Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Bài giảng điện tử Lịch sử 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THỂ KỈ X

BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em đã từng nghe truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên chưa? Nếu em đã từng nghe và được học về truyền thuyết này, chắc chắn em sẽ phát hiện ra những điểm vô lí trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Đó là Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và thần Long Nữ là người thần, giống Rồng, đi lại được dưới nước, Âu Cơ là giống Tiên; Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Nếu vô lí thì vì sao đến nay, người Việt vẫn coi nhau là “đồng bào” và tự coi mình là Con Rồng cháu Tiên. Và như phần mở đầu các em vừa đọc, từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tình cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thông đặc biệt của dân tộc ta. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ 

+ Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ.

+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

+ Trình bày tổ chức bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang?

+ Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

Ghi nhớ:

- Xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Đó là sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu.

 

- Nhà nước Văn Lang ra đời: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Tổ chức, bộ máy, đặc điểm của Nhà nước Văn Lang: Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, thực chất là thủ lĩnh của một liên minh bộ lạc (nhà nước sơ khai). Giúp việc cho vua có các lạc hầu. Ở địa phương, đứng đầu mỗi bộ (tương truyền nước Văn Lang có 15 bộ) là lạc tướng; các chiềng/chạ chính là các đơn vị làng xã sau này do bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

2. Sự ra đời Nhà nước Âu Lạc

+ Dựa vào thông tin trong mục 2 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ.

+ Nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác nhau so với Nhà nước Văn Lang?

Ghi nhớ:

- Xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ: kinh đô của Âu Lạc đã chuyển từ miền trung du Phong Châu xuống vùng đồng bằng Cổ Loa (Đông Anh ngày nay). Lãnh thổ được mở rộng hơn so với Nhà nước Văn Lang. 

- Bối cảnh ra đời Nhà nước Âu Lạc: Cuối thể kỉ III TCN, để chống lại sự xâm lược của nhà Tần, người Âu Việt và Lạc Việt đã đoàn kết lại với nhau, cử Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên ngôi, xưng gọi là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc vào năm 208 TCN. 

- Điểm giống và khác nhau của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc: 

+ Giống nhau: Tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Khác nhau: Quyền lực của nhà vua được tăng cường hơn. Vị trí đóng đô có sự dịch chuyển. Sức mạnh quân sự của Nhà nước Âu Lạc được đề cao với việc xây dựng hệ thống thành lũy và tạo nhiều loại vũ khí lợi hại. 

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

a. Đời sống vật chất

+ Quan sát hình 6, 7, 8 và dựa vào thông tin trong mục a, em hãy mô tả đời sống vật chất (nguồn lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại, trang phục, đỏ trang sức) của người Việt cổ.

+ Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gì?

b. Đời sống tinh thần

+ Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

+ Nhóm 1: Các em có biết câu ca dao, truyền thuyết nào nói về trầu cau không?

+ Nhóm 2: Ngày Tết chúng ta thường làm những loại bánh gì? Những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố nào?

+ Nhóm 3: Kể tên và tóm tắt cốt truyện một truyền thuyết liên quan đến phong tục của người Việt thời Hùng Vương.

+ Nhóm 4: Quan sát hình ảnh trống đồng Đông Sơn, giải thích ý nghĩa của ngôi sao giữa mặt trống?

Ghi nhớ:

a. Đời sống vật chất

- Mô tả đời sống vật chất của người Việt cổ:

+ Người Việt cổ thường ở trong những ngôi nhà sàn mái cong; phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền; nguồn lương thực chính là gạo nếp và gạo tẻ,...

+ Người Việt đã biết để nhiều kiểu tóc như tết tóc đuôi sam, búi tó hoặc để xoã ngang vai; biết dùng đồ trang sức làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (đá, đồng, vỏ nhuyễn thể). Trang phục phổ biến bấy giờ là nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc váy và yếm...

- Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là: nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm; luyện kim phát triển với kĩ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao; bước đầu đã biết đến rèn sắt.

- Hình ảnh trống đồng của người Việt cổ đạ được sự tinh tế, có trình độ cao. Việc tìm thấy trống đồng Đông Sơn ở nhiều nước cho thấy điều sự ảnh hưởng và lan toả của văn hoá Đông Sơn ra bên ngoài.

- Trống đồng Ngọc Lũ - một thành tựu tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn và nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ được tạo nên từ kĩ thuật luyện kim của người Việt cổ với nghề đúc đồng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 

b. Đời sống tinh thần

- Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc: 

+ Tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thàn Núi, thần Mặt Trời,...

+ Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày. Các lễ hội gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

+ Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nên tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

- Nhóm 1: Những câu ca dao, truyền thuyết nói về trầu cau: 

+ Ca dao: Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười; Miếng trầu là đầu câu chuyện.

+ Truyền thuyết: Sự tích trầu cau.

- Nhóm 2: 

+ Ngày Tết chúng ta thường làm bánh chưng, bánh giày.

+ Những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố: điều kiện tự nhiên – khí hậu, sông nước, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, tinh thần cố kết cộng đồng.

- Nhóm 3: Kể tên và tóm tắt cốt truyện một truyền thuyết liên quan đến phong tục của người Việt thời Hùng Vương - Sự tích trầu cau: vào đời vua Hùng Vương thứ tư, có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

- Nhóm 4: Ý nghĩa ngôi sao ở giữa mặt trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho thần Mặt Trời mà người dân Văn Lang tôn thờ.

..................................

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trong trang 64 sgk.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 trang 64 sgk.

 

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 1: Lịch sử và cuộc sống
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 3: Thời gian trong lịch sử

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 4: Nguồn gốc loài người
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 5: Xã hội nguyên thuỷ
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 6: Sự chuyển biến và phân hoá của xã hội nguyên thuỷ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 8: Ấn Độ cổ đại
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 13: Giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc của người Việt
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Chat hỗ trợ
Chat ngay