Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 8: Ấn Độ cổ đại

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 8: Ấn Độ cổ đại. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 8: Ấn Độ cổ đại



BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

 

KHỞI ĐỘNG

Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu một số vật dụng (lĩnh vực) mà ngày này chúng ta được thừa hưởng từ các phát minh của ngưỡi Ai Cập và Lưỡng Hà.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  • Tắm nước sông Hằng (Cum Mê-la) là lễ hội truyền thống của những người theo Ấn Độ giáo.
  • Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng triệu người đã hành hương về đây để tắm và thực hiện các nghi lễ tôn giáo trên dòng sông Hằng.
  • Vì sao ở Ấn Độ hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế?
  • Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Quan sát Lược đồ Hình 2

Trình bày điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại

Vị trí địa lí và địa hình của Ấn Độ cổ đại

  • Vị trị địa lí:
    • Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại gồm Ấn Độ, Pa-ki-xtan. Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay.
  • Là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a - một vòng cung khổng lồ.
  • Địa hình:
  • Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.
  • Có sơn nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn. Vùng cực Nam và dọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ân, sông Hằng ở Ấn Độ.

Sông Ấn

  • Dài gần 3 000km, bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a qua Kas-mi-a chạy dọc theo hướng tây bắc, đổ vào biển Ả Rập tạo thành châu thổ sông Ấn rộng lớn.
  • Khô nóng, ít mưa.

Sông Hằng

  • Dài trên 3000km. Là con sông linh thiêng nhất Ấn Độ, vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ.
  • Có gió mùa nên lượng mưa nhiều.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ân, sông Hằng ở Ấn Độ.

Sông Ấn

  • Dài gần 3 000km, bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a qua Kas-mi-a chạy dọc theo hướng tây bắc, đổ vào biển Ả Rập tạo thành châu thổ sông Ấn rộng lớn.
  • Khô nóng, ít mưa.

Sông Hằng

  • Dài trên 3000km. Là con sông linh thiêng nhất Ấn Độ, vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ.
  • Có gió mùa nên lượng mưa nhiều.

Thảo luận và trả lời câu hỏi Vào Phiếu học tập

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?  

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Giống nhau:

+ Đều có những dòng sông lớn bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn: Nin, Ti-gơ-rơ, Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng.

Khác nhau

- Ấn Độ thời cổ đại: là một vùng rộng lớn. Có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.

- Ai Cập cổ đại: cô lập khá nhiều về địa hình.

- Lưỡng Hà cổ đại: là vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng.

Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ

  • Cư dân cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sông.
  • Sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
  1. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
  • Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN: Người Đra-vi-đađược biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven bờ sông Ấn - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ.
  • Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN: người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, thành lập nên một số nhà nước, biến người Đra-vi-đa thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ tư.
  • Chế độ dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau được gọi là chế độ đăng cấp Vác-na.

Quan sát sơ đồ Hình 3

  • Tại sao người A-ri-a lại thiết lập chế độ đẳng cấp?
  • Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.

Xã hội Ấn Độ cổ đại

  • Người Đra-vi-đa là những người Ấn Độ bản địa trong khi người A-ri-a di cư từ châu Âu đến và cai trị Ấn Độ, nên người A-ri-a thiết lập chế độ đẳng cấp.
  • Điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ:
  • 2 cấp trên (Bra-man và Ksa-tri-a) chiếm số ít trong xã hội nhưng thống trị hai đẳng cấp dưới (Vai-si-a và Su-đra).
  • 3 đẳng cấp trên cùng là tộc người da trắng A-ri-a; còn đẳng cấp cuối cùng là những người bản địa, da màu - người Đra-vi-đa. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp bằng cách xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư dựa trên sự phân biệt chủng tộc và màu da.

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?

+ Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công

+ Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, phức tạp và còn tồn tại tới ngày nay.

  1. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

Chữ viết

  • Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn.
  • Người ta đã tìm thấy hơn 500 kí tự tượng hình được khắc trên những con dấu bằng đất nung. Mặc dù chưa tìm ra được cách giải mã những kí tự này, nhưng các nhà khoa học cho rằng cư dân Ấn Độ cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết sớm nhất thế giới.

. Văn học

  • Hai tác phẩm nổi bật nhất thời cổ đại là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
  • Có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn phát triển sau này.

Tôn giáo

Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn

  • Đạo Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, sau được cải biến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo): Đề cao sức mạnh của các vị thần.
  • Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập: Con người đều bình đẳng như nhau.

KIẾN TRÚC

  • Chủ yếu là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo với những công trình kì vĩ.
  • Tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và Đại bảo tháp San-chi.

 Lịch pháp:

Người Ấn Độ chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (một năm có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.

Toán học

  • Phát minh ra các số từ 0 đến 9.
  • Quan trọng nhất là số 0.

Luyện tập – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

  • Hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ là
  1. Hồi giáo và Hin-đu giáo
  2. Hin-đu giáo và Phật giáo
  3. Hồi giáo và Thiên chúa giáo
  4. Phật giáo và Hồi giáo

Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp

Su-đra => Những người thấp kém trong xã hội

Vai-si-a=> Nông dân, thương nhân, thợ thủ công

Ksa-tri-a=> Quý tộc, chiến binh

Bra-man=> Tăng lữ

Luyện tập nâng cao

Những thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam?

  • Tôn giáo: Phật giáo.
  • Chữ viết: chữ chăm ảnh hưởng của chữ Phạn.
  • Kiến trú: đền, chùa.

Nêu một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay.

Văn học: Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

Tôn giáo: Hin-đu, Phật Giáo

Toán học: 10 chữ số, đặc biệt là số 0

Cột đá A-sô-ca và Đại bảo tháp San-chi

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay