Giáo án mĩ thuật 7 cánh diều bài 12: Sáng tạo phù điêu nhóm người (2 tiết)

Giáo án bài 12: Sáng tạo phù điêu nhóm người (2 tiết) sách mĩ thuật 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 7 cánh diều bài 12: Sáng tạo phù điêu nhóm người (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:… / … / …

Ngày dạy:… / … / …

BÀI 12: SÁNG TẠO PHÙ ĐIÊU NHÓM NGƯỜI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Kiến thức
  • Hiểu được đặc điểm nghệ thuật phù điêu.
  • Phát triển được ý tưởng tạo hình qua hình dáng nhân vật.
  • Thực hành được các dáng người qua nghệ thuật phù điêu.
  • Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
  1. Năng lực
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Biết: Nhận biết được đặc điểm, vật liệu của tranh phù điêu.
  • Hiểu: Trình bày, nêu ý tưởng tạo hình phù điêu nhóm người. Chia sẻ, đánh giá được sản phẩm của HS và các bạn khác.
  • Vận dụng: Thực hiện được các bước thực hành tạo hình phù điêu nhóm người. Vận dụng kiến thức đã học sáng tạo bức phù điêu nhóm người.
  • Năng lực chung:
  • Sưu tầm tranh, ảnh về phù điêu.
  • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo hình phù điêu nhóm người; cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
  • Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
  1. 3. Phẩm chất
  • Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến người thân, bạn, thấy cô… qua sản phẩm.
  • Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
  • Biết giữ vệ sinh lớp học; biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và người khác
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7.
  • Kế hoạch DH, giáo án điện tử.
  • Hình minh hoạ; giấy, bia carton, đất nặn, bút, kéo…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, Vở thực hành Mĩ thuật 7.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo, đất nặn…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hiểu về tranh phù điêu, phát triển được các ý tưởng tạo hình, liên hệ với bài học.
  3. Nội dung: GV giao HS nhiệm vụ quan sát một số hình ảnh do GV chuẩn bị để nhận biết về tranh phù điêu.
  4. Sản phẩm học tập: HS quan sát, trình bày, chia sẻ hiểu biết về tranh phù điêu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát phù điêu và cho biết:

+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tranh phù điêu.

+ Hình ảnh được thể hiện trong tranh phù điêu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ quan sát tranh phù điêu, ghi lại kết quả.

- GV quan sát, điều hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức báo cáo, chọn từ 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: Phù điêu là một loại hình điêu khắc, sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như: gỗ, đá, kim loại,... để đắp nổi hoặc khoét lõm. Tranh phù điêu khắc hoạ những chủ đề đa dạng, phong phú như: hoa, lá, động vật, con người… Hôm nay, chúng ta cùng vào Bài 12: Sáng tạo phù điêu nhóm người.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

  1. Mục tiêu: HS nêu được:

- Đặc điểm của tranh phù điêu.

- Ý tưởng cách tạo hình nhân vật và các chất liệu trong hình ảnh minh hoạ.

  1. Nội dung: GV giao HS nhiệm vụ quan sát tranh các tranh ở các trang 53, 54 SGK và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở các trang 53, 54 SGK và cho biết:

+ Cách tạo hình của các nhân vật trong mỗi hình minh hoạ.

+ Chất liệu của các tác phẩm điêu khắc.

- Lưu ý: Có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân/nhóm HS tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ quan sát tranh. GV quan sát, điều hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức báo cáo: chọn từ 2 – 3 HS hoặc từ I – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: Cách tạo hình trong các hình minh hoạ rất phong phú và đa dạng, thể hiện nội dung chủ đề khác nhau. Các nhân vật được khắc hoạ rõ nét và có biểu cảm cao.

 

1: Khám phá

Gợi ý phân tích một hình ảnh minh hoạ:

- Phù điêu Chúa Kito ban phước cho Otto I Đại đế, tác phẩm trạm khắc thế kỉ X

+ Trong Kito giáo, nhà thờ (nhà thánh, thánh đường hay giáo đường) là nơi người Kito hữu cử hành các nghi lễ thờ Thiên Chúa.

+ Riêng từ “thánh đường” có hai nghĩa: nghĩa rộng là nhà thờ cũng có thể gồm một số hạng mục khác, nghĩa hẹp là toà nhà nơi giáo dân vào hành lễ, có khi được gọi là chính điện.

+ Phù điêu Chúa Kito ban phước cho Otto I Đại đế là một nghi lễ trong giáo hội Công giáo.

- Phù điêu Thuỷ chiến Tonle’ Sap (1777), Di tích Angkor Wat, Campuchia

+ Đây là một biến cố ngắn diễn ra trong năm 1177, được kí ức hoá ở di tích Angkor Wat và nhiều văn bia Champa.

+ Sự kiện này tuy chỉ gây tác động xấu nhất thời cho nền văn hoá Angkor nhưng khơi mào cho giai đoạn lụi tàn của nó.

+ Đây là bức phù điêu chạm nổi trên đá về những cuộc đấu tranh, đánh dấu một giai đoạn Campuchia rơi vào tình trạng rối ren, loạn lạc.

+ Đại thuỷ chiến trên sóng nước Tonle’ Sap là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm điêu khắc ở Angkor Wat và Angkor Thom.

- Phù điêu Đánh cờ, thế kỉ X (1740 – 1786), Đình Ngọc Canh, Việt Nam

+ Đình Ngọc Canh được biết đến với nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo thời Nguyễn.

+ Nổi tiếng nhất là phù điêu “Đánh cờ”, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

+ Ở tác phẩm này, ta thấy lối tạo hình đặc biệt. Về mặt bố cục, dù bỏ qua luật phối cảnh nhưng vẫn hết sức chặt chẽ, nét chạm vững chắc, rất đầy đặn, không dư thừa, bố trí theo một lối nhìn rất ngây ngô, trẻ thơ và tự nhiên trong từng nhát dao đục chạm.

- Phù điêu (thế kỉ VIII – IX), đền Borobudur, Indonesia

+ Borobudur là một kì quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới được xây dựng vào thế kỉ thứ VIII, đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.

+ Đền Borobudur là nơi tập hợp hàng nghìn tấm phù điêu chạm khắc với đủ kích thước và đầy đủ nhất trên thế giới.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VIỆT NAM

Giáo án mĩ thuật 7 cánh diều bài 1: Chân dung bồ đội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ NGUYÊN LÍ TẠO HÌNH

Giáo án mĩ thuật 7 cánh diều bài 10: Tượng thú (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI NGHỆ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VIỆT NAM

Giáo án điện tử mĩ thuật 7 cánh diều bài 10: Tượng thú

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: KẾT NỐI NGHỆ THUẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay