Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 5: Xã hội nguyên thuỷ
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 5: Xã hội nguyên thuỷ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
BÀI 5: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Có một bức tranh được cho là của người nguyên thuỷ vẽ cảnh đi săn tên vách hang Lôt Ca-ba-lôt (Tây Ban Nha), với niên đại khoảng 10 000 năm trước. Một số người cho rằng người nguyên thuỷ sống như những bây động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi,... Liệu trong thực tế có đúng như vậy không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
+ Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
+ Dựa vào bản trang 20, hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.
Ghi nhớ:
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm và trải qua 2 giai đoạn phát triển: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
- Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.
+ Người tối cổ:
Đời sống kinh tế: Biết ghè đẽo đá làm công cu, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ trang lên vách đá...
Tổ chức xã hội: Sống thành bầy khoảng vài người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.
+ Người tinh khôn:
Đời sống kinh tế: Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, chục người, có có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.
Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đá, làm tượng bằng đá hoặc đất nung, vẽ tranh trên vách đá,... Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.
Tổ chức xã hội: Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
+ Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn so với Núi Đọ?
+ Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
+ Em hãy quan sát Hình 3, Hình 5, Hình 6 sgk trang 21,23 và mô tả lại. Từ đó, có thể thấy đời sống vật và tinh thần của người Việt cổ như thế nào?
Ghi nhớ:
- Công cụ bằng đá ở Bắc Sơn tiến bộ hơn chứng tỏ họ đã biết cải tiến công cụ. Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau. Các công cụ này nhọn, sắc hơn, dễ cầm nắm, thuận tiện cho lao động và mang lại năng suất cao hơn.
- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam:
+ Đời sống vật chất: Họ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. Nguồn thức ăn chủ yếu của họ ngày càng phong phú, bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi
+ Đời sống tinh thần:
Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,.. Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.
Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo cả công cụ và đồ trang sức.
- Quan sát các hình:
+ Hình 3: Công cụ đặc trưng là rìu mài lưỡi (người ta chọn những hạch đá dài hoặc hình ô-van vừa tay cầm, hoặc những mảnh đá dài rồi mài vẹt hẳn một đầu làm lưỡi, dùng để cắt, chặt, đào củ,...).
+ Hình 5: Vết khắc sâu, còn khá rõ nét, miêu tả mặt và đầu người búi tóc (hình ba chạc trên đầu người có nhiều cách suy đoán khác nhau: có ý kiến cho rằng đó là kiểu búi tóc khá phổ biến của người Việt cổ, có ý kiến đó là đội mũ cắm lông chim giống như được chạm nổi trên mặt trống đồng).
+ Hình 6: hoa văn mang tính đồ họa, trang trí hơn. Lúc đầu, người ta chỉ vạch những đường ngang, dọc trên thân gốm để tạo các khe hở cho gốm, khi nung đồ sẽ không bị nứt (chỉ là giải pháp kĩ thuật), sau vẽ thành các đổ hoạ đẹp, mang tính trang trí đẹp mắt.
- Đời sống vật chất và tinh thần vô cùng phong phú tiến bộ của người Việt cổ.
...................................
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trong trang 23 sgk.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 trang 23 sgk.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức