Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo

Đầy đủ bài giảng điện tử chương trình hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử được làm với mục đích dạy online hoặc trình chiếu lên bảng. Đo đó, ngắn ngọn, nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại luôn là tiêu chí hàng đầu. Bộ giáo án có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, nó có thể giảm tải phần nào công việc cho giáo viên.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo


KHỞI ĐỘNG

Các nguyên tử của nguyên tố kết hợp với nhau theo quy tắc nào?

BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
(4 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Vỏ nguyên tử khí hiếm

Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

  • Hãy đọc tên các nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm?
  • Số electron ngoài cùng của mỗi nguyên tố?
  • Số lớp electron của mỗi nguyên tố?

Tên

nguyên tố

Số e

ngoài cùng

Số lớp electron

Helium (He)

2

1

Neon (Ne)

8

2

Argon (Ar)

8

3

Krypton (Kr)

8

4

Xenon (Xe)

8

5

Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại có những điểm giống và khác nhau gì?

Giống nhau: Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Khác nhau: Số lớp electron khác nhau (tăng dần: 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp…)

KẾT LUẬN

Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron.

Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng nhường hoặc nhận hoặc góp chung electron.

Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có khuynh hướng nhường electron.

Nguyên tử của các nguyên tố phi kim thường có khuynh hướng nhận hoặc góp chung electron.

  1. Liên kết ion
  2. Mô tả sự tạo thành ion dương

Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium.

Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

  • Nguyên tử sodium nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng tạo thành ion sodium.
  • Nguyên tử magnesium nhường 2 electron ở lớp electron ngoài cùng tạo thành ion
  • Số electron lớp ngoài cùng của các ion này đều bằng 8; sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Ne.

Chia lớp thành các nhóm, thảo luận hoàn thành câu hỏi luyện tập: Hãy xác định vị trí của alumnium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion alumnium từ nguyên tử alumnium.

Thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 trên bảng tuần hoàn.

Em hãy xác định vị trí của calcium trên bảng tuần hoàn và sẽ sơ đồ tạo thành ion calcium từ nguyên tử calcium.

Thuộc nhóm IIA, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn.

Thảo luận cặp đôi

Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?

  • Nguyên tử chlorine nhận thêm 1 electron vào lớp electron ngoài cùng tạo thành ion chloride, nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron vào lớp ngoài cùng tạo thành oxide.
  • Số electron lớp ngoài cùng của các ion này đều bằng 8, sự phân bố electron của ion oxide và ion chloride giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm NeAr.

Chia lớp thành các nhóm, thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1 + 3:

Xác định vị trí của sunfur trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion sunfur () từ nguyên tử sunfur.

Nhóm 2 + 4:

Xác định vị trí của nitrogen trên bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion nitride từ nguyên tử nitrogen.

Thuộc nhóm VIA, chu kì 3.

Thuộc nhóm VA, chu kì 2

  1. Tìm hiểu sự tạo thành liên kết ion

Quan sát hình 6.4a SGK trang 39: Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride.

Nguyên tử sodium nhường 1 electron tạo ion sodium (điện tích dương), nguyên tử chlorine nhận 1 electron tạo ion chlorine (điện tích âm), hai ion trên trái dấu nên hút nhau, tạo thành phân tử sodium chloride.

Các nhóm thảo luận để tìm hiểu và nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống.

Nhóm 1. Trong công nghiệp

Nhóm 2. Trong nông nghiệp và đời sống

Nhóm 3. Trong y tế

Ứng dụng của sodium chloride:

Trong công nghiệp

Sản xuất giấy, thuốc nhuộm, dệt may, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bảo vệ da trong sản xuất giày da…

  • Trong nông nghiệp và đời sống: cân bằng sinh lí trong cơ thể con người, động vật, cung cấp vi lượng trong phân bón, bảo quản thực phẩm, làm tươi sản phẩm…
  • Trong y tế: sát trùng vết thương, cung cấp muối khoáng, chữa viêm họng, hôi miệng…

Dung dịch nhỏ mắt, nhỏ mũi

Dịch truyền Sodium Chloride

KẾT LUẬN

  • Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm.
  • Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp ngoài electron ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide.

Sơ đồ tạo thành liên kết ion:

Hình ảnh mô phỏng:

  1. Liên kết cộng hóa trị

Thảo luận nhóm, trả lời lần lượt các câu hỏi 5, 6, 7, 8 và 9 trong SGK trang 39, 40, 41.

C5. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen. Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì?

Hydrogen có xu hướng thêm 1e để vỏ ngoài cùng có 2e

Oxygen có xu hướng thêm 2e để vỏ ngoài cùng có 8e.

C6. Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử H là 2, giống khí hiếm He.

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử O là 8, giống khí hiếm Ne.

C7. Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử hydrogen và oxygen.

  • Mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành Hydrogen.
  • Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành Oxygen.

C8. Quan sát Hình 6.8, em hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào?

H góp chung 1 electron, O góp chung 1 electron.

Trong phân tử nước, số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử H là 2 electron, nguyên tử O là 8 electron.

C9. Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng quá trị trong phân tử nước?

KẾT LUẬN

  • Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.
  • Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

Luyện tập

Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hoá trị trong các phân tử sau:

  1. Chất ion, chất cộng hóa trị

Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi 10, 11 trong SGK trang 41, 42.

C10. Cho biết mỗi phân tử của chất trong Hình 6.9 được tạo bởi các ion nào? Ở điều kiện thường, các chất này ở thể gì?

Ở điều kiện thường, các chất này đều ở thể rắn.

C11. Quan sát và cho biết thể của các chất có trong Hình 6.10.

KẾT LUẬN

Chất được tạo bởi ion dương và ion âm được gọi là chất ion.

Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.

Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hóa trị có thể ở các thể khác nhau (rắn, lỏng, khí).

Luyện tập

Khói của núi lửa ngầm phun trào từ dưới biển có một số chất như: hơi nước, sodium, chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide.

  1. Hãy cho biết chất nào là chất ion, chất nào là chất cộng hóa trị.
  2. Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất?

a)

  • Chất ion: sodium chloride, potassium chloride.
  • Chất cộng hóa trị: hơi nước, carbon dioxide, sulfur dioxide.
  1. b) Nguyên tử của nguyên tố Cl có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất (7 electron).

Thí nghiệm tìm hiểu một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị

Thực hiện thí nghiệm 1 trang 42 SGK, quan sát và điền vào bảng sau:

Tính chất

Muối

Đường

Tan trong nước

?

?

Dẫn điện

?

?

Tiếp tục thực hiện thí nghiệm 2, quan sát và cho biết muối hay đường bền nhiệt hơn. Ở ống nghiệm nào có sự tạo thành chất mới?

  • Muối bền nhiệt hơn đường.
  • Ống nghiệp 2 có sự tạo thành chất mới.

KẾT LUẬN

  • Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.
  • Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém vền với nhiệt, một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Mở rộng kiến thức

Đường nóng chảy ở 168⁰C, sodium chloride nóng chảy ở 810⁰C. Ở thí nghiệm này, nếu tăng thêm thời gian đun nóng, muốn rắn sẽ nóng chảy thành lỏng. Tính chất này vẫn là tính chất vật lí.

Luyện tập

Kết quả thử nghiệm tính chất của 2 chất A và B được trình bày ở bảng sau. Em hãy cho biết chất nào là chất cộng hóa trị, chất nào là chất ion.

Tính chất

Chất A

Chất B

Thể (25⁰C)

Rắn

Lỏng

Nhiệt độ sôi (⁰C)

1 500

64,7

Nhiệt độ nóng chảy (⁰C)

770

- 97,6

Khả năng dẫn điện của dung dịch

Không

BÀI 1:

Hãy vẽ sơ đồ và mô tả quá trình tạo thành liên kết trong phân tử sodium oxide (hình bên).

Mô tả: Mỗi nguyên tử sodium nhường 1 electron tạo ion sodium (điện tích dương), nguyên tử oxygen nhận 2 electron tạo ion oxide (điện tích âm), các ion trên trái dấu nên hút nhau, tạo thành phân tử sodium oxide.

VẬN DỤNG

Khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa,… người ta thường cho bệnh nhân uống dung dịch oresol. Tìm hiểu qua sách báo và internet, hãy cho biết thành phần của oresol có các loại chất nào (chất ion, chất cộng hóa trị)? Trong trường hợp không có oresol thì có thể thay thế bằng cách nào khác không? Giải thích?

Thành phần chính của oresol:

  • Các hợp chất ion: sodium chloride potassium chloride.
  • Hợp chất cộng hóa trị: glucose.

Trong trường hợp không có oresol thì có thể thay thế bằng cháo muỗi loãng hoặc nước đường.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.

Tìm hiểu nội dung Bài 7 - Hóa trị và công thức hóa học.

Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK

Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án điện tử hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint hóa học 7 kì 1 CTST, giáo án đầy đủ môn hóa học 7 kì 1 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay