Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 13: Sản phẩm thủ công truyền thống

Giáo án Bài 13: Sản phẩm thủ công truyền thống sách Mĩ thuật 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 13: Sản phẩm thủ công truyền thống

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: SẢN PHẨM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ, công dụng của một số sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vận dụng và vận dụng vào thực hành, sáng tạo.
  • Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán,… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng hiểu biết về khối cơ bản trong môn Toán để tạo hình sản phẩm có cấu trúc, tỉ lệ cân đối,...

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nêu được đặc điểm về cấu trúc, tỉ lệ, công dụng của một số sản phẩm thủ công truyền thông. Biết được sự đa dạng về hình dáng, chất liệu của các sản phẩm thủ cũng trong đời sống và một số cách thực hành tạo sản phẩm.
  • Tạo được sản phẩm thủ công có hình dạng, màu sắc theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. 3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Tôn trọng sự sáng tạo của bạn bè, người khác.
  • Yêu thích sản phẩm mĩ thuật, trung thực trong sáng tạo sản phẩm.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về sản phẩm truyền thống.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi câu đố

- GV trình chiếu câu đố:

+ Câu 1: Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.

+ Câu 2:

Vốn xưa ở đất sinh ra

Mà ai cũng gọi tôi là con quan

Dốc lòng việc nước lo toan

Đầy vơi cũng mặc thế gian ít nhiều

+ Câu 3: Sinh ra từ xứ Huế, Trải ra khắp ba kỳ, Mềm lòng trong đám nữ nhi, Trăm năm biết có duyên gì với ai?

+ Câu 4: Vừa bằng quả bí, Mà thủng hai đầu, Trong thắp đèn màu, Đem treo trước cửa - Là gì?

- GV mời HS trả lời trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Quạt giấy

+ Câu 2: Cái ấm bằng đất nung

+ Câu 3: Cái nón lá

+ Câu 4: Cái đèn lồng

- GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa tham gia trò chơi. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 13: Sản phẩm thủ công truyền thống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nêu được đặc điểm, công dụng của một số sản phẩm thủ công truyền thống. Biết được sự đa dạng về hình dáng, chất liệu của các sản phẩm thủ công trong đời sống.

b. Cách tiến hành

- GV sử dụng các hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 60 SGK), các hình 1, 2, 3 (trang 61 SGK) yêu cầu HS quan sát, thảo luận và cho biết:

+ Tên của mỗi sản phẩm. Các sản phẩm được làm thủ công hay bằng máy móc công nghiệp? Công dụng của mỗi sản phẩm là gì?

+ Mỗi sản phẩm được tạo bởi chất liệu nào?

+ Sản phẩm 1, 2, 3 (trang 61 SGK) mô phỏng sản phẩm thủ công truyền thống nào? Vật liệu nào được sử dụng để tạo nên sản phẩm? Hoạ tiết được trang trí trên sản phẩm như thế nào?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt kiến thức:

+ Các sản phẩm đều được làm thủ công, riêng chiếc đèn lồng được làm bằng máy móc công nghiệp.

+ Mỗi sản phẩm đều có công dụng riêng: đèn lồng thắp sáng hoặc trang trí, quạt giấy để quạt mát, nón để đội che nắng mưa, gùi và cái âu để đựng đồ...

+ Các sản phẩm được tạo ra từ các chất liệu khác nhau: Đèn lồng làm từ giấy hoặc vải, quạt là từ giấy, nón làm từ lá cọ, cối, tre...,gùi làm từ mây tre đan, âu làm từ đất sét nung.

+ Các sản phẩm 1, 2, 3 lần lượt mô phỏng cái gùi, nón lá và cái giỏ được làm từ giấy thủ công. Các họa tiết trang trí rất đa dạng và bắt mắt.

- GV có thể chuẩn bị một số sản phẩm thủ công thật cho HS quan sát, cầm nắm... và tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ, chất liệu, màu sắc của sản phẩm, giúp HS khắc sâu kiến thức.

- GV có thể giới thiệu một số địa phương, làng nghề ở Việt Nam chuyên sản xuất đồ thủ công.

https://www.youtube.com/watch?v=Tmn2NdHcoCY

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo sản phẩm nmĩ thuật mô phỏng sản phẩm thủ công truyền thống.

- Tạo được sản phẩm, mô hình sản phẩm thủ công theo ý thích.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ mỗi cách thực hành và trả lời câu hỏi

+ Bộ phận chính của sản phẩm nón lá, gùi đi nương có hình dáng của hình, khối nào?

+ Sản phẩm nón lá, gùi đi nương được trang trí hoạ tiết gì? Màu sắc ở sản phẩm ra họa tiết trang trí như thế nào?

+ Sản phẩm nón lá, gùi đi nương được tạo bởi những vật liệu nào?

+ Em hãy nêu các bước tạo nên sản phẩm nón lá, gửi đi nương.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+Hình dáng:

·      Nón lá: hình chóp.

·      Gùi đi nương: hình chóp cụt.

+ Sản phẩm nón lá được trang trí hình hoa sen, gùi đi nương được trang trí bằng các họa tiết thổ cẩm. Màu sắc họa tiết có màu sắc sặc sỡ, nổi bật với gam màu nóng, lạnh xen kẽ.

+  Nón lá và gùi đi nương được làm từ giấy thủ công, các vật hiệu khác như bút màu, thước kẻ, kéo, băng dính,...

+ Các bước tiến hành tạo ra nón lá:

·      Bước 1:chuẩn bị các dụng cụ bao gồm giấy trắng, compa, bút chì, tẩy, thước kẻ, bút màu, kéo, keo dán..

·      Bước 2: Kẻ một đường thẳng có độ dài 10 cm giữa chiều dọc tờ giấy và xác định thêm 1 điểm có độ dài 9 cm. Vẽ đường tròn bán kính 10 cm và 9 cm. kẻ thêm một đoạn thẳng khác nối từ tâm đến đường tròn lớn

·      Bước 3: Cắt đường tròn lớn.

·      Bước 4: vẽ tạo hình trang trí theo sở thích, không trang trí vào phần nhỏ được giới hạn bởi 2 đoạn thẳng đã vẽ trước đó. Sau đó cắt bỏ phần khoảng trống. Dán cố định hai cạnh còn lại.

+ Các bước tiến hành tạo ra chiếc gùi:

·      Bước 1: Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, màu, băng dính, compa.

·      Bước 2: Đánh dấu tâm điểm trên cạnh chiều dài của giấy thủ công, xác định thêm 1 điểm khác trên cạnh giấy. Vẽ 1 nửa đường tròn có tâm là trung điểm  cạnh, bán kính từ tâm đến điểm xác định thêm.Kẻ 1 đường chéo tạo hình nón. Vè thêm 2 đường vòng cung nhỏ có tâm là trung điểm cạnh tờ giấy. Vẽ 1 đường đứt đoạn. Cắt bỏ phần giấy thủ công thừa

·      Bước 3: Trang trí họa tiết, cắt hai hình chữ nhật dài làm quai đeo. Trang trí các họa tiết theo ý thích

·      Bước 4: dán tạo hình chiếc gùi.

- GV giới thiệu thêm một số hình sản phẩm ở mục Một số sản phẩm tham khảo (Trang 63 SGK) và trong Vở thực hành hoặc sản phẩm sưu tầm được (nếu có).

 

- GV gợi ý HS sử dụng giấy trắng, giấy màu, vật liệu tái chế có hình dạng giống với sản phẩm nón lá, gùi đi nương để tạo sản phẩm.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

- GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy sáng tạo sản phẩm mĩ thuật mô phỏng sản phẩm thủ công truyền thống theo ý thích.

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm/bên cạnh ý tưởng chọn đồ vật thủ công, vật liệu,... để mô phỏng.

- GV nhắc HS chú ý sự cân đối, hài hoà về tỉ lệ giữa các bộ phận trên mỗi đồ vật thủ công mà em/nhóm em chọn mô phỏng.

- GV nhắc HS chọn màu sắc, hoạ tiết trang trí phù hợp với đặc điểm của đồ vật thủ công mà HS mô phỏng.

- GV nhắc HS thao tác theo trình tự các bước. Trong quá trình thực hành có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn hoặc có thể nhờ GV giải đáp, hỗ trợ những chỉ tiết khó.

- GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản phẩm khi cần thiết.

- GV có thể gợi ý HS sử dụng chất liệu vật liệu hình thức thể hiện khác để tạo sản phẩm hoặc kết hợp in hình hoạ tiết trang trí trên sản phẩm.

- GV cho HS quan sát một số mẫu tham khảo:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

CẢM NHẬN – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, gợi ý đặt tên cho nhóm sản phẩm (Cửa hàng thủ công, Giới thiệu hàng thủ công truyền thống, Siêu thị hàng thủ công,...)

- GV yêu cầu HS quan sát sản phẩm, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm:

+ Sản phẩm của em/ nhóm em có tên là gì?

+ Sản phẩm của em /nhóm em mô phỏng đồ vật thủ công truyền thống nào?

+ Tỉ lệ các bộ phận (thân, quai,...) như thế nào (phần nào lớn/nhỏ,...)?

+ Em /nhóm em sử dụng màu nóng, màu lạnh nào trên sản phẩm?

+ Em /nhóm em sử dụng những vật liệu nào để tạo nên sản phẩm và tạo bằng cách nào?

+ Mô hình sản phẩm thủ công của em/nhóm em sử dụng để làm gì vào lúc nào?

+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào trên sản phẩm của mình/ nhóm mình, bạn/ nhóm bạn?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS.

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo từng loại sản phẩm và có thể treo trên tường, treo trên bảng, trên bàn, đứng cầm tay...

- GV khuyến khích HS chia sẻ thêm cách trưng bày sản phẩm khác.

- GV gợi mở HS chia sẻ trải nghiệm, hiểu biết của mình về làng nghề thủ công quê hương hoặc nơi khác.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được ý tưởng vận dụng sản phẩm vào trong cuộc sống hoặc tạo thêm sản phẩm khác theo ý thích.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh sản phẩm, gợi mở HS giới thiệu tên, vật liệu, hình thức thực hành cắt, dán, vẽ kết hợp cắt, dán) và công dụng ở mỗi sản phẩm (đèn lồng, quạt nan).

- GV gọi mở HS trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Em sẽ sử dụng sản phẩm của mình để làm giữ

+ Em có thể mô phỏng thêm sản phẩm thủ công truyền thống nào khác?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu thêm những công dụng của sản phẩm thủ công và sự khéo léo của những người thợ làm ra chúng.

- GV có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm mĩ thuật mô phỏng đồ thủ công truyền thống giúp HS thấy được sự phong phú, đa dạng trong sáng tạo sản phẩm mỹ thuật.

  

- GV chia sẻ thêm cho HS một số hình ảnh về nội thất, phòng học, phòng khách,.. có trưng bày, trang trí những sản phẩm thủ công và sử dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển đời sống, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật cho xã hội; kết hợp bồi dưỡng phẩm chất ở HS.

 

- GV nhận xét chia sẻ của HS; đánh giá, tổng kết tiết học, bài học.

- GV tổng kết nội dung HS chia sẻ.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Tìm hiểu thêm một số sản phẩm thủ công truyền thống.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 14: Nông sản quê em (SHS tr.65).

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tham gia.

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.  

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS trao đổi.

 

 

- HS chú ý.

 

- HS thực hiện theo gợi ý.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trưng bày sản phẩm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 ghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH KHỐI, KHỐI CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. THỂ HIỆN SỰ CÂN ĐỐI, HÀI HOÀ

II. GIÁO ÁN POWEPOINT MĨ THUẬT 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. HỌA TIẾT VÀ TRANG PHỤC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA HÌNH, KHỐI CƠ BẢN

Chat hỗ trợ
Chat ngay