Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 12 : Trên cánh đồng quê em

Giáo án Bài 12 Trên cánh đồng quê em sách Mĩ thuật 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 12 : Trên cánh đồng quê em

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: THỂ HIỆN SỰ HÀI HÒA CÂN ĐỐI

BÀI 12: TRÊN CÁNH ĐỒNG QUÊ EM

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được sự hài hòa về hình, màu và vận dụng vào thực hành, sáng tạo.
  • Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của ban.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng hiểu biết về công việc lao động, sản xuất của ngành nghề yêu thích vào tạo sản phẩm.
  • Biết xác định vị trí của một số hình ảnh chính, phụ ở sản phẩm.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nhận biết được hình ảnh cân đối màu sắc hài hoà ở sản phẩm mĩ thuật. Bước đầu biết được công việc lao động, sản xuất của một số nghề đặc trưng ở một số vùng miền khác nhau.
  • Tạo được sản phẩm về để tái trên cảnh đồng quê em có hình ảnh, màu sắc cân đối, hài hoà và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. 3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Yêu mến người lao động, không phân biệt giữa các ngành nghề khác nhau, quý trọng giá trị của lao động mang lại cho cuộc sống.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về cánh đồng quê.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS nghe bài thơ “Cánh đồng quê em” của nhà thơ Bùi Minh Huế và nêu câu hỏi: Những hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ?

Bé theo mẹ ra đồng

Vầng dương lên rực đỏ

Muôn vàn kim cương nhỏ

Lấp lánh ngọn cỏ hoa.

 

Nắng ban mai hiền hoà

Tung lụa tơ vàng óng

Trải lên muôn con sóng

Dập dờn đồng lúa xanh.

 

Đàn chiền chiện bay quanh

Hót tích ri tích rích

Lũ châu chấu tinh nghịch

Đu có uống sương rơi.

 

Sóng xanh cuộn chân trời

Cánh đồng như tranh vẽ

Bé ngân nga hát khẽ

Trong hương lúa mênh mông.

Bùi Minh Huế.

- GV yêu cầu HS nghe và kể tên những hình ảnh trong bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, tổng hợp kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em vừa tham gia kể tên những hình ảnh trong bài thơ Cánh đồng quê em. Các em cùng đi vào bài học hôm nay Bài 12: Trên cánh đồng quê em.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được hình ảnh cân đối, màu sắc hải hoà ở sản phẩm mĩ thuật. Bước đầu biết được công việc lao động, sản xuất của một số nghề đặc trưng ở một số vùng miền.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 (trang 56 SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật ở trong mỗi bức hình đang làm công việc gì, ở đâu?

+ Ngoài hình ảnh các nhân vật còn có những hình ảnh nào khác ở trong mỗi bức hình?

+ Màu sắc nổi bật ở mỗi bức hình là gì?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng hợp kiến thức

+  Hình 1: Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.

+ Hình 2: Người nông dân đi hái chè.trên cánh đồng chè

+ Hình 3: Người nông dân đang làm muối trên đồng muối.

+Hình 4: Người nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng.

+ Các hình ảnh khác như: nhà cửa, cây cối, núi rừng.

+ Màu sắc chủ yếu là màu xanh và vàng.

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 57 SGK) và cho biết:

+ Sự khác nhau về tỉ lệ giữa các hình nhân vật ở sản phẩm 1  và sản phẩm 2.

+ Sự khác nhau về màu sắc ở sản phẩm 3 và sản phẩm 4.

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng hợp kiến thức

+ Hình 1: các nhân vật có tỉ lệ chưa cân đối (hình quá to, hình quá nhỏ,...; vị trí các nhân vật rời rạc, chưa tạo được nhóm).

+ Hình 2: các nhân vật có tỉ lệ cân đối với nhau.

+ Hình 3: màu sắc hài hoà (màu sắc các nhân vật trung tâm có độ đậm, nhạt, nóng, lạnh, chi tiết rõ tạo sức hút cho người xem, màu sắc nền đất, trời và cảnh phía sau nhẹ nhàng không chênh nhau về độ đậm, nhạt, nóng, lạnh làm nổi bật nhóm nhân vật chính).

+ Hình 4: màu sắc chưa hài hoà (các mảng màu sắc trên các nhân vật, nền đất, trời, cảnh vật phía sau lẫn vào nhau,...).

- GV trình chiếu video về haotj động lao động sản xuất trên những cánh đồng giúp HS được trải nghiệm đa dạng hình ảnh người lao động trên cánh đồng ở các vùng miền khác nhau.

https://www.youtube.com/watch?v=Phld0kQkfyw

Phóng sự buổi sáng trên cánh đồng muối Hòn Khói - YouTube

- GV trình chiếu thêm số sản phẩm mĩ thuật có hình ảnh, màu sắc cân đối hài hòa và một số sản phẩm chưa cân đối, hài hòa cho HS quan sát để hS có cái nhìn đa dạng hơn về sự cân đối, hài hòa trên sản phẩm mĩ thuật.

 

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956)

- GV tóm tắt nội dung quan sát, sử dụng câu kết luận (trang 44 SGK):

Sắp xếp cân đối về tỉ lệ hình, sử dụng màu sắc phù hợp trên sản phẩm là một trong những biểu hiện của hài hòa.

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo kho hình ảnh, sắp xếp hình ảnh tạo sản phẩm gặt lúa trên cánh đồng.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV sử dụng hình ảnh (trang 57, 58, SGK), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Kho hình ảnh gồm có những hình ảnh, chi tiết nào? Màu sắc của các hình ảnh, chi tiết được thể hiện như thế nào?

+ Em hãy nêu cách tạo nên kho hình ảnh.

+ Em hãy nêu sự khác nhau ở cách sắp xếp các hình ảnh, chi tiết từ kho hình ảnh.

+ Em sẽ sắp xếp hình ảnh, chi tiết nào trước/hình ảnh, chi tiết nào sau?

+ Em sắp xếp vị trí của các hình ảnh, chi tiết ở trên sản phẩm như thế nào để tạo nên sự cân đối, hài hoà cho sản phẩm?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Kho hình ảnh gồm hình người nông dân, cánh đồng, bầu trời, mây, mặt trời.

+ Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc cắt dán, vẽ.

+ Sắp xếp cánh đồng trước sau đó sắp xếp hình ảnh người nông dân và vẽ thêm các chi tiết bầu trời, mây, mặt trời.

+ Để tạo được sự cân đối cho hình ảnh nên sắp xếp cách hình to phía trước các hình nhỏ phía sau để tạo độ gần xa cho sự vật.

- GV nhận xét nội dung chia sẻ, trả lời, bổ sung của HS; tổng hợp kiến thức và hướng dẫn HS cách thực hành: tạo kho hình ảnh, sắp xếp hình ảnh tạo sản phẩm trên cánh đồng quê em.

- GV lưu ý HS tư thể của người lao động, vật dụng, cây lá,... màu sắc khi vẽ để tạo thêm sự sinh động cho sản phẩm.

- GV cho HS quan sat một số tranh tham khảo.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về để tải người lao động trên cảnh đồng theo ý thích.

+ Tạo kho hình ảnh: vẽ các hình ảnh bằng nét chì trên giấy (tiết 1).

+ Hoàn thành kho hình ảnh, sắp xếp hình ảnh, chi tiết tạo sản phẩm (tiết 2).

+ GV tổ chức cho HS quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm về ý tưởng lựa chọn cảnh lao động. hình nhân vật chính, đồ vật, cảnh vật xung quanh.... để thể hiện.

- GV gợi mở HS một số hoạt động của người nông dân lao động sản xuất trên cánh đồng.

- GV nhắc HS chú ý sự cân đối hài hoà về tỉ lệ hình giữa các nhân vật, đồ vật, cảnh vật và màu sắc trên sản phẩm.

- GV nhắc HS thao tác theo trình tự các bước. Trong quá trình thực hành có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn hoặc có thể nhờ GV giải đáp, hỗ trợ những chi tiết khó

- GV nhắc HS có thể tham khảo một số sản phẩm ở mục Một số sản phẩm tham khẩu (trang 58 SGK).

- GV có thể gợi ý HS sử dụng chất liệu vật liệu hình thức thể hiện khác để tạo sản phẩm.

- Tiết 1, ở phần Thực hành, sáng tạo, nếu thời gian không đủ để HS vẽ được kho hình ảnh bằng nét chỉ, GV có thể chuyển sang tiết 2 và thay thế hình thức thực hành bằng phiếu bài tập cho HS làm.

- Nếu HS không có điều kiện quan sát hình ảnh lao động trên cánh đồng, GV có thể gọi mở HS tạo sản phẩm về hoạt động lao động khác như: vệ sinh môi trường, trồng cây, đánh cá, sản xuất ở nhà máy, công trường xây dựng

- GV cho HS quan sát một số ngôi nhà và video thực hiện

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, quan sát, trao đổi, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận. GV gợi ý một số câu hỏi để HS chia sẻ:

+  Sản phẩm của cá nhân/nhóm em có tên là gì?

+ Hoạt động lao động nào diễn ra trên sản phẩm của em/nhóm em?

+  Các nhân vật đang làm gì, có hình dáng như thế nào?

+ Hình ảnh các nhân vật, đồ vật được sắp xếp vị trí xa, gần như thế nào? Màu sắc nào được sử dụng nhiều ở sản phẩm?

+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào trên sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV có thể gợi mở HS chia sẻ thêm cách trưng bày sản phẩm cá - nhân/nhóm.

- GV có thể gợi mở HS chia sẻ trải nghiệm, hiểu biết của mình về các hoạt động như: cấy lúa, trồng rau, sản xuất muối,...hoặc nghề nghiệp yêu thích trong tương lai.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp của hình tượng người nông dân lao động trên cảnh đồng qua: bức tranh Tát nước đồng chiêm của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.

b. Cách tiến hành

-  GV tổ chức HS quan sát bức tranh Tát nước đồng chiêm của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (trang 59 SGK).

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở:

+ Những người nông dân đang làm công việc gì?

+ Biểu cảm trên khuôn mặt người nông dân như thế nào?

+ Tư thế, dáng người của các nhân vật, trang phục của các nhân vật, công cụ lao động của những người nông dân là gì?

+ Không khí của buổi làm việc như thế nào?

+ Chất liệu của bức tranh là gì? Màu sắc và không gian của bức tranh?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; giới thiệu thêm về nội dung, hình thức ở bức tranh và họa sĩ Trần Văn Cẩn.

+ Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994):

·      Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), khoa 1931 – 1936.

·      Ông có nhiều tác phẩm mĩ thuật được đánh giá cao, trong đó có bức tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm sáng tác năm 1958.

·      Năm 1996. ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Ngoài ra, ông còn đạt được nhiều giải thưởng và được trao nhiều huân huy chương cao quý khác.

+ Bức tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm:

·      Vẽ về đề tài sản xuất nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân bước vào làm ăn tập thể và phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng

·      Phía xa trong bức tranh là một dải ruộng chiêm ngập nước màu sáng. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa lối nhìn theo luật xa gần với lối vẽ viễn cận ước lệ truyền thống Việt Nam trong bố cục nhân vật, nhằm tạo chiều sâu của không gian mà vẫn phô bày được vẻ đẹp của nét và của hình các nhân vật.

·      Về mặt bố cục, bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn này có 10 người đang tát nước gàu dai (gàu dây). Bố cục dàn thành một mảng chéo, từ khoảng trống bên phải là mô đất và bụi tre có gió thổi làm lật lá, con cò đang đập cánh tìm chỗ đậu. 

·      Bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn Tát nước đồng chiêm thể hiện rõ rành sự vui vẻ, thoải mái mặc dù đang trong lúc lao động tích cực.

- GV có thể giới thiệu thêm các hình ảnh, bức  tranh về người nông dân của các nhiếp ảnh gia, hoạ sĩ khác.

Bác Hồ với nhân dân (Tác phẩm: Nghe lời Bác dạy của họa sĩ Vương Trình)

- GV gợi mở HS thấy được vẻ đẹp của công việc lao động trong đời sống và có thể sưu tầm các tác phẩm mĩ thuật về chủ đề lao động sản xuất, kết hợp bồi dưỡng ở HS tình yêu quê hương, đất nước, quý trọng người lao động, ý thức tham gia các công việc trong gia đình, trưởng, lớp.

- GV tổng kết tiết học, bài học kết hợp phân kết luận (trang 50 SGK).

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Quan sát, tìm hiểu thêm các tranh ảnh có sự hài hòa về hình, màu sắc chủ đề về cánh đồng quê hương, vẻ đẹp lao động.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 13 –  Sản phẩm thủ công truyền thống (SHS tr.60).

 

 

 

 

- HS trật tự lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS ghi nhớ, thực hiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH KHỐI, KHỐI CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. THỂ HIỆN SỰ CÂN ĐỐI, HÀI HOÀ

II. GIÁO ÁN POWEPOINT MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH, KHỐI CƠ BẢN

Chat hỗ trợ
Chat ngay