Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Một số tài liệu quan tâm khác


1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Tự nhiên và xã hội 2 bộ sách Kết nối tri thức: Sách do Vũ Văn Hùng, Nguyễn Thị Thấn, Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh biên soạn

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2- KẾT NỐI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
- Bài: 1: Các thế hệ trong gia đình
- Bài: 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình
- Bài: 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
- Bài: 4: Giữ sạch nhà ở
- Bài: 5: Ôn tập chủ đề gia đình
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
- Bài: 6: Chào đón ngày khai giảng
- Bài: 7: Ngày hội đọc sách của chúng em
- Bài: 8: An toàn khi ở trường
- Bài: 9: Giữ vệ sinh trường học
- Bài: 10: Ôn tập chủ đề trường học
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
- Bài: 11: Hoạt động mua bán hàng hóa
- Bài: 12: Thực hành mua bán hàng hóa
- Bài: 13: Hoạt động giao thông
- Bài: 14: Cùng tham gia giao thông
- Bài: 15: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
- Bài: 16: Thực vật sống ở đâu?
- Bài: 17: Động vật sống ở đâu?
- Bài: 18: Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật?
- Bài: 19: Thực vật và động vật quanh em
- Bài: 20: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
- Bài: 21: Tìm hiểu cơ quan vận động
- Bài: 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động
- Bài: 23: Tìm hiểu cơ quan hô hấp
- Bài: 24: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp
- Bài: 25: Tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu
- Bài: 26: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu
- Bài: 27: Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe
CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
- Bài: 28: Các mùa trong năm
- Bài: 29: Một số thiên tai thường gặp
- Bài: 30: Luyện tập ứng phó với thiên tai
- Bài: 31: Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Có Powerpoint sinh động

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Kể được tên một số đồ dùng, thức ăn, đổ uống nếu không được cất giữ, bảo quản

cẩn thận có thể gây ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc và đề xuất được những việc làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

- Biết cách xử lí những tình huống đơn giản khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng:

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. GV:

- Hình minh họa SGK phóng to (nếu có)

- Máy chiếu (nếu có) và một số hình ảnh có nội dung gắn với bài học.

  1. HS: Máy chiếu (nếu có) và một số hình ảnh có nội dung gắn với bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình, trả lời câu hỏi: Em đã từng thấy ai bị ngộ độc chưa? Vì sao người đó bị ngộ độc?

- GV khuyến khích, động viên HS chia sẻ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

KHÁM PHÁ

Mục tiêu: HS nêu được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. Đồng thời HS nhận biết được một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản đúng cách và tác hại của việc sử dụng những thứ đó.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hiện hoạt động 1

- GV tổ chức cho HS quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao nhiều người bị ngộ độc qua đường ăn uống?

GV Mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác lăng nghe và bổ sung.

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Tại sao thức ăn ngày hôm trước bảo quản không đúng cách thì hôm sau sẽ không nên ăn?

+ Uống nước ngọt để qua đêm thường đau bụng, vì sao?

+ Vì sao thuốc phải để xa tầm tay của trẻ em?

- GV mời HS trả lời để HS biết đương nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống.

- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống: Ăn phải thức ăn ôi thiu, bảo quản không đúng cách; thức ăn, đồ uống quá hạn sử dụng; uống thuốc không đúng chỉ dẫn,...

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK:

+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,... nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

+ Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đổ uống bị hỏng, ôi thiu?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Câu hỏi 1: Hoa quả bị hỏng (hình 2), bánh mì bị mốc (hình 3), nước rửa bát và dầu ăn để cạnh nhau dễ gây nhầm lẫn (hình 4), thức ăn bị ruồi đậu vào (hình 5), kẹo để lẫn lộn với thuốc trong tủ thuốc (hình 6), thức ăn có mùi thiu (hình 7).

+ Câu hỏi 2: Dấu hiệu để nhận biết: hoa quả bị hỏng (mốc, thối, chuyển màu), bánh mì bị mốc trắng, thức ăn có mùi ôi thiu,...

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể thêm tên một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống khác có thể gây ngộ độc nếu không cất giữ, bảo quản đúng cách? Tác hại của việc sử dụng những đồ dùng, thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh và quá hạn sử dụng như thế nào?

- GV mời một số HS chia sẻ

- GV kết luận.

THỰC HÀNH

Mục tiêu: Nêu được cách nhận biết một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc và cách cất giữ, bảo quản an toàn.

Cách tiến hành:

- GV có thể chiếu trên màn hình một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Liệt kê tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận? Vì sao chúng có thể gây ngộ độc?

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- Sau đó, GV có thể chiếu trên màn hình hoặc giới thiệu bằng tranh ảnh một số cách bảo quản thức ăn, đồ uống,... an toàn.

- Yêu cầu HS đọc và chia sẻ lời chốt của Mặt Trời: Cất giữ, bảo quản thức ăn không cẩn thận; ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng; uống thuốc không đúng cách,… là nguyên nhân có thể gây ngộ độc.

 

 

 

 

- HS tìm câu trả lời

 

 

- HS trình bày trước lớp

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài

 

 

 

- HS quan sát tranh, hoạt động nhóm

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời

 

 

- Các nhóm báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV công bố đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cặp đôi với bạn bên cạnh.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện cặp đứng lên chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét, đánh giá

 

 

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời:

+ Một số loại đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không bảo quản đúng cách như: hoa quả chưa rửa, sữa hoặc bánh kẹo quá hạn sử dụng, thớt bị mốc,...

- HS lắng nghe kết luận

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi

 

 

- HS đọc lời chốt của Mặt Trời.

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

MỞ ĐẦU

Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho hs

Cách tiến hành:

- GV có thể tổ chức cho HS giải quyết tình huống sau: Mẹ và An đi siêu thị. Đến quầy thực phẩm tươi sống, An nhìn thấy thịt, cá, tôm được bọc lại và để trong tủ đông lạnh. An hỏi mẹ: Mẹ ơi, vì sao người ta lại bọc thịt, cá, tôm và bỏ vào tủ lạnh ạ? Em hãy thay mẹ giải thích cho An hiểu.

- GV mời một số HS đưa ra cách giải quyết tình huống

- GV khuyến khích, động viên các em và dẫn dắt: Đó là cách bảo quản thực phẩm an toàn.

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1:

Mục tiêu: HS nhận thức được sự cần thiết và một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đổ dùng an toàn.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS liên hệ với kiến thức đã học ở tiết 1, quan sát hình, thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+ Những thành viên trong gia đình Minh đang làm gì sau bữa ăn?

+ Việc làm nào thể hiện việc cất giữ, bảo quản thức ăn, đổ dùng đúng cách?

+ Phải cất sữa chua ở đâu?

+ Tại sao phải để dầu ăn vào đúng kệ gia vị?

- GV mời đại diện một số HS trả lười câu hỏi

- GV nhận xét và đưa đáp án:

· Minh cất dầu ăn đúng kệ gia vị để tránh nhầm lẫn với các loại chất lỏng không ăn/ uống được khác(Ví dụ: nước rửa bát);

· Em Minh hỏi mẹ cất sữa chua ở đâu (ở ngăn mát tủ lạnh);

· Bố cho thức ăn thừa vào tô thuỷ tỉnh có nắp đậy và cất vào tủ lạnh;

· Mẹ rửa bát và úp lên kệ cho khô; cốc chén, bát đĩa được xếp gọn gàng riêng trên ngăn tủ kính,...

Hoạt động 2:

Mục tiêu: nhận biết được một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống và nêu được cách cất giữ, bảo quản cẩn thận đồ dùng, thức ăn, đồ uống.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

· Em biết cách nào khác để cất giữ thức ăn qua đêm không bị hỏng?

· Nước tẩy rửa nên để ở đâu cho an toàn?

- GV cho HS liên hệ với các việc làm của gia đình mình thông qua các câu hỏi:

+ Gia đình em thường bảo quản thức ăn, đồ uống bằng cách nào?

+ Hoa quả và rau tươi cất giữ thế nào để đảm bảo vệ sinh, an toàn, không bị thối, hỏng?

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế với gia đình mình và chia sẻ.

- GV kết luận.

THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS biết kiểm tra thông tin trên sản phẩm trước khi mua hàng và biết cách xử lí trong những tình huống đơn giản khi gặp người bị ngộ độc qua đường ăn uống.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hành hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình: sữa tươi, thịt, bánh mì trong SGK và chia sẻ với bạn những hiểu biết của mình khi đọc những thông tin trên sản phẩm (ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản,...), giải thích được vì sao cần đọc thông tin trước khi mua hàng.

- Gọi 1-2 HS chia sẻ trước lớp cách nhận biết của mình, GV nhận xét, động viên và bổ sung thêm những điều cần lưu ý.

- GV có thể kết luận: Những thông tin ghi trên hàng hoá rất cần thiết và quan trọng để chúng ta lựa chọn hàng hoá đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc.

Bước 2: Thực hành hoạt động 2:

- Yêu cầu HS quan sát hình, mô tả tình huống trong hình, từ đó đề xuất cách xử lí của mình.

- Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm và khuyến khích các nhóm thể hiện cách xử lí trước lớp.

VẬN DỤNG

Mục tiêu: HS biết cách bảo quản, cất giữ đổ dùng, thức ăn, đồ uống đúng cách, cẩn thận để phòng tránh ngộ độc, đồng thời biết tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hành hoạt động 1

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào giấy A4 theo kĩ thuật khăn trải bàn: Tìm hiểu và ghi lại một số đồ dùng, thức ăn, đổ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

- Cho đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

- GV có thể đặt câu hỏi: Đề xuất với người thân những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

- GV gọi đại diện HS đưa ra một số đề xuất.

- GV lắng nghe đi đến kết luận: “ Ăn chín, uống sôi”; cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ dùng,… cẩn thận, đúng cách và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

* Hướng dẫn về nhà:

- Các em tham gia vẽ tranh tuyên truyền cách cất giữ và bảo quản thức ăn thể hiện trách nhiệm, ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Thực hiện việc cất giữ, bảo quản đồ dùng, thức ăn, đổ uống,... đúng cách để phòng chống ngộ độc.

- Sưu tầm một số tranh ảnh, việc làm để giữ vệ sinh nhà ở và vệ sinh môi trường.

 

 

 

- HS tiếp nhận tình huống.

- HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, có thể đúng hoặc chưa đúng.

 

- HS hoạt động nhóm, xử lí tình huống

- HS trình bày

 

- HS lắng nghe nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lười câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe GV kết luận

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và đọc thông tin trên sản phẩm.

 

 

- HS giải thích được vì sao cần độc thông tin khi mua hàng

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp

 

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

- HS quan sát hình và mô tả tình huống.

 

 

 

 

- HS các nhóm phân vai và giải quyết tình huống.

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm nêu cách giải quyết tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm tình bày kết quả.

 

- HS đưa ra một số đề xuất để phòng tránh ngộ độc qua đường thức ăn

 

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

 

 

 

- HS hoàn thành BTVN.

Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án sẽ thực hiện trên lớp 2 với tất cả các môn. Tiêu chí hiện đại, đẹp mắt, giáo án nhất định tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Giáo án có đủ các môn của các bộ sách: CTST, kết nối, cánh diều

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bàn giao giáo án:

  • Khi đặt sẽ bàn giao đủ đủ cả năm ngay và luôn

Phí giáo án:

  • Trọn bộ 5 môn chính: Toán, TV, TNVXH, Đạo đức, trải nghiệm - phí là 1 triệu
  • Đặt riêng lẻ: Toán, TV: 400k/môn; những môn còn lại 200k/môn

Cách đặt giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 KNTT, GA trình Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức với cuộc sống GA điện tử Tự nhiên và xã hội 2 kết nối
Chat hỗ trợ
Chat ngay