-8

- GV: cho HS hoạt động cá nhân.

? Trình bày những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí. Trong những tác động đó theo em tác động nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Tác động quan trọng nhất: Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, những vùng đất mênh mông.

- Vì tác động đó đã làm cho giai cấp tư sản châu Âu lớn mạnh dẫn tới hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

? Miêu tả hình 12,13. Những hình ảnh này chứng tỏ điều gì? Em có nhận xét gì về số phận những người trong hình?

- Hình 12: Hàng nghìn người châu Phi bị bắt sang châu Mĩ làm nô lệ.

- Hình 13: Những người thổ dân bị những thương nhân châu Âu bắt.

-> Họ bị coi là những công cụ lao động biết nói, bị coi rẻ tính mạng, phải làm việc khổ cực cho các thương nhân châu Âu, Mĩ.

1. Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân: Do nhu cầu phát triển của sản xuất -> nhu cầu về thị trường mới.

- Điều kiện: Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải (la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khám phá về hành trình của các nhà thám hiểm đường biển cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI.

 

- Các cuộc phát kiến tiêu biểu:

+ Đi-a-xơ đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi (1487)

+ Va- xcôđơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)

+ Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492)

+ Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất (1519-1522)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

- Tác động tích cực: Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển. Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, những vùng đất mênh mông.

 

- Tác động tiêu cực: Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Câu 1 : Lập bảng và điền nội dung phù hợp về các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải

Thời gian thực hiện cuộc phát kiến địa lí

Kết quả

Đi-a-xơ

 

1487

Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.

Va-xcôđơ Ga-ma

 

1498

Đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi đến Tây Nam Ấn Độ.

Cô-lôm-bô

 

1492

Tìm ra châu Mĩ.

Ma-gien-lan

Từ 1519 đến 1522

Đi vòng quanh trái đất.

Câu 2: Nối tên nhân vật ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp.

Nối: 1-b; 2-a; 3-c; 4-d.

Câu 3: Giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ma-gen-lan.

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.

Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian. Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Magellan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.

Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Magellan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Magellen, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Magellan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương). Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.

Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Magellan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Magellan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.

Sau cái chết của Magellan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Xeerri của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.

Câu 4: Các nhà hàng hải đã mua những mặt hàng gì ở châu Á? Tại sao họ lại mua những mặt hàng đó?

- Hồ tiêu, quế gừng, tất cả những hương liệu phương Đông dùng để làm gia vị cho các món ăn, làm món ăn có vị cay ăn thêm ngon.

- Vì thời đó ở châu Âu các loại hương liệu này rất hiếm và có giá trị có thể thay thế cho tiền, có thể dùng để thanh toán công nợ, thuế khóa, mua vườn ruộng và thuyền bè.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

- GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH.

Câu 1: Là người dân châu Á, em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí?

Thái độ của em:

- Cảm thấy vui khi gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu sau cuộc phát kiến địa lí.

- Bên cạnh đó, cũng phản đối và lên án các hành vi như buôn bán nô lệ, bóc lột sức lao động…

Câu 2: Nếu sống ở thế kỉ XV em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C. Cô-lôm-bô không? Vì sao?

Em tán thành vì:

- Có thể tìm ra được những vùng đất mới.

- Tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu văn hóa, hàng hóa giữa các nước châu Âu và châu Á.

Câu 3: Tại sao người ta lại gọi châu Âu là lục địa “già”, châu Mĩ là lục địa “trẻ”

- Châu Âu là lục địa “già” vì châu Âu được tìm ra trước. Con người đã sinh sống, xây dựng và phát triển châu Âu từ lâu.

- Châu Mĩ là lục địa “trẻ” vì châu Mĩ được người châu Âu (cụ thể là C.Cô-lôm-bô) tìm ra sau. Sau đó mới bắt đầu đưa người châu Âu sang sinh sống và phát triển

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

- GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH:

Câu 1: Tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau:

- Almanach-Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 2012

- Lê Huy Hòa (chủ biên). Bách khoa trí thức học sinh, NXB Lao động, Hà Nội, 2007

- http://vi.wikipedia.org.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI

  1. Hướng dẫn về nhà.
  2. Học bài cũ:
  3. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 11- Châu Âu thời sơ – trung kì trung đại.
Giáo án Lịch sử 7 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 7 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 7 kì 1 VNEN được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 7 kì 1. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: lich su 7 ki 1 cv 5512, GA lich su 7 ki 1, Giao an 5512 lich su 7 ki 1 vnen, giao an lich su lop 7 ki 1

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay