Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài: Đánh giá giữa học kì 2
Tải giáo án Powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài Đánh giá giữa học kì 2. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tài về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
CHÀO CẢ LỚP!
CHÀO MỪNG CÁC EM
TỚI BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu
Luyện viết văn
NỘI DUNG ÔN TẬP
- Luyện đọc
Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II.
Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì II.
Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt
Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu?
Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu:
- Chữ cái đầu câu viết hoa.
- Cuối câu có dấu kết thúc câu.
Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào?
Câu thường gồm hai thành phần chính
Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…
Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,…
Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ thường đứng ở đâu?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.
- Ôn tập phần viết
Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài:
+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.
+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật.
Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
- Ôn tập phần viết
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm:
- Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm.
- Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm.
LUYỆN TẬP
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
CHÚ Ở TRƯỜNG SA
Mặt trời thấp chừng gang tay
Từ từ nhô lên mép đảo
Sóng vui reo suốt đêm ngày
Bài ca hân hoan huyên náo
Trường Sa ngập đầy gió bão
Trường Sa nắng bụi dữ dằn
Phong sương làm phai màu áo
Khuya nghe tiếng thở chị Hằng
Chú ở Trường Sa... vậy đó
Rau xanh trong chậu đâm chồi
Cây ớt quả xanh quả đỏ
Bé xíu nhưng mà cay ơi!
Sóng dậy sớm hơn tiếng gà
Tiếng chim ngọt hơn sương sớm
Biết là mấy chú nhớ nhà
Nên chiều khói bay rất mỏng
Đêm ngày sống chung với biển
Đảo vẫn xanh màu biếc xanh
Chú kể cháu nghe nhiều chuyện
Hoan hô chú quá tài tình...
(Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 1: Bài thơ viết về ai?
- Các chú bộ đội ở Trường Sa.
- Người dân ở Trường Sa.
- Chú của bạn nhỏ.
- Khách du lịch đến thăm Trường Sa.
Câu 2: Chi tiết nào dưới đây cho biết thiên nhiên ở Trường Sa rất khắc nghiệt?
Câu 3: Ngoài những lúc tập luyện và chiến đấu, nhà thơ còn nhắc đến việc gì mà các chú bộ đội thường làm?
Câu 4: Em hiểu hai dòng thơ: “Đêm ngày sống chung với biển/ Đảo vẫn xanh màu biếc xanh” nghĩa là gì?
Câu 5: Dòng thơ nào thể hiện lòng khâm phục của bạn nhỏ với các chú bộ đội ở đảo xa?
Câu 6: Chép lại một câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa.
PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
...
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm