Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 16: Cùng nhau ôn tập học kì 2

Giáo án Bài 16: Cùng nhau ôn tập học kì 2 sách Mĩ thuật 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 16: Cùng nhau ôn tập học kì 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI ÔN TẬP: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 2

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giới thiệu được một số dạng biến thể của hình, khối cơ bản; hình ảnh, màu sắc cân đối, hài hoà trong một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm và bài học yêu thích trong học kì 2 và năm học lớp 4.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng những điều đã học trong môn học và môn khác để giới thiệu và thực hành, sáng tạo sản phẩm.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Giới thiệu được hình, khối biến thể tử hình, khối cơ bản; sắp xếp hình ảnh, cấu tước sản phẩm cân đối, màu sắc hài hoà ở sản phẩm mĩ thuật đã tạo được trong học kì 2, liên hệ với những điều đã học ở kỉ 1 và hình ảnh trong đời sống xung quanh.
  • Vận dụng được những điều đã biết, đã học vào thực hành, sáng tạo sản phẩm về đề tài và hình thức thực hành yêu thích.
  • Trưng bày sản phẩm yêu thích đã sáng tạo trong học kì 2 và năm học lớp 4 hoặc sản phẩm thực hành tổng kết học kì, tổng kết cuối năm.
  1. 3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Yêu quê hương, đất nước, gia đình...;.
  • Quý trọng những giá trị của lao động, sản xuất, văn hoá, nghệ thuật, ở quê hương, đất nước.
  • Yêu thích môn học, giữ gìn, bảo quản sản phẩm đã tạo được.
  • Tôn trọng những chia sẻ và cách tạo sản phẩm của bạn bè.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đã sáng tạo được.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Kể lại điều em đã học ở học kì 2.

- GV chia lớp thành các đội chơi và hướng dẫn chơi:

+ GV phát cho mỗi đợi 1 bảng con/ giấy A4.

+ Các nhóm chọn ra một bạn làm thư kí.

+ HS còn lại lần lượt kể tên các kiến thức đã được học ở học kì 1.

+ HS có thể trang trí thêm, sử dụng các sản phẩm mĩ thuật đã làm ở tiết học trước để minh họa.

+ Hết thời gian quy định, các nhóm dừng làm việc.

+ Nhóm nào có kết quả đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét, ghi nhận các đáp án hợp lí.

- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa tham gia trò chơi nhắc lại các kiến thức đã học ở kì 2Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nội dung ôn tập trong Bài ôn tập: Cùng nhau ôn tập học kì 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Giới thiệu được các chủ đề, bài học và những điều đã biết ở các bài học trong học kì 2 và cả năm học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS trao đổi nhóm đôi, nhóm bi... quan sát hình ảnh (trang 73, 74, 75 SGK) và cho biết:

+ Mỗi hình ảnh thuộc chủ đề, bài học nào?

+ Em hãy giới thiệu điều em biết được ở mỗi chủ đề, bài học thông qua hình ảnh.

+ Hình ảnh phong cảnh nào có màu nóng, màu lạnh”?

+ Hình ảnh phong cách nào có độ đậm, nhạt của màu?

+ Hình ảnh phong cảnh nào có hình ảnh ở xa, ở gần?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án và giới thêm hình ảnh trong đời sống và sản phẩm tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công theo mỗi ảnh chủ đề:

+  Hình 1,2, 3, 5, 6 

·      Bài 9: Nhưng mái nhà than quen

·      Kiến thức: Biết được sự biến thể của hình cơ bản và vận dụng vào sáng tạo sản phẩm những mái nhà thân quen.

·      Một số hình ảnh:

+ Hình 2, 7, 9., 10, 11, 13, 14, 15:

·      Bài 10Nhạc cụ dân tộc.

·      Kiến thức: Biết được một số nhạc cụ dân tộc quen thuộc, liên hệ khối cơ bản và vận dụng vào thực hành sáng tạo.  

·      Một số hình ảnh:

+ Hình 48, 12, 16:

·      Bài 11: Bánh ngon truyền thống.

·      Kiến thức: Biết được một số loại bánh truyền thống dân tộc có dạng hình, khối cơ bản khác nhau và vận dụng vào thực hành, sáng tạo.

·      Một số hình ảnh:

+ Hình 17, 18 :

·      Bài 12: Trên cánh đồng quê em.

·      Kiến thức: Nhận biết sự hài hòa về hình, màu vào vận dụng vào thực hành, sáng tạo.

·      Một số hình ảnh:

+ Hình 19, 20, 21:

·      Bài 14: Nông sản quê em.

·      Kiến thức: Biết một số nông sản quen thuộc của Việt Nam và vận dụng hình khối, màu sắc, vật liệu để tạo sản phẩm theo ý thích.  

·      Một số hình ảnh:

+ Các hình đều có sự xen kẽ của các màu nóng và lạnh, độ đậm nhạt của màu trải đều, có sự phân bố các sự vật, cảnh vật xa gần khác nhau tạo cho bức tranh có chiều sâu, sự hài hòa giữa màu sắc và hình khối.

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Giới thiệu kiến thức đã học, kĩ năng đã biết thông qua sản phẩm.

- Lựa chọn sản phẩm yêu thích để trưng bày, giới thiệu.

- Tạo sản phẩm về  nội dung bài học yêu thích và chia sẻ, trao đổi trong thực hành.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Củng cố kiến thức, kĩ năng và những điều đã học trong học kì 1.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu giới thiệu về:

+ Em hãy giới thiệu tên mỗi sản phẩm dưới đây.

+ Sản phẩm nào có hình ảnh hoặc chi tiết giống hình vuông, hình tròn, hình tam giác?

+ Sản phẩm nào có hình ảnh hoặc chi tiết giống khối lập phương, khối trụ, khối cầu?

+ Em hãy chỉ ra sản phẩm em yêu thích nhất.

+ Sản phẩm nào được tạo bằng cách vẽ và cắt, xé, dán hoặc cắt, dán, nặn?

+ Sản phẩm nào có vị trí hình ảnh xa, gần, màu sắc hài hoà, hình ảnh cân đối?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tóm tắt nội dung HS chia sẻ; vận dụng đánh giá, gợi nhắc các nội dung đã học ở mỗi hình ảnh tương ứng.

- GV sử dụng Vở thực hành, sản phẩm 2D, 3D (nguyên mẫu hoặc ảnh chụp) của HS; có thể giới thiệu thêm sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công.

Nhiệm vụ 2. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm yêu thích

- GV hướng dẫn HS xem lại các sản phẩm đã sáng tạo trong học kì 1 (Vở thực hành, giấy A4, tạo hình 3D...) và yêu cầu chọn một sản phẩm yêu thích nhất để trưng bày, giới thiệu.

- GV tổ chức HS trưng bày (có thể theo nội dung chủ đề hoặc theo mạch kiến thức, hình thức tạo hình....) và gọi mở HS giới thiệu:

+ Tên sản phẩm là gì? Vì sao em thích sản phẩm này?

+ Sản phẩm thuộc chủ đề, bài học nào trong học kì 1?

+ Sản phẩm được tạo bằng cách nào?

+ Hình ảnh, chi tiết nào em thích nhất ở sản phẩm?

+ Em còn thích sản phẩm nào khác? Vì sao?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt chia sẻ của HS và nội dung đã học trong học kì 2.

- GV gợi ý HS đặt câu hỏi với bạn, chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống.

Nhiệm vụ 3. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Em/nhóm em hãy tạo sản phẩm về cuộc sống xung quanh theo ý thích. Ví dụ: nhạc cụ môn Âm nhạc, món bánh em yêu thích, cảnh đẹp em đã nhìn thấy hoặc đã đến, hoạt động lao động em yêu thích,...

+ Em/nhóm em có thể vận dụng những điều đã học như: hình khối cơ bản khác nhau, màu đậm, màu nhạt, màu nóng, máu lạnh, vị trí xa, gần của các hình ảnh... để thể hiện trên sản phẩm.

- GV tổ chức cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

b. Cách tiến hành

- GV nhắc HS xem lại các chủ đề, bài học và nêu câu hỏi:

+ Em thích chủ đề, bài học nào nhất trong học kì 2?

+ Vì sao em thích chủ đề, bài học đó?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS và vận dụng đánh giá.

- GV gợi mở HS bình chọn “Sản phẩm ấn tượng/yêu thích nhất”.

- GV gợi mở HS nêu sản phẩm yêu thích (của mình/của bạn/nhóm mình/ nhóm bạn).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu và ghi nhớ những điều đã học trong học kì 2 và năm học lớp 4.

b. Cách tiến hành

- GV có thể liên hệ mĩ thuật với đời sống và củng cố thêm kiến thức HS đã biết trong năm học thông qua hai tác phẩm mĩ thuật và nêu câu hỏi:

+ Em hãy giới thiệu tên của mỗi tác phẩm.

+ Tác phẩm nào có nhiều màu nóng, màu lạnh, có độ đậm, nhạt của màu?

+ Em hãy chỉ ra hình ảnh hoặc chi tiết nào có vị trí gần em, xa em.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV khích lệ HS thực hành, sáng tạo sản phẩm trong kì nghỉ hè.

- GV tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu vài nét về nội dung tác phẩm; tổng kết năm học lớp 4.

+ Sử dụng đậm, nhạt, nóng, lạnh của màu để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

+ Sử dụng vật liệu sẵn có để tạo màu, tạo bề mặt khác nhau ở sản phẩm mĩ thuật.

+ Sắp xếp mật độ chấm, nét khác nhau trên sản phẩm mĩ thuật.

+ Sắp xếp vị trí các hình ảnh để tạo không gian xa, gần trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

+ Vận dụng các hình, khối có hình dạng biến thể từ hình, khối cơ bản để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

+ Tạo sự hài hoà cho sản phẩm bằng cách sắp xếp hình ảnh, sử dụng màu sắc đậm nhạt, nóng lạnh,... phù hợp.

Kì nghỉ hè sắp đến, chúng mình sẽ có nhiều thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động bổ ích và có thể vận dụng những điều đã học để sáng tạo các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo cách yêu thích.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn tập lại kiến thức đã được học.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tham gia.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.  

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hành.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, bình chọn .

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS ghi nhớ, thực hiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH KHỐI, KHỐI CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. THỂ HIỆN SỰ CÂN ĐỐI, HÀI HOÀ

II. GIÁO ÁN POWEPOINT MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH, KHỐI CƠ BẢN

Chat hỗ trợ
Chat ngay