Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II

Giáo án Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

(7 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản được học: bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng/ phút.
  • Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, bước đầu hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Bước đầu biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản). Bước đầu nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật.
  • Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện. Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản truyện hoặc kịch. Nhận biết bố cục của văn bản. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu,...
  • Bước đầu nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
  • Viết được bài văn thuật lại một sự việc, kể chuyện có nội dung gắn với các chủ điểm được học; viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do yêu thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe). Bước đầu biết viết theo các bước, xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
  • Biết nói theo đề tài phù hợp với chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tải, bước đầu thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ,...). Kể lại được sự việc đã tham gia, bước đầu biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó. Bước đầu biết trình bày những lí lẽ để củng cố ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu biết kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.
  • Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tử và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Phân biệt được danh từ, động từ, danh từ riêng và danh từ chung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ, tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, đề kiểm tra tham khảo.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 - 2

Hoạt động 1: Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Luyện đọc và thông hiểu bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc.

- GV mời 1 HS đọc to những đoạn văn có trong bảng

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Điều kì diệu

+ Thi nhạc

+ Thằn lằn xanh và tắc kè

+ Đò ngang

+ Nghệ sĩ trống

+ Công chúa và người dẫn chuyện

Hoạt động 2: Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Luyện viết bài Cảm xúc Trường Sa.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).

- GV mời 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu bài Cảm xúc Trường Sa SGK tr.46

- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS  đọc lại phần bài viết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, rà soát lỗi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

Hoạt động 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.71.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Từng em đọc bài, nêu chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu.

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, nêu đáp án:

+ Mùa xuân/ trở về.

+ Nước biển/ ấm hẳn lên.

+ Những con sóng/ không còn ầm ào nữa.

+ Đại dương/ khe khẽ hát những lời ca êm đềm.

+ Đàn cá hồi/ bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương…

+ “Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng/ là thượng nguồn của dòng sông.

Hoạt động 4: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 4: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây.

- GV mời 1 HS đọc 2 đoạn văn trong SGK tr.71.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

Đoạn

Trạng ngữ

a

- Mùa đông

- Khi đi chợ

- Trong một cái niêu đất xinh xắn

- Mỗi khi ăn cơm

b

- Một giờ sau cơn dông

- Mùa hè

- Quanh các luống kim hương.

Hoạt động 5: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 5: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ Nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào?.

+ Vì sao em lại thích nhân vật đó?

+ Đặc điểm nổi bật nào của nhân vật khiến em ấn tượng?

+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu em viết.

- GV mời 1 – 2 HS đọc bài trước trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV đưa ra đáp án tham khảo:

+ Đoạn văn:

Trong những câu chuyện mà mình đã đọc, truyện mà mình yêu thích đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Nhân vật mà mình yêu thích đó là Dế Mèn. Bởi vì Dế Mèn là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi. Bạn ấy thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.

+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu:

Câu

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

1

Trong những câu chuyện mà mình đã đọc

truyện mà mình yêu thích

đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài

2

 

Nhân vật mà mình yêu thích

đó là Dế Mèn

3

 

Bởi vì Dế Mèn

là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi

4

 

Bạn ấy

thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước tiết học sau: Tiết 3 – 4 SGK tr.71.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3 - 4

Hoạt động 1: Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Ghi nhớ tên bài thơ và tên tác giả.

- Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ em thuộc.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS làm việc:

+ Bước 1: HS chọn 1 trong 4 bài thơ gợi ý.

·      HS đọc thầm yêu cầu của bài tập 1.

·      HS nhớ và đọc thầm lại bài thơ.

+ Bước 2: Trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

·      HS dựa vào kiến thức đã học và việc đọc thuộc bài để trả lời.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nêu đáp án tham khảo: Trong bài  Sáng tháng Năm: Những câu thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ là:

“Vui sao một sáng tháng Năm

Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ

Suối dài xanh mướt nương ngô

Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn…”

Hoạt động 2: Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thông hiểu văn bản đọc.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.

- GV mời 3 HS đọc 3 đoạn văn  SGK tr.72.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

+ a. Đoạn mở đầu giới thiệu khung cảnh trước khi trứng bọ ngựa nở.

+ b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả qua từng khoảnh khắc như sau

·      Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ: các chú bọ ngựa bé ti tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố.

·      Khi vừa ra khỏi ổ trứng: các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy.

·      Lúc " đổ bộ" xuống những quả chanh, cành chanh: chú đứng hiên ngang trên quả chanh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu.

+ c. Em thích hình ảnh các chú bọ ngựa lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ các chú bọ ngựa bé ti tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố , thể hiện sự ngây ngô của các chú bọ ngựa.

Hoạt động 3: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định câu chủ đề trong mỗi đoạn văn.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây.

- GV yêu cầu 3 HS đọc 3 đoạn văn SGK tr.73.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

+ b. Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.

+ c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

Hoạt động 4: Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ HS làm việc cá nhân, viết vào vở.

+ HS trao đổi trong nhóm để bổ sung, góp ý cho nhau.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS và đưa đáp án tham khảo:

Họ hàng nhà kiến lúc nào cũng chăm chỉ, hiền lành. Trời chuẩn bị mưa to nhưng đàn kiến vẫn hành quân thành một hàng đen kịt tha mồi về tổ. Lần theo dấu vết của đàn kiến mới thấy chúng đi kiếm ăn rất xa tổ, chúng kiếm ăn ở trên cây hồng xiêm mà tổ lại ở trên vách nhà, quãng đường đi phải đến chục mét, quá xa xôi với thân hình nhỏ bé ti ti của chúng. Thế mà đàn kiến vẫn nối đuôi nhau thành hàng đi sát vào mép tường sân, trông chúng nhỏ bé nhưng lại rất kiên cường, một tên kiến bị trêu chọc thì những con xung quanh liền cùng nhau giơ càng lên phản ứng tự vệ. Mưa mang theo gió lớn khiến đàn kiến đi lúc nhanh lúc chậm, lúc nào không có gió thì đi nhanh, lúc có gió thì đi chậm và hạ thấp người xuống. Đôi chân của chúng nhỏ tí xíu nhưng cũng rất đặc biệt, có thể leo cây leo tường rất dễ dàng, lại còn tha trên mình mồi thức ăn, có khi mồi ấy còn to và nặng hơn kích thước cơ thể chúng. Khi con mồi quá to thì chúng cùng đoàn kết, hợp tác bu lại xung quanh, mỗi con cắp một góc của con mồi rồi chúng cùng nhau tha đi rất nhẹ nhàng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: SGK tr.74.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS đọc bài.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS phát biểu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN WORD BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN WORD BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD BÀI. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

 

GIÁO ÁN WORD BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

 
 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay