Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 7 cánh diều
Mĩ thuật 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Mĩ thuật 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VIỆT NAM
BÀI 1: CHÂN DUNG BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người và vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm.
- Nêu được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội; vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Vẽ được tranh chân dung bộ đội theo ý thích thể hiện được trạng thái cảm xúc, đặc điểm của khuôn mặt.
- Phẩm chất
- Biết ơn, kính trọng người có công với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh, tranh vẽ về chú bộ đội và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy miêu tả hình ảnh chú bộ đội mà em biết.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Ngoại hình: dáng người to khỏe, rắn rỏi, tóc gọn gàng, da sạm rám nắng, vầng trán cao và rộng, nụ cười dễ mến và đôi mắt biết cười.
+ Hoạt động, tính cách:
- Trang phục thường ngày: bộ quân phục màu xanh lá cây hoặc là bộ quần áo rằn ri trên thao trường.
- Hoạt động: chú bộ đội thức dậy đúng giờ theo tiếng còi báo thức, tập thể dục buổi sáng; thường xuyên rèn luyện, tham gia hoạt động tăng gia sản xuất như trồng rau, trồng cây...
- Tính cách: rất vui tính, hòa đồng và luôn yêu đời, lạc quan với mọi khó khăn trong quân ngũ, có tinh thần kỉ luật và tự giác cao.
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong thời chiến cũng như thời bình, hình ảnh người bộ đội cụ Hồ không quản ngại khó khăn gian khổ, luôn ở vị trí xung kích đi đầu, dũng cảm hy sinh quên mình vì nhiệm vụ càng làm rạng ngời hơn phẩm chất của người chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam từ dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Ngay trong những ngày ngỡ là bình yên nhất, đại dịch lại bùng phát làm cho cả nước ta đang phải gồng mình chống dịch. Những thời khắc khó khăn này, người lính lại lên đường làm nhiệm vụ cao cả - giúp dân chống dịch. Chúng ta hãy cùng thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với người có công với đất nước bằng việc về bức tranh chân dung về bộ đội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm được tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người, vai trò của nét được sử dụng trong một số sản phẩm, tác phẩm, nắm được ý tưởng và cách vẽ chân dung bộ đội. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Chân dung bộ đội.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được màu sắc, đường nét, đặc điểm hình dáng, biểu cảm khuôn mặt trong một số bức tranh chân dung; nắm được tỉ lệ mắt, mũi trên khuôn mặt và một số nét biểu cảm trên khuôn mặt.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát tranh ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát 4 bức tranh chân dung trong SGK tr.3 và cho biết: + Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh. + Cảm nhận của em về nét vẽ trong tranh. + Đặc điểm hình dáng và biểu cảm khuôn mặt trong tranh.
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.4 và giới thiệu cho HS: + Vào thế kỉ XV – XVIII, tranh chân dung bắt đầu được chú trọng và phát triển ở Việt Nam. Một số bức tranh chân dung nổi bật thời kì này như chân dung Nguyễn Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoan,…. + Bức tranh chân dung cổ vẽ Nguyễn Trãi không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị về ý nghĩa lịch sử văn hóa. Mặc dù nhìn vào bức chân dung, có thể dễ dàng hình dung ra một nhân vật trung hậu nhưng chịu nhiều oan khuất và dường như không hề có tính chất thần thánh hóa trên gương mặt nhân vật lịch sử này. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh tỉ lệ mắt, mũi trên khuôn mặt, một số nét biểu cảm trên khuôn mặt và trả lời câu hỏi: + Nhận xét về tỉ lệ mặt, mũi trên khuôn mặt. + Nêu một số nét biểu cảm trên khuôn mặt. - GV mở rộng kiến thức: + Trán: từ chân mày đến chân tóc. + Mắt: ở khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi + Miệng: ở vị trí 1/3 từ chân mũi đến cằm. + Tai: dài bằng khoảng từ ngang lông mày đến chân mũi. + Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt. + Chiều dài 1 con mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt. + Hai thái dương bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt. + Mũi rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt. + Miệng rộng hơn mũi. - GV trình chiếu một số nét biểu cảm trên khuôn mặt Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khám phá - Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh: + Màu sắc: sử dụng gam màu lạnh (chân dung cô bộ đội, Nguyễn Tuấn Anh); gam màu nóng (chân dung Nguyễn Trãi, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); phối màu hài hòa (chân dung chú bộ đội hài quân, Nguyễn Thùy Linh và chân dung cô bộ đội, Nguyễn Tường Vi). + Đường nét: nét đứng tạo cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ. - Cảm nhận về nét vẽ trong tranh: sinh động, uyển chuyển, đều nét, xen kẽ đậm - nhạt. - Đặc điểm hình dáng và biểu cảm khuôn mặt trong tranh: nghiêm trang, tự tin (chân dung chú bộ đội hải quân); trung hậu (chân dung Nguyễn Trãi), mạnh mẽ nhưng vẫn thanh thoát, uyển chuyển, nữ tính (chân dung cô bộ đội).
- Nhận xét tỉ lệ mặt, mũi trên khuôn mặt: Từ cằm đến đến ngang lông mày bằng ngang lông mày đến chân tóc (1/2 còn lại là tóc). - Một số nét biểu cảm trên khuôn mặt: vui vẻ, hạnh phúc, đau buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, kinh hoàng,…
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 7: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. KHÁM PHÁ
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Mái ngói và đầu đao cong là đặc trưng của phong cách kiến trúc nào?
- Hình dáng, họa tiết, màu sắc trang trí trên sản phẩm.
- Cách tạo hình của nghệ thuật điêu khắc thời kì trung đại.
Tìm hiểu các bức tranh dân gian theo gợi ý sau:
- Nội dung, hình ảnh, bố cục của tranh.
- Màu sắc và đường nét được thể hiện trong tranh.
HS đọc Em có biết?
Ở Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình chùa thời trung đại phát triển mạnh, có nhiều dòng tranh dân gian nổi tiếng như tranh Đông Hồ, trang Hàng Trống, tranh thờ của đồng bào vùng cao và được kết tinh qua nhiều đời.
Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, các tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo được thể hiện sinh động, uyển chuyển, tinh tế.
Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng được sáng tạo với đường nét thoải mái, phóng khoáng, mộc mạc, hình ảnh giàu tính ước lệ đã thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.
Tranh dân gian Đông Hồ sử dụng các nét to, cô đọng, chắc khỏe, màu tươi sáng từ các nguyên liệu thảo mộc có trong tự nhiên.
Tranh dân gian Hàng Trống sử dụng đường nét thanh ảnh, màu sắc rực rỡ nhưng cũng rất tao nhã.
II. SÁNG TẠO
Tìm ý tưởng:
Bước 1: Xác định sản phẩm cần trang trí
Bước 2: Chọn cách tạo hình
Bước 3: Xác định phương pháp thực hành
III. THỰC HÀNH
Có mấy cách để áp dụng nghệ thuật tạo hình trung đại Việt Nam?
Cách 1: Sử dụng mô típ họa tiết kỉ hà để tạo sản phẩm cắt dán
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm và mô típ nghệ thuật để trang trí vẽ khăn hình tam giác, tạo các đường thẳng và ô vuông để sử dụng mô típ hình kỉ hà trong trang trí | |
Bước 2: Cắt giấy màu theo các kích thước đã vẽ, xếp chọn màu mà dán | |
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm |
Cách 2: Sử dụng mô típ tranh dân gian Đông Hồ để trang trí
Bước 1: Chọn một tranh hoặc mô típ và đồ vật cần trang trí (ống giấy hoặc vỏ hộp) | |
Bước 2: Mô phỏng lại các hình để trang trí cho đồ vật | |
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm |
Hướng dẫn:
- Khi vẽ theo phong cách nghệ thuật dân gian thời kì trung đại Việt Nam, cần hiểu được cách dùng nét, màu và cách tạo dáng nhân vật.
- Hình dáng, họa tiết và màu sắc của sản phẩm cần phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng.
- Họa tiết kỉ hà khi được kết hợp và sắp xếp theo các bố cục khác nhau có thể tạo thành các họa tiết độc đáo trong trang trí.
