Kênh giáo viên » Tiếng Việt 2 » Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tiếng việt lớp 2 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 2345. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Bản xem trước: Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: ĐI HỌC VUI SAO

TUẦN 5

BÀI 9: CÔ GIÁO LỚP EM

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng, rõ ràng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương; biết cách đọc bài thơ Cô giáo lớp em với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.

- Nhận biết được các từ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình.

- Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi.

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Cậu bé ham học; kể lại được 1 – 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực văn học (biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ).

  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường; có khả năng làm việc nhóm.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

  1. Phương tiện dạy học
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Tranh minh họa bài đọc, tranh minh học phần Kể chuyện;

- Mẫu chữ viết hoa D;

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK;

- Vở bài tập thực hành, vở chính tả;

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Có giáo án điện tử

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có biết bài hát nào liên quan đến chủ đề mái trường, thầy cô hay không?

- GV yêu cầu cả lớp cùng hát một số bài hát về mái trường, thầy cô để khởi động.

- GV cho HS quan sát tranh và dẫn dắt: Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn học bài, cô giáo tươi cười, dịu dàng, trong khung cảnh nắng đang tràn vào lớp qua khung cửa sổ. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Cô giáo lớp em của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Bài thơ nói về suy nghĩ, tình cảm của HS đối với cô giáo của mình – một cô giáo nhiệt huyết, say mê với nghề giáo; dịu dàng, tận tụy với các em học sinh).

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc VB.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 của bài thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

- GV nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương để HS đọc: nào, lớp, lời, nắng, viết, vào, vở,…

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ của bài thơ để làm mẫu cho cả lớp biết cách luyện đọc theo nhóm:

+ Khổ thơ đầu;

+ Khổ thơ giữa;

+ Khổ thơ cuối.

- GV yêu cầu cả lớp luyện đọc theo nhóm 3, cả nhóm đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 khổ. GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài thơ.

- GV mời các nhóm đọc trước lớp.

- GV chỉ định HS nhận xét, góp ý cách đọc cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 41. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Câu 1: Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?

+ Câu 2: Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài.

 

 

 

+ Câu 3: Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình?

 

 

 

 

+ Câu 4: Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?

- GV gọi đại diện các nhóm đứng lên trả lời.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu HS:

+ Lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- GV gọi 2 – 3 HS đọc nối tiếp từng khổ hoặc đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện đọc theo văn bản, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đóng vai các nhân vật để hoàn thành yêu cầu phần Luyện đọc theo văn bản. GV hướng dẫn HS:

+ Đối với câu 1a:

§ GV hướng dẫn câu thể hiện sự ngạc nhiên cần thể hiện được cảm xúc của người nói: Cảm xúc của em khi lần đầu nghe bạn hát rất hay là gì? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó? (VD: bất ngờ, không bất ngờ, ngạc nhiên, thích, thú vị,…).

§ Câu thể hiện sự ngạc nhiên thường bắt đầu bằng: A!, Ôi!, Chao ôi!,…

+ Đối với câu 1b:

§ Em hãy tưởng tượng món quà mà bố mẹ tặng cho mình. Món quà đó có khiến em thích không? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó? (VD: bất ngờ, vui, thích, sung sướng,…).

§ Khi được tặng quà, em nên nói gì với người tặng mình món quà đó?

+ Đối với câu 2:

§ Em có tình cảm như thế nào với thầy cô giáo của em (có thể là một thầy cô cụ thể)?

§ Em hãy nghĩ đến thầy cô giáo ấy và thử nói một câu thể hiện tình cảm với thầy cô giáo của mình.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi các nhóm.

- GV chốt câu trả lời.

Tiết 3: Viết

1. Viết chữ hoa

Mục tiêu: HS biết viết chữ viết hoa D, viết chữ viết hoa D vào vở.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ D, yêu cầu HS quan sát: độ cao, độ rộng các nét:

+ Độ cao 5 li.

+ Độ rộng 4 li.

- GV cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa D trên màn hình: Chữ D gồm 2 nét cơ bản: nét lượn hai đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ;

+ GV viết mẫu:

§ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2, nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1;

§ Nét 2: Chuyển hướng viết nét cong phải từ dưới đi lên, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ ngang 5.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ D vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV gọi một số HS trình bày bài viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Viết ứng dụng

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức và kỹ năng viết chữ D. Viết ứng dụng chữ D.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS:

+ Viết chữ viết hoa D đầu câu;

+ Cách nối chữ hoa và chữ thường: Nét 1 của chữ u cách nét cong phải của chữ cái hoa D nửa ô li;

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa D, h, g cao 2,5 li (chữ g 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ cái d, đ cao 2 li; chữ cái t cao 1,5 li; chữ cái r cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li;

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu hỏi đặt trên chữ cái e, dấu sắc đặt trên chữ cái ă;

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng 1 chữ o;

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i của tiếng chơi.

- GV yêu cầu HS viết dòng chữ ứng dụng vào vở tập viết. GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV gọi một số HS trình bày bài viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Tiết 4: Nói và nghe

1. Nghe kể chuyện

Mục tiêu: Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Cậu bé ham học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát các bức tranh, dựa vào nhan đề (tên truyện) và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về cậu bé có tên là Vũ Duệ. Vì nhà nghèo nên Vũ Duệ không được đến trường, cậu thường cõng em đứng ở ngoài lớp học của thầy để nghe thầy giảng. Để biết cậu bé Vũ Duệ đã được thầy giáo nhận vào lớp như thế nào, chúng ta hãy cùng lắng nghe câu chuyện Cậu bé ham học nhé!

- GV đọc câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ vào các bức tranh.

Cậu bé ham học

(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.

(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:

- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?

Cậu bé thưa:

- Dạ, thưa thầy con xin trả lời ạ!

Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đâu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.

(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duê được đi học, chính thức bên thày bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.

(Theo Kể chuyện thần đồng Việt Nam).

- GV đọc câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì để HS chú ý và có sự chủ động.

- GV khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện.

2. Chọn kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

Mục tiêu: Kể lại được 1 – 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể, không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể.

- GV yêu cầu HS tập kể chuyện theo cặp (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe).

- GV gọi HS kể 1 – 2 đoạn HS thích và nhớ nhất.

- GV mời 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách kể của bạn.

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi.

3. Vận dụng

Mục tiêu: HS kể được cho người thân về cậu bé Vũ Duệ trong câu chuyện Cậu bé ham học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Kể cho người thân nghe câu chuyện về cậu bé Vũ Duệ hoặc 1 – 2 đoạn mà HS thích nhất.

+ Có thể nêu nhận xét về cậu bé Vũ Duệ trong câu chuyện (ham học, chăm chỉ, thông minh,…).

4. Củng cố

Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại nội dung chính:

+ Đọc – hiểu bài Cô giáo lớp em.

+ Viết đúng chữ viết hoa D, câu ứng dụng Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi.

+ Nghe – kể được câu chuyện Cậu bé ham học.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- Cả lớp hát.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

 

- HS phát âm theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ của bài thơ để làm mẫu. Cả lớp lắng nghe.

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

 

 

 

- Các nhóm đọc trước lớp.

- HS nhận xét, góp ý cách đọc cho nhau.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:

 

 

Câu 1: Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi;

Câu 2: Những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài:

+ Gió đưa thoảng hương nhài;

+ Nắng ghé vào cửa lớp;

+ Xem chúng em học bài.

Câu 3: Bạn nhỏ đã kể về cô giáo của mình:

Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng (cô mỉm cười thạt tươi để đáp lời chào của học sinh), cô dạy các em tập viết, cô giảng bài).

Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu.

 

 

- Các nhóm đứng lên trả lời.

 

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS tập đọc lời đối thoại.

 

- 2 – 3 HS đọc nối tiếp trước lớp.

 

- HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện đọc theo văn bản, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoạt động theo cặp để hoàn thành BT:

 

 

Câu 1: Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi:

a. Lần đầu được nghe một bạn hát rất hay:

VD:

- Chao ôi! Cậu hát hay tuyệt!

- Ui! Cậu hát hay quá!

- Giọng hát của cậu thật tuyệt vời!

b. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ:

VD:

- Món quà đẹp quá! Con rất thích món quà này! Con cảm ơn mẹ ạ!

- Ôi! Bất ngờ quá, đúng đồ chơi con thích! Con cảm ơn bố ạ!

Câu 2: Nói câu thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày kết quả của mình.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập viết chữ D vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.

 

- Một số HS trình bày bài viết.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu viết ứng dụng.

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết dòng chữ ứng dụng vào vở tập viết.

 

- Một số HS trình bày bài viết.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp, quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể.

 

 

- HS tập kể chuyện theo cặp.

 

 

 

- HS kể 1 – 2 đoạn HS thích và nhớ nhất.

- HS kể trước lớp toàn bộ câu chuyện.

 

 

- HS khác nhận xét, góp ý cách kể của bạn.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS nghe hướng dẫn, thực hiện kể với người thân câu chuyện khi trở về nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nêu ý kiến về bài học.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

 Tài liệu khác

Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án tiếng việt 2 sách mới, giáo án kết nối tiếng việt 2, giáo án tiếng việt 2 cv 2345 sách mới, giáo án 2345 tiếng việt 2 sách kết nối
Chat hỗ trợ
Chat ngay