Giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống

Ở đây có đầy đủ giáo án các môn lớp 2 - sách kết nối tri thức với cuộc sống - Nhà xuất bản giáo dục. Đây là bộ sách được bắt đầu áp dụng cho năm học 2021 - 2021. Giáo án có bản word để tải về

Xem video về mẫu Giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống


GIÁO ÁN KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN LỚP 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN (4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Giọt nước và biến lớn với tốc độ đọc phù hợp; Biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; Hiểu được mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển và chỉ ra được hành trình giọt nước đi ra biển.
  • Biết viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Suối chảy róc rách qua khe đá.
  • Nghe hiểu được câu chuyện Chiếc đèn lồng; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các hiện tượng trong tự nhiên).
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh về giọt mưa, suối, sông, biển.
  • Mẫu chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ, vở Tập viết 2 tập hai.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Vở vở Tập viết 2 tập hai.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2: ĐỌC

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh trong phần bài đọc sgk trang 23. Sau khi HS quan sát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy những sự vật nào trong bức tranh? Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?

 

 

 

 

- GV đặt vấn đề: Các em có biết vòng tuần hoàn của giọt nước trên Trái Đất hoạt động như thế nào không? Giọt nước nhờ ánh nắng chói chang của mặt trời bay hơi lên trời thành mây, mây ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất, ngấm ra suối, sông đổ ra biển rồi lại bay hơi. Đó là một hành trình vô cùng kì diệu phải không? Chúng ta cùng tìm hiểu hiện tượng tự nhiên lí thú này thông qua bài học ngày hôm nay: Bài 5: Giọt nước và biển lớn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Giọt nước và biển lớn trong trang 23 sg, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài thơ ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV nêu và đọc một số từ khó phát âm để HS luyện đọc: tí ta tí tách, mưa rơi, dòng suối.

- GV mời 4 HS đọc bài thơ:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “rơi rơi”.

+ HS1(Đoạn 2): tiếp theo đến “chân đồi”.

+ HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mênh mông”.

+ HS4 (Đoạn 4): phần còn lại.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 24 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc toàn bài thơ trước lớp.

- GV đọc lại 1 lần nữa toàn bài thơ.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Giọt nước và biển lớn.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc để chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sgk trang 24.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 1:

Câu 1: Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp có sử dụng phiếu BT. Từng HS viết kết quả BT trên phiếu BT. Sau đó cả nhóm thống nhất kết quả chung.

+ GV mời 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 2:

Câu 2: Những gì góp phần tạo nên dòng suối nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. HS nêu câu trả lời trong nhóm. Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

+ GV mới 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 3:

Câu 3: Những dòng sông từ đâu mà có?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. HS nêu câu trả lời trong nhóm. Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

+ GV mới 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 4:

Câu 4: Nói về hành trình giọt nước đi ra biển.

 

 

+ GV hướng dẫn luyện tập theo nhóm dựa vào tranh. Từng HS nói về hành trình giọt nước đi ra biển. Sau đó cả nhóm thống nhất kết quả chung.

+ GV mới 2-3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Giọt nước và biển lớn với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo từng khổ.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ Giọt nước và biển lớn.

- GV đọc diễn cảm lại bài thơ 1 lần nữa.

Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 24 theo văn bản Giọt nước và biển lớn.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập theo văn bản đọc sgk trang 24:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Mỗi từ dưới đây tả sự vật nào trong bài thơ:

 

 

 

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp có sử dụng phiếu BT. Từng HS viết kết quả BT trên phiếu BT. Sau đó cả nhóm thống nhất đáp án.

+ GV mời 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước.

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp: Từng HS đóng vai biển nói lời cảm ơn giọt nước.

+ GV mời 1 - 2 cặp HS đóng vai biển nói lời cảm ơn giọt nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

+ Trong tranh, em nhìn thấy trời đang mưa, khung cảnh là biển lớn.

+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ rơi xuống mặt đất, hoặc xuống hồ, sông, ra biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS \lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc từ khó, nhẩm theo. Chú ý ngắt đúng nhịp thơ.

- 4HS đọc các đoạn thơ theo sự phân công của GV.

 

 

 

- 1HS đọc phần Từ ngữ: Lượn là uốn theo đường vòng.

- HS luyện đọc theo nhóm, góp ý cho nhau.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo bạn.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo GV.

 

 

- HS đọc thầm.

 

 

- HS trả lời: Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: giọt nước mưa, dòng suối, bãi cỏ, đồi, sông, biển,....

 

 

 

- HS trả lời: Những giọt mưa góp lại bao ngày tạo nên dòng suối nhỏ.

 

 

 

- HS trả lời: Dòng sông từ những dòng suối nhỏ góp thành mà có.

 

 

 

 

- HS trả lời: Hành trình giọt nước đi ra biển là: nhiều giọt mưa rơi xuống góp thành suối, các dòng suối gặp nhau sẽ tạo thành sông, các dòng sông đi ra biển lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS trả lời: Từ nhỏ tả dòng suối, từ lớn tả dòng sông, từ mênh mông tả biển.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời:

- Biển: Tớ cảm ơn cậu vì cậu và những hạt mưa tí tích, đáng yêu này đến chơi với tớ.

- Giọt mưa: Chúng ta cùng chơi nhé.

TIẾT 3: VIẾT

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Giọt nước và biển lớn (tiết 3).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết chữ hoa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết quy trình viết chữ S theo đúng mẫu GV giới thiệu, hướng dẫn; viết chữ S hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập hai; soát lỗi cho nhau.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa S: cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li; gồm 2 nét cong dưới và móc ngược trái nối liền với nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.

- GV hướng dẫn HS quy trình viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới lượn lên đường kẻ 6, chuyển hướng bút lượn sang trái viết tiếp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn to, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.

- GV hướng dẫn, yêu cầu HS viết trên bảng con chữ viết hoa S.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở Tập viết 2 tập hai.

- GV kiểm tra bài tập viết của HS, chữa nhanh một số bài và nhận xét.

Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Suối chảy róc rách qua khe đá; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Suối chảy róc rách qua khe đá.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?

Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?

- GV hướng dẫn HS cách viết chữ S đầu câu; Cách nối chữ Q với chữ: từ điểm cuối của chữ S nhấc bút lên viết chữ u. Mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu chữ hoa S.

 

- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.

 

 

 

- HS viết chữ hoa S vào bảng con.

- HS viết chữ hoa S vào vở Tập viết 2 tập hai. HS soát lỗi cho nhau.

- HS chú ý lắng nghe GV chữa bài, soát bài của mình.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu ứng dụng Suối chảy róc rách qua khe đá

- HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng.

 

- HS trả lời:

Câu 1: Câu ứng dụng có 7 tiếng.

Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Suối phải viết hoa.

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết

+ HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Giọt nước và biển lớn (tiết 4).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh minh họa trong sgk, đoán xem câu chuyện nói về nhân vật nào, tranh vẽ những gì, cảnh vật trong tranh ở thời điểm nào trong ngày,...; nghe GV giới thiệu và kể câu chuyện Chiếc đèn lồng.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu HS quan sát 4 bức tranh minh họa và trả một số câu hỏi:

Câu 1: Tranh vẽ những gì?

Câu 2: Cảnh vật trong tranh ở thời điểm nào trong ngày?

- GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về bác đom đóm già, chú ong non và bầy đom đóm nhỏ.

CHIẾC ĐÈN LỒNG

(1) Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm nhỏ tuổi rước đèn lồng làm sángrực cả con đường. Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh.

- Ôi chao! Mình thực sự già rồi! - Bác đom đóm thở dài.

(2) Chợt bác nghe thấy tiếng khóc từ dưới bãi cỏ. Bác bay tới và nhận ra đó là chú ong non. Anh bạn nhỏ này bị lạc đường.

- Đừng quá lo lắng, ta sẽ đưa cháu về.

Bác đom đóm an ủi ong non, rồi bác thắp chiếc đèn lồng của mình lên, dắt cu cậu bay đi. Bác bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đưa được ong non về bên ong mẹ.

(3) Bác đom đóm quay trở về. Nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần, tối dần rồi tắt hẳn. Chao ôi! Tuổi già thật phiền phức! Nhưng bác thấy vui vì chút ánh sáng cuối cùng của mình thật có ích. Bác đom đóm đập nhẹ đôi cánh, chậm chạp bay trong bóng tối...

(4) Đột nhiên, có những chiếc đèn lồng lung linh tiến về phía bác:

- Bác ơi! Bác đã đưa bạn ong về nhà. Chúng cháu tới để soi đường cho bác ạ!

Thì ra là bây đom đóm nhỏ.

- Các cháu ngoan lắm! - Bác đom đóm cảm động nói. Giọt nước mắt hạnh phúc trào ra trên khuôn mặt nhăn nheo của bác.

- GV hướng dẫn HS tập nói lời nhân vật bác đom đóm già và bầy đom đóm nhỏ.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi dưới mỗi bức tranh trong sgk.

Câu 1: Bác đom đóm già nghĩ gì khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng?

Câu 2: Bác đom đóm làm gì khi nghe thấy tiếng khóc của ong non?

Câu 3: Chuyện gì xảy ra với bác đom đóm khi đưa ong non về nhà?

Câu 4: Điều gì khiến bác đom đóm cảm động?

Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh minh họa trong sgk, sau khi đã được nghe GV kể chuyện, dựa vào các câu hỏi gợi ý trong từng bức tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo cặp, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của các nhân vật (nhắc HS không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).

- GV động viên HS xung phong kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, GV động viên, khen ngợi.

Hoạt động 3: Kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuẩn bị tập nói tại lớp, sau đó về nhà kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhớ lại nội dung câu chuyện, có thể đóng vai một bạn đom đóm nhỏ trong câu chuyện để kể về suy nghĩ, việc làm, cảm xúc của bác đom đóm.

- GV gợi ý cho HS tập nói tại lớp trước, sau đó về nhà kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Câu 1: Tranh vẽ nhân vật đóm đóm, ong, bầy ong thắm đèn cho đom đóm.

Câu 2: Cảnh vật trong tranh ở thời điểm ban đêm, tối.

 

 

- HS nghe câu chuyện để biết chuyện gì xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời:

Câu 1: Bác đom đóm nghĩ mình đã già thật rồi.

Câu 2: Bác đom đóm an ui ong non đừng lo lắng, bác sẽ đưa ong về nhà.

Câu 3: Khi đưa ong non về nhà, bác đom đóm quay trở về. Nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần, tối dần rồi tắt hẳn.

Câu 4: Bác đom đóm cảm động vì bầy đom đỏm nhỏ đã soi đường cho bác.

 

 

 

- HS tập kể chuyện theo cặp (kể nối tiếp từng đoạn/ mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện rồi góp ý cho nhau).

 

- HS kể chuyển.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng:

+ Bác tuy đã già, yếu nhưng khi gặp sự việc ong non bị lạc đường bác vẫn quyết định đưa ong non về nhà.

+ Việc làm của bác đáng để mọi người noi theo.

Giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống

Phí tải giáo án:

  • Toán 2 tập 1: 300k
  • Toán 2 tập 2: 300k
  • T-Việt 2 tập 1: 300k
  • T-Việt 2 tập 2: 300k
  • Đạo đức 2: 200k
  • TNXH 2: 200k
  • Trải nghiệm 2: 200k
  • Mĩ thuật 2: 200k
  • Âm nhạc 2: 200k
  • Thể dục 2: 200k

Lưu ý:

  • Nếu tải trọn 5 môn: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 600.000
  • Zalo liên hệ: 0386 168 725

=>

Chat hỗ trợ
Chat ngay