Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 15: Cảnh đẹp quê hương

Giáo án Bài 15: Cảnh đẹp quê hương sách Mĩ thuật 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 15: Cảnh đẹp quê hương

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số cảnh đẹp trên quê hương Việt Nam và vận dụng sắc, hình khối, màu sắc, không gian,.. để tạo sản phẩm bằng cách vẽ, xé, cắt, dán,.. theo ý thích.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học,… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng hiểu biết về lịch sử, địa lí để tìm hiểu đề tài và thực hành, sáng tạo
  • Sử dụng một số hình thức thực hành như: về, xé, cắt, dán, in, nặn,... để tạo sản phẩm.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Biết được một số cảnh đẹp nổi tiếng trên quê hương, đất nước Việt Nam và về đẹp của hình ảnh thiên nhiên, con người, màu sắc ...; biết được một số cách thực hình, sáng tạo sản phẩm về đề tài cảnh đẹp quê hương Việt Nam.
  • Vận dụng được đường nét, màu sắc, hình khối, không gian... vào sáng tạo sản phẩm theo ý thích về đề tài cảnh đẹp quê hương Việt Nam và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. 3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Giữ gìn bảo vệ những di sản thiên nhiên ở quê hương, đất nước.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về cảnh đẹp quê hương, đất nước.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu bài hát “Việt Nam quê hương tôi" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, yêu cầu HS lắng nghe (có thể hát theo) và giới thiệu những hình ảnh xuất hiện trong lời bài hát.

https://www.youtube.com/watch?v=oVY4wt8cj_Q

- GV đánh giá kết quả hoạt động và giới thiệu nội dung bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa cùng nhau nghe và hát ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 15: Cảnh đẹp quê hương Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được một số cảnh đẹp nổi tiếng trên quê hương, đất nước Việt Nam.

- Tạo được sản phẩm cảnh đẹp quê hương theo ý thích.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 69 SGK) và sản phẩm tranh Hồ Gươm, Lên nương (trang 70 SGK), trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi nội dung quan sát.

+ Cảnh đẹp trong mỗi hình minh hoạ thuộc vùng miền nào trên quê hương Việt Nam?

+ Cảnh đẹp đỏ có hình ảnh, màu sắc nào nổi bật?

+ Em đã từng đến tham quan những nơi này chưa?

+ Hình thức thực hành của mỗi sản phẩm.

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trên mỗi sản phẩm.

+ Mỗi sản phẩm có những màu sắc nào?

+ Em hãy giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt kiến thức:

+ Các cảnh đẹp đến từ nhiều vùng miền của tổ quốc: ruộng bậc thang vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Chùa Cầu ở Hội An, Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, Chùa một cột ở Hà Nội,...

+ Mỗi sản phẩm đều có công dụng riêng: đèn lồng thắp sáng hoặc trang trí, quạt giấy để quạt mát, nón để đội che nắng mưa, gùi và cái âu để đựng đồ...

+ Cảnh đẹp có màu sắc rực rỡ, có những màu sắc nổi bật như vàng, đỏ, nâu,...

+ Sản phẩm được thực hiện bởi nhiều cách thức như cắt, xé, dán, vẽ...

- GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS; GV tổng hợp kiến thức (hình ảnh, màu nóng - màu lạnh, độ đậm – nhạt, vị trí xa gần, hình ảnh chính – phụ,...) và tổng kết hoạt động.

- GV có thể trình chiếu thêm một số hình cảnh đẹp ở địa phương và ở những vùng miền khác nhau để giúp HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g

- GV sưu tầm một số bức tranh phong cảnh về các địa danh nổi tiếng của các hoạ sĩ Việt Nam để giới thiệu, phân tích nội dung, hình thức, chất liệu....

Bức tranh Dưới chân đồi

Bức tranh Nắng

Bức tranh Mùa lúa chín

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo sản phẩm về cảnh đẹp trên quê hương, đất nước Việt Nam.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.

+ Kể tên những hình ảnh, chi tiết có trên sản phẩm tranh về Hồ Gươm, chợ nổi.

+ Chỉ ra hình ảnh chính, hình ảnh phụ trên sản phẩm tranh về Hồ Gươm, chợ nổi.

+ Các hình ảnh chính, phụ được sắp xếp ở những vị trí nào trên sản phẩm?

+ Hình ảnh, chi tiết nào thể hiện rõ nhất đặc điểm của Hồ Gươm, chợ nổi?

+ Hình ảnh nào ở gần, hình ảnh nào ở xa?

+ Em hãy nêu cách thực hành tạo nên sản phẩm về Hồ Gươm, chợ nổi.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Chi tiết:

·      Hồ Gươm: Cây cối, nước, tháp Rùa, rùa.

·      Chợ nổi: cây cối, nhà cửa, thuyền chở hàng, nước.

+ Hình ảnh chính: Tháp Rùa, thuyền chở hàng được để ở giữa và phía trên.

+ Hình ảnh phụ: cây cối, nước, nhà cửa,...để ở mép ngoài và phía sau.

+ Các bước tiến hành tạo ra tranh Hồ Gươm:

·      Bước 1:chuẩn bị các dụng cụ bao gồm giấy thủ công, bút chì, dao nhựa, đất nặn.

·      Bước 2: Vẽ tạo hình bố cục khái quát bao gồm tháp Rùa và phân chia mảng nền.

·      Bước 3: Dùng đất nặn in màu.

·      Bước 4: Trang trí thêm các chi tiết khác.

+ Các bước tiến hành tạo ra tranh chợ nổi:

·      Bước 1: Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, bìa, kéo, màu, băng dính,.

·      Bước 2: Gập giấy thủ công để tạo mặt đứng rồi dán lên bìa cứng. Cắt những sợi nhỏ tạo thành dòng nước.

·      Bước 3: vẽ và tạo hình các chi tiết như nhà cửa, thuyền hàng rồi cắt ra theo mẫu.

·      Bước 4: Dán và trang trí bức tranh.

- GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS và tổng hợp kiến thức, hướng dẫn HS cách tạo sản phẩm về Hồ Gươm, chợ nổi (GV có thể thị phạm trực tiếp hoặc trình chiếu các bước thực hành),

- GV có thể sử dụng thêm vật liệu khác như dây gai, dây ruy băng làm sóng nước, sử dụng giấy bìa cứng làm nền, phông nền phía sau cho mỗi sản phẩm

- GV có thể giới thiệu thêm một số hình sản phẩm ở mục Một số sản phẩm tham khảo (trang 72 SGK) và hình ảnh trong Vở thực hình hoặc sản phẩm cảnh đẹp quê hương khác.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy sử dụng vật liệu theo ý thích để sáng tạo sản phẩm về đề tài cảnh đẹp quê hương Việt Nam.

+ Tạo sản phẩm đề tài cảnh đẹp quê hương bằng đất nặn (sản phẩm cá nhân) (tiết 1).

+ Tạo khối hình ảnh cho sản phẩm cảnh đẹp quê hương (sản phẩm nhóm) (tiết 2).

+ Sắp xếp hình ảnh chính, phụ, hoàn thiện sản phẩm đề tài cảnh đẹp quê hương theo ý thích (tiết 3).

- GV nhắc HS quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm bên cạnh về ý tưởng chọn hình ảnh thiên nhiên, con người... để thể hiện hình ảnh chính, hình ảnh phụ, chi tiết khác cho sản phẩm.

- GV gợi mở cho HS một số hình ảnh chính, hình ảnh phụ, chi tiết có thể tạo nên những cảnh đẹp đặc trưng của quê hương.

- GV nhắc HS chú ý sự cân đối, hài hoà về tỉ lệ hình, màu sắc giữa hình ảnh chính, hình ảnh phụ, chi tiết trên trên sản phẩm; có thể tham khảo mục Một số sản phẩm tham khảo (trang 72 SGK).

- GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản phẩm khi cần thiết.

- GV gợi ý HS có thể kết hợp nhiều chất liệu vật liệu hình thức thể hiện khác nhau để tạo sản phẩm.

- Đối với tiết 1 ở phần Thực hành, sáng tạo, nếu HS không có đất nặn thì GV có thể sắp xếp HS ngồi chung 1 hoặc 2 nhóm và cho thể hiện sản phẩm bằng cách sử dụng màu sáp, màu dạ.

- Ở tiết 2, phần thực hành tạo kho hình ảnh, GV có thể khuyến khích HS vẽ hình, tô màu, sử dụng kéo cắt hoặc xé giấy để tạo hình ảnh, chi tiết.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm sản phẩm 2D trên bảng, giá, bày sản phẩm 3D trên bàn,...

- GV yêu cầu HS quan sát sản phẩm trưng bày, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình/ nhóm bạn.

+  Sản phẩm của em nhóm em có tên là gì?

+ Sản phẩm của em/nhóm em là sản phẩm 2D hay sản phẩm 3D?

+ Em hãy giới thiệu về cảnh đẹp mà em/nhóm em thể hiện trên sản phẩm.

+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ trên sản phẩm

+ Em/nhóm em sắp xếp hình ảnh chỉnh ở vị trí nào trên sản phẩm?

+ Màu sắc chủ đạo trên sản phẩm của nhóm em là gì?

+ Sản phẩm của em/nhóm em được tạo nên bằng chất liệu nào? Nêu cách thể hiện sản phẩm.

+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào trên sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn.

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV có thể khuyến khích HS chia sẻ thêm cách trưng bày sản phẩm theo cách khác.

- GV gợi mở HS chia sẻ trải nghiệm, hiểu biết của mình về cảnh đẹp của quê hương mình hoặc cảnh đẹp mà HS đã đến tham quan hoặc thấy qua tác phẩm mĩ thuật, điện ảnh, truyền hình,

- GV có thể gợi mở HS chia sẻ ý thức giữ gìn và bảo tồn cảnh đẹp, di tích và giới thiệu quảng bá hình ảnh quê hương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được ý tưởng vận dụng sản phẩm của cá nhân/nhóm vào trong học tập và trong cuộc sống hoặc tạo thêm sản phẩm để tài cảnh đẹp quê hương bằng các hình thức khác.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm theo câu hỏi gợi mở sau:

+ Em sẽ sử dụng sản phẩm của em nhóm em vào trong những việc gì?

+ Em sẽ tạo thêm sản phẩm cảnh đẹp quê hương Việt Nam bằng hình thức, vật liệu nào khách?

- GV nhắc HS quan sát hình minh hoạ mục Vận dụng (trang 72 SGK) để liên tưởng tới cách trưng bày khác.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV kết hợp bởi dưỡng ở HS tình yêu quê hương, đất nước, ý thức giữ gìn, bảo tồn những cảnh đẹp, di tích; giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương Việt Nam đến bạn bè trong và ngoài nước.

- GV nhận xét chia sẻ của HS; đánh giá, tổng kết tiết học, bài học.

- GV tổng kết nội dung HS chia sẻ.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Tìm hiểu thêm một số sản phẩm về vẻ đẹp quê hương Việt Nam.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài Ôn tập: Cùng nhau ôn tập học kì 2 (SHS tr.73).

 

 

 

 

- HS lắng nghe và hát theo.

 

 

 

- HS cả lớp cùng hát ca khúc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

  

 

- HS quan sát, lắng nghe.

  

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

  

 

- HS lắng nghe, quan sát.  

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

  

 

  

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

   

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

  

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS tham khảo.

 

 

 

 

 

 

  

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trưng bày sản phẩm.

  

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

  

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH KHỐI, KHỐI CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. THỂ HIỆN SỰ CÂN ĐỐI, HÀI HOÀ

II. GIÁO ÁN POWEPOINT MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH, KHỐI CƠ BẢN

Chat hỗ trợ
Chat ngay