IV. LUYỆN TẬP
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoặc in họa tiết lên sản phẩm dựa theo hình ảnh trang trí của một phong cách nghệ thuật trung đại Việt Nam.
V. THẢO LUẬN
Em hãy trưng bày sản phẩm và chia sẻ:
- Điểm sáng tạo trong sản phẩm của em và sản phẩm của bạn.
- Sản phẩm sáng tạo của em và sản phẩm sáng tạo của bạn đã áp dụng mô típ, họa tiết trung đại nào?
- Suy nghĩ của em về lịch sử nghệ thuật trung đại.
- Theo em thì chúng ta nên làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trung đại?
VI. ỨNG DỤNG
Em có thể tạo sơ đồ tư duy bằng hình ảnh về nghệ thuật trung đại để liên kết nội dung học tập với môn học khác hoặc sử dụng các hình vẽ theo phong cách nghệ thuật trung đại để trang trí cho các vật dụng hàng ngày hoặc không gian sinh hoạt.
*Ghi nhớ:
Nghệ thuật trung đại Việt Nam nổi bật với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình, chùa, các dòng tranh dân gian và nghệ thuật trang trí thủ công mĩ nghệ cũng rất phát triển.
Nhiều công trình nghệ thuật thời kì trung đại ở Việt Nam vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, một số ngôi chùa cổ có kiến trúc và phong cách điêu khắc gỗ độc đáo, thể hiện qua các bức chạm khắc rất đẹp và tinh xảo.
Sản phẩm trang trí có nhiều chất liệu, hình dáng, màu sắc, họa tiết đa dạng và được thiết kế phù hợp với mục đích, sở thích, hoàn cảnh sử dụng, ngoài ra thể hiện nét đặc trưng văn hóa của một số dân tộc.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Mĩ thuật 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VIỆT NAM
BÀI 1: CHÂN DUNG BỘ ĐỘI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Để vẽ một bức tranh chân dung bộ đội, tác giả cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?
A. Khai thác được đặc điểm của khuôn mặt.
B. Thể hiện được trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.
C. Cả hai phương án trên đều sai
D. Cả hai phương án trên đều đúng
Câu 2: Đường nét trong tranh chân dung phải
A. Sinh động uyển chuyển để vừa diễn tả hình vừa diễn tả chi tiết
B. Cách điệu một cách trừu tượng, sâu sắc
C. Cách điệu cầu kì, phức tạp
D. Cách điệu nhiều họa tiết bắt mắt
Câu 3: Các bước tìm ý tưởng vẽ tranh chân dung chú bộ đội bao gồm
A. Xác định đối tượng vẽ chân dung chú (cô) bộ đội
B. Chọn đặc điểm điển hình của nhân vật để thể hiện
C. Xác định phương pháp thực hành
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Có bao nhiêu cách để vẽ bức tranh chân dung?
A. 2
B. 1
C. 3
D. Đáp án khác
Câu 5: Các cách để vẽ bức tranh chân dung là gì?
A. Vẽ nét
B. Vẽ mảng màu
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 6: Làm thế nào để vẽ mắt trong tranh vẽ chân dung?
A. Trên khuôn mặt, mắt ở đường ngang chia đôi độ dài khuôn mặt từ cằm đến đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắt bằng chiều dài của con mắt, hai đầu mắt kéo xuống sẽ trùng cánh mũi.
B. Trên khuôn mặt, mắt ở đường ngang chia đôi độ dài khuôn mặt từ cằm đến đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắt bằng một nửa chiều dài của con mắt, hai đầu mắt kéo xuống sẽ trùng cánh mũi.
C. Trên khuôn mặt, mắt ở đường ngang chia đôi độ dài khuôn mặt từ cằm đến đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắt bằng một phần ba chiều dài của con mắt, hai đầu mắt kéo xuống sẽ trùng cánh mũi.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Trong một bức tranh chân dung, bộ phận tai được xác định như thế nào?
A. Tai ở vị trí giao giữa đường kéo dài của con mắt và cánh mũi
B. Tai ở vị trí giao giữa đường kéo dài từ đầu hai vai và chân lông mày
C. Tai ở vị trí ngang mắt và mũi.
D. Đáp án khác
Câu 8: Đường nét có thể được dùng để
A. diễn tả hình
B. vẽ các chi tiết trên chân dung
C. Cả hai phương án đều sai
D. Cả hai phương án đều đúng
Câu 9: Trong tranh chân dung chú bộ đội, màu sắc được sử dụng cần
A. Sử dụng màu phù hợp với trang phục của chú (cô) bộ đội
B. Tỉ lệ, biểu cảm khuôn mặt phải thể hiện được cảm xúc của nhân vật
C. Sử dụng màu sắc đặc sắc, rực rỡ để thu hút người xem
D. Cả A, B đều đúng
Câu 10: Tranh chân dung có thể dùng để làm gì?
A. Tranh chân dung có thể dùng để trang trí không gian sinh hoạt
B. Tranh là một món quà tặng ý nghĩa.
C. Làm điểm nhấn thu hút thị giác làm tăng giá trị thẩm mĩ cho sản phẩm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Khi vẽ chân dung người, cần lưu ý những điều nào sau đây?
A. Khi vẽ chân dung người, cần lưu ý khoảng cách giữa các bộ phận trên khuôn mặt người lớn và trẻ em là khác nhau.
B. Khi vẽ chân dung người, cần lưu ý khoảng cách giữa các bộ phận trên khuôn mặt là giống nhau
C. Cả hai phương án trên đều sai
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 12: Vẽ chân dung chú bộ đội là việc làm thể hiện
A. Truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
B. Truyền thống đạo lí “Tương thân tương ái” của dân tộc
C. Truyền thống lòng đoàn kếtcủa dân tộc
D.Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Tranh chân dung có thể được sử dụng để
A. Làm quà tặng, trang trí
B. Làm vật lưu niệm
C. A và B
D. Tuyên truyền, cổ động
Câu 14: Tranh chân dung được chia làm mấy loại?
A. 2 loại là tranh vẽ bán thân người và toàn thân người
B. 3 loại là tranh vẽ phần đầu người, bán thân người và toàn thân người
C. 4 loại là tranh vẽ phần đầu người, bán thân người, toàn thân người và tranh vẽ chân dung nhóm người.
D. Ý kiến khác
Câu 15: Khi máy ảnh chưa ra đời, đâu là một phương tiện lưu giữ lại hình ảnh của con người?
A. Các hình vẽ trên vách đá
B. Tranh chân dung
C. Tranh in màu
D. Các tác phẩm điêu khắc
Câu 16: Đôi mẳt có thể có những hình dạng nào?
A. Mắt to, tròn
B. Mắt xếch
C. Mắt hí
D. Cả A, B, C
Câu 17: Khi vẽ chân dung, cần quan sát
A. Khuôn mặt
B. Kiểu tóc
C. Các đặc điểm mặt, mũi miệng
D. Cả A, B, C
Câu 18: Để vẽ được một bức tranh chân dung, cần chú ý những yếu tố gì?
A. Xác định được đối tượng muốn vẽ
B. Quan sát, tìm ra những đặc điểm điển hình về ngoại hình của nhân vật
C. Xác định phương pháp thực hành
D. Cả A, B, C
Câu 19: Bức tranh chân dung phản ánh
A. Ngoại hình, nội tâm nhân vật
B. Lứa tuổi nhân vật
C. Sở thích của nhân vật
D. Cả phương án A và B đều đúng
Câu 20: Đặc điểm thú vị về tỉ lệ mặt người là gì?
A. Khoảng cách từ trán đến lông mày của mọi người gần như đều bằng nhau
B. Trên khuôn mặt, tỉ lệ khuôn miệng thường nhỏ hơn tỉ lệ các bộ phận khác
C. Tính theo chiều dài khuôn mặt, khoảng cách từ chân tóc đền lông mày, từ lông mày đến chân mũi, từ chân mũi đến cằm thường bằng nhau
D. Khoảng cách từ chân mũi đến miệng thường bằng khoảng cách từ miệng đến cằm
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tranh chân dung?
A. Qua tranh chân dung, ta có thể biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật.
B. Vẽ tranh chân dung là diễn tả đặc điểm riêng của con người, đặc biệt là khuôn mặt.
C. Có thể thực hành vẽ tranh chân dung bằng nét hoặc bằng mảng màu.
D. Tranh chân dung là hình ảnh lý tưởng hóa của nhân vật ngoài thực tế.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Đối tượng vẽ chân dung có thể là vua chúa, quan lại thời xưa
B. Đối tượng vẽ chân dung có thể là một gia đình nhiều thế hệ
C. Đối tượng vẽ chân dung có thể là một người bạn của em
D. Cả A, B, C
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về yêu cầu khi vẽ tranh chân dung?
A. Đường nét trong tranh chân dung phải sinh động uyển chuyển để vừa diễn tả hình vừa diễn tả chi tiết
B. Đường nét trong tranh chân dung phải cách điệu một cách trừu tượng, sâu sắc
C. Đường nét trong tranh chân dung phải cách điệu cầu kì, phức tạp
D. Đường nét trong tranh chân dung phải cách điệu nhiều họa tiết bắt mắt
Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về bước đầu tiên khi tìm ý tưởng vẽ chân dung?
A. Bước đầu tiên khi tìm ý tưởng để vẽ chân dung là xác định đối tượng vẽ chân dung chú (cô) bộ đội
B. Bước đầu tiên khi tìm ý tưởng để vẽ chân dung là chọn đặc điểm điển hình của nhân vật để thể hiện
C. Bước đầu tiên khi tìm ý tưởng để vẽ chân dung là xác định phương pháp thực hành
D. Tất cả phương án trên đều sai
Câu 5: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau
A. Chữ trang trí rất đa dạng và phong phú.
B. Chữ trang trí có nhiều kiểu: chữ in hoa nét đều, chữ nét thanh, nét đậm, kiểu chữ bay bướm, chữ cao, chữ thấp…
C. Chữ trang trí được sử dụng trong sách báo, thiệp, tranh cổ động, bìa lịch treo tường, báo tường.
D. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về chữ trang trí?
A. Chữ có thể được sử dụng như một yếu tố tạo hình độc lập để vận dụng vào thiết kế các sản phẩm mĩ thuật
B. Chữ có thể được sử dụng như một yếu tố tạo hình làm họa tiết phụ họa
C. Chữ có thể được sử dụng chỉ với chức năng để ghi chú bổ sung thêm thông tin về nội dung tác phẩm
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cách điệu chữ cái?
A. Trong một bài vẽ, chúng ta nên sử dụng những kiểu chữ vẽ đơn giản.
B. Trong một bài vẽ, chúng ta nên sử dụng đa dạng các kiểu chữ vẽ
C. Trong một bài vẽ, chúng ta nên sử dụng một đến hai kiểu chữ vẽ
D. Trong một bài vẽ, chúng ta nên sử dụng những kiểu chữ vẽ phức tạp, độc đáo
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của chữ trang trí?
A. Chữ trang trí có nhiều kiểu dáng phong phú
B. Chữ trang trí được sử dụng trong mĩ thuật ứng dụng
C. Chữ trang trí là điểm nhấn thu hút thị giác làm tăng giá trị thẩm mĩ cho sản phẩm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về những kiểu dáng của chữ trang trí?
A. Chữ trang trí có những kiểu dáng như chữ in hoa nét đều
B. Chữ trang trí có những kiểu dáng như chữ nét thanh, nét đậm
C. Chữ trang trí có chỉ có kiểu dáng là kiểu chữ bay bướm
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về những kiểu chữ cách điệu?
A. Những kiểu chữ cách điệu đều dựa trên các kiểu chữ cơ bản
B. Những kiểu chữ cách điệu đều dựa trên trí tưởng tượng của người sáng tạo
C. Những kiểu chữ cách điệu đều dựa trên thực tế đời sống xã hội
D. Mỗi kiểu chữ cách điệu đều dựa trên một nguyên tắc riêng và không có điểm giống nhau.
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án mĩ thuật 7 cánh diều (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Mĩ thuật 7 cánh diều, soạn Mĩ thuật 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS