Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẾ II ĐẾN THẾ KỈ X
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em đã từng nhìn thấy hoặc nghe nhắc đến quần thể tháp Chăm ở Thánh địa Mĩ Sơn hay nghe các bài hát Tiếng trống Pa-ra-nưng, Mưa bay tháp cổ chưa? Điểm chung của di tích quần thể tháp Chăm và những bài hát này đều nhắc đến những đặc điểm nổi bật nhất về văn hóa xã hội, con người dân tộc Chăm. Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành, hoạt động kinh tế xã hội cũng như các thành tựu nổi bật của người Chăm tư xa xưa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa
a. Vương quốc Chăm-pa ra đời
+ Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Liên hệ với kiến thức đã học ở Bài 16, em hãy cho biết vì sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa?
+ Em hãy so sánh thời gian và hoàn cảnh ra đời của Vương quốc Chăm-pa với Nhà nước Văn Lang.
b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên
+ Hãy giới thiệu khái quát các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Ghi nhớ:
a. Vương quốc Chăm-pa ra đời
Một số điều kiện tự nhiên nổi bật của vùng miền Trung nước ta: dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới, tạo điều kiện cho nghề đi biển trong cư dân và các hoạt động giao thương kinh tế biển phát triển.
- Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa vì: Chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm bùng nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp - tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa.
- Nhà nước Văn Lang ra đời sớm hơn, không gắn với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của người Hán như Lâm Ấp.
b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên
Các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
+ Trước thế kỉ VIII: Người Chăm phát triển vương quốc hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô Sư Tử (Sin-ha-pu-ra) ở Trà Kiệu, thương cảng quốc tế ở Hội An (đều thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay).
+ Thế kỉ VIII: Trung tâm quyền lực của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với kinh đô Vi-ra-pu-ra ở vùng đất Phan Rang ngày nay.
+ Thế kỉ IX: Người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Quảng Nam ngày nay), mang tên mới là In-đra-pu-ra.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
a. Hoạt động kinh tế
+ Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa?
+ So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
+ Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao?
b. Tổ chức xã hội
+ Nhà nước Chăm-pa được tổ chức như thế nào?
+ Hãy vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét.
Ghi nhớ:
a. Hoạt động kinh tế
- Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa:
+ Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất); khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai,...).
+ Đặc biệt, người Chăm giỏi nghề đi biển. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.
+ Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kì nam, ngọc trai, ngà voi,... để đổi lấy các mặt hàng như thuỷ tinh (từ Án Độ), mã não (từ Thái Lan), gương đồng (từ Trung Quốc), đồ gồm men lam cô-ban (từ các nước Ả Rập),...
- So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
+ Chăm-pa: Sự đa đạng trong hoạt động kinh tế của là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải. + + Văn Lang - Âu Lạc: không đa dạng bằng, nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với trồng rau đậu là chủ yếu.
- Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Vì vậy, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” chỉ đúng khi nói về cư dân Việt cổ ở Bắc Bộ, không đúng với Chăm-pa. Bởi Chăm-pa là một thế lực biển hùng mạnh, trung tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập. Hơn nữa, cư dân bản địa Chăm-pa cũng chính là những người đầu tiên góp phần khai phá, xác lập chủ quyển ở vùng biển miền Trung nước ta.
b. Tổ chức xã hội
- Tổ chức của Nhà nước Chăm-pa:
Chăm-pa là nhà nước quân chủ: đứng đầu là vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao; dưới vua là tể tướng và các quan đại thần. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu, huyện, làng.
- Sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa: Tầng lớp trên cùng là quý tộc, chiếm số lượng ít hơn nhiều so với dân tự do; dân tự do là tầng lớp đông đảo nhất, làm nhiều nghề khác nhau; nô lệ là tầng lớp chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.
3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu
+ Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.
+ Dựa vào hình 6, em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?
Ghi nhớ:
- Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên:
+ Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình. Sau một thời gian dùng chữ Phạn để ghi chép, từ thế kỉ thứ IV, người Chăm đã cải biên chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ.
+ Tín ngưỡng, tôn giáo: thờ thần Mặt trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa.
+ Lễ hội: mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội hưng thịnh,...Tiêu biểu nhất là lễ hội Ka-tê.
- Nhận xét về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa: Khu thánh địa Mỹ Sơn là cụm di sản văn hoá, kiến trúc tiêu biểu nhất của Chăm-pa. Kiến trúc, điêu khắc Chăm là minh chứng của sự phát triển nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ giáo. Có thể nhìn thấy một tổng quan kiến trúc qua các di tích đền tháp đó là xây dựng một ka-lan (ngôi đền chính, bao quanh là những tháp nhỏ, những công trình phụ trợ. Kĩ thuật xây dựng, những bức trang trí chạm khắc trên đền tháp rất tỉnh xảo,... chứng tỏ trình độ kĩ thuật, mĩ thuật tuyệt vời của người Chăm xưa).
…………………………
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trong trang 90 sgk.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 trong trang 90 sgk.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức