Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn công dân 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn:... / ... / ...

Ngày dạy:... / ... / ...

BÀI 9: ÚNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
  • Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bạo lực học đường.
  • Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
  • Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường: sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.
  • Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Điều chỉnh hành vi:
  • Nhận biết được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường, một số cách để phòng, tránh và ứng phó với bạo lực học đường.
  • Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác liên quan đến bạo lực học đường, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân nhằm phòng, tránh và ứng phó, sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Tham gia được các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, trách nhiệm, trung thực: Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, cảm thông, độ lượng khi đánh giá, xử lí các tình huống bất đồng, mâu thuẫn, không đồng tình, lên án các hành vi bạo lực học đường; tôn trọng lẽ phải, lên án những hành vi bạo lực học đường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục công dân 7.
  • Giấy A0, giấy A4, bút dạ màu.
  • Các bản thông tin, hình ảnh tương ứng với nhiệm vụ của từng trạm học tập trong hoạt động 3.
  • Slide câu hỏi cho các phần chơi sân khấu hoá.
  • Bảng ghi câu trả lời cho các đội chơi.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục công dân 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu huy động được kiến thức, hiểu biết của mình về các tình huống bao lực học đường thường gặp thể hiện trong tiết mục văn nghệ.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS chuẩn bị sản phẩm tuyên truyền hoặc tiết mục văn nghệ ở nhà và trình diễn trước lớp: hát, đóng lịch...
  4. Sản phẩm: HS trình diễn sản phẩm / tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà:

+ Thuyết trình về sản phẩm tranh / ảnh tuyên truyền về bạo lực học đường.

+ Trình diễn văn nghệ về bạo lực học đường.

- GV đặt câu hỏi nhận xét tiết mục của các nhóm:

+ Tình huống các em đề cập đến trong tiết mục là gì?

+ Nếu gặp tình huống đó em sẽ giải quyết như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thuyết trình / trình diễn sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.

- HS trả lời câu hỏi gợi dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS thuyết trình / trình diễn sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.

- HS trả lời câu hỏi gợi dẫn của GV.

- GV mời đại diện các nhóm khác trả lời câu hỏi nhận xét tiết mục văn nghệ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV kết luận và dẫn dắt vào bài học: Trước tình hình về bạo lực học đường được thể hiện trong các sản phẩm tuyên truyền các em đã chuẩn bị, chúng ta cần làm gì để ứng phó đúng cách với các hiện tượng đó? Chúng ta sẽ giải quyết những câu hỏi này trong bài học hôm nay – Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi, thảo luận để xác định được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
  2. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm để HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
  3. Sản phẩm: Những hiểu biết pháp luật của HS về phòng, chống bạo lực học đường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.44, 45:

+ Tự nghiên cứu và ghi vào giấy A0 những thông tin quan trọng.

+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi c SGK tr46: Em hãy nên quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.

- Gv yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Đóng vai là những người tư vấn pháp luật, trả lời thắc mắc của HS về trường hợp 1, 2 trong SGK trang 46 nhằm giải đáp câu hỏi, a, b trong SGK trang 46.

- Gv nêu câu hỏi mở rộng: Việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường có ý nghĩa, vai trò như thế nào với chúng ta khi ứng phó với bạo lực học đường?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm:

+ Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.

+ Phân vai và đóng tiểu phẩm:

·        Trường hợp 1: S bị bạn trong lớp đe doạ và lấy đồ. Hành vi này là vi phạm nội quy của nhà trường, vi phạm Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. S đã chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm và cô đã can thiệp, phân tích cho nhóm bạn kia về hành động của mình.

·        Trường hợp 2: Chưa có hành vi vi phạm pháp luật vì H mới dự định đoạ đánh M. Bố mẹ H đã khuyên con từ bỏ ý định đó và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.

- GV mời 3 – 5 HS đứng tại chỗ trả lời nhanh các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về phòng, chống bạo lực học đường.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm; trách nhiệm thầy cô và gia đình trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho HS. Nếu dùng các hình thức ứng phó với bạo lực học đường không đúng như trả thù sẽ chịu các hình phạt theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

- HS có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. HS có nghĩa vụ: không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và HS khác; không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

CHÀO MỪNG CÁC EM  ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà:

Thuyết trình về sản phẩm tranh / ảnh tuyên truyền về bạo lực học đường.

Trình diễn văn nghệ về bạo lực học đường.

Các em hãy báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà:

  • Tình huống các em đề cập đến trong tiết mục là gì?
  • Nếu gặp tình huống đó em sẽ giải quyết như thế nào?

BÀI 9: ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống

bạo lực học đường

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Chia lớp thành 4 – 6 đọc thông tin (SGK tr.44, 45):

Tự nghiên cứu và ghi vào giấy A0 những thông tin quan trọng.

Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm.

Trách nhiệm thầy cô và gia đình trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh.

Nếu dùng các hình thức ứng phó với bạo lực học đường không đúng như trả thù sẽ chịu các hình phạt theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin:

Học sinh có quyền:

  • Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
  • Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin:

Học sinh có nghĩa vụ:

  • Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
  • Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  • Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.
  • Phân vai và đóng tiểu phẩm:

Trường hợp 1: S bị bạn trong lớp đe doạ và lấy đồ. Hành vi này là vi phạm nội quy của nhà trường, vi phạm Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. S đã chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm và cô đã can thiệp, phân tích cho nhóm bạn kia về hành động của mình.

Trường hợp 2: Chưa có hành vi vi phạm pháp luật vì H mới dự định đoạ đánh M. Bố mẹ H đã khuyên con từ bỏ ý định đó và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.

  1. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường

Phòng ngừa bạo lực học đường

Quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn, xác định và giải thích ý nghĩa những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường.

Đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lí để đưa ra lời khuyên về cách phòng chống bạo lực học đường cho các bạn HS.

Phòng ngừa bạo lực học đường

  • Những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường:
  • Kết bạn với bạn tốt, hoà nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn.
  • Tránh xa bạn xấu, phim ảnh, game bạo lực và các tệ nạn xã hội.
  • Kiềm chế cảm xúc; khéo léo trong giải quyết hiểu lầm, xích mích,...
  • Kịch ngắn thể hiện buổi tư vấn của chuyên gia tâm lí về cách phòng, chống bạo lực học đường cho các bạn HS.

NHIỆM VỤ HỌC TẬP

  • Các em thực hiện nhiệm vụ học tập theo 3 trạm.
  • Ở mỗi trạm: Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu theo nhóm 2 - 3 học sinh.
  • Thời gian cho cả 3 trạm không quá 10 phút. Nhiệm vụ cụ thể của từng trạm:
  • Trạm 1. Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về mặt thể chất.
  • Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi a, b, c (SGK tr.48).
  1. a) Các bạn học sinh trong những hình anh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?
  2. b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?
  3. c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?
  • Trạm 2. Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về tinh thần.
  • Nhiệm vụ: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi a, b, c (SGK tr.48).
  1. a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn?
  2. b) Ngoài cách xử lí của T, em còn cách xử lí nào khác trong trường hợp trên?
  3. c) Nếu là bạn của T, khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thể nào?

Trạm 3. Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực trực tuyến.

Nhiệm vụ: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi a, b, c (SGK tr.49).

  1. a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thể nào với bạo lực trực tuyến?
  2. b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?

Ứng phó với bạo lực học đường

Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về thể chất:

Hình 1. Bị bắt nạt: bình tĩnh suy nghĩ tìm cách chạy đi.

=> Giải pháp: Không đi một mình nơi vắng người.

Hình 2. Có người đi theo: kêu gọi sự giúp đỡ của người đi đường.

=> Giải pháp: Không đi một mình nơi vắng người.

Hình 3. Bị bạn đánh: tìm cách giấu bố mẹ.

=> Giải pháp: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, hoặc báo với cơ quan chức năng.

Ứng phó với bạo lực học đường

Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về tinh thần:

Bình tĩnh, nhẹ nhàng yêu cầu các bạn không trêu ghẹo, nếu vẫn tiếp diễn sẽ tìm sự giúp đỡ từ mọi người.

Báo cho bố mẹ, thầy cô chủ nhiệm để tìm cách hoà giải.

Nếu là bạn của T, em sẽ nhẹ nhàng gọi hai bên ra nói chuyện và ổng khuy giải quyết nhẹ nhàng, nếu không được em sẽ khuyên T nên nhờ người lớn can thiệp.

  • Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực trực tuyến:
  • Một số việc có thể làm để ứng phó với bạo lực trực tuyến:
  • Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
  • Không chia sẻ công khai hình ảnh, thông tin cá nhân.
  • Không kết bạn với người lạ,…

LUYỆN TẬP

BÀI TẬP 1

Hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường?

  1. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường. 
  2. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn. 
  3. Viết bài quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội. 

Hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường?

  1. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn. 
  2. Bảo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình. 
  3. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111. 
  4. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe dọa tính mạng. 

BT2:

  • Nhóm 1, 2: Thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống 1.

Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trưởng chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa. 

  • Nhóm 3, 4: Thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống 2.

Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.

BÀI TẬP 2

H nên chia sẻ với bố mẹ, thấy cô, không đi học một mình, không nên phục tùng các yêu cầu của nhóm bạn kia.

Lâm nên báo lại sự việc với bố, thầy cô, không tỏ thái độ khiêu chiến, thách thức, tránh va chạm với nhóm bạn đó.

BÀI TẬP 3

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Các nhóm cử đại diện bắt thăm/lựa chọn tình huống.
  • Các nhóm thảo luận tình huống bắt thăm được để đưa ra cách thể hiện thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường.
  1. T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.
  2. Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lén chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực về H.
  3. Cách đây mấy hôm, T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về, vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh và rất sợ hãi nhưng T chỉ kể lại với em, T đã giấu bố mẹ và không báo cáo lại sự việc cho thầy cô vì không muốn mọi người lo lắng.
  4. Lớp của em xuất hiện tình trạng một số bạn lập nhóm “Xa lánh Ban cán sự lớp” trên mạng xã hội với mục đích bình phẩm, nói xấu, chế nhạo các bạn. Em và các bạn cũng có tên trong nhóm này.

BÀI TẬP 4

Em hãy thảo luận với các bạn và cho biết, vì sao khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1. Xây dựng hòm thư “Điều em muốn nói”: Mỗi học sinh viết một bức thư tâm sự nói về bạo lực học đường.

Nhiệm vụ 2. Em hãy viết một bài tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường (liên hệ với bản thân em).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập của Bài 9 - Sách bài tập Giáo dục công dân 7.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Tệ nạn xã hội.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG

Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint công dân 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu công dân 7 cánh diều, GA điện tử công dân 7 cánh diều, bài giảng điện tử công dân 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay