Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 3: Thời gian trong lịch sử
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 3: Thời gian trong lịch sử. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1 sgk trang 14 - Một tờ lịch treo tường. Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải tờ lịch còn ghi thêm như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu,...Vì sao lại như vậy? Đó chính là cách tính và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và ngày dương lịch. Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
+ Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
+ Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?
+ Em hãy cho biết về dụng cụ tính thời gian xưa?
Ghi nhớ:
- Cần xác định thời gian trong lịch sử vì:
+ Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
+ Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.
- Một số cách xác định thời gian của người xưa: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.
- Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như:
+ Đồng hồ nước: dùng một cái bình có vạch chia khoảng cách, cho nước chảy nhỏ giọt vào bình đến vạch nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày.
+ Đồng hồ cát: nguyên tắc cũng như đồng hồ nước.
+ Đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời: dùng một cái mâm tròn, trên có kẻ nhiều đường tròn đồng tâm, dùng một cái que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cái que chỉ đến vạch vòng tròn nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày.
2. Cách tính thời gian trong lịch sử
+ Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?
+ Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử?
Ghi nhớ:
- Muốn biết năm 2000 TCN cách năm nay (2021) bao nhiêu năm, ta làm như sau:
Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021)
- Các cách tính thời gian trong lịch sử: Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu,... thì theo dương lịch.
+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Về sau, dương lich đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su - tương truyền là người sáng lập ra đạo Ki-tô, là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.
………………………..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong trang 15 sgk.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm ?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 200 năm.
D. 1000 năm.
Câu 2: Theo Công lịch, năm nhuận có bao nhiêu ngày?
A. 364 ngày.
B. 365 ngày.
C. 366 ngày.
D. 367 ngày.
Câu 3: Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
A. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. Sự chuyển động lên xuống của thủy triều.
C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và sự di chuyển của Mặt Trăng quanh.
Câu 4: Người phương Tây cổ đại sáng tạo ra lịch (dương lịch) dựa trên cơ sở nào?
A. Chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Chu kì tự quay của Trái Đất.
C. Chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
D. Chu kì di chuyển của Trái Đất và Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.
Câu 5: Năm 901 thuộc thế kỉ nào?
A. IX.
B. X.
C. XI.
D. XII.
Câu 6: Năm 179 TCN cách ngày nay (năm 2018) bao nhiêu năm?
A. 1839 năm.
B. 1840 năm.
C. 2195 năm.
D. 2197 năm.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức