Giáo án PPT Lịch sử 6 kết nối Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
Bài giảng điện tử Lịch sử 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chính là nguồn sử liệu, dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. Để hiểu rõ hơn về nguồn tư liệu và giá trị của các nguồn tư liệu đó, chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lich sử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tư liệu hiện vật
+ Thế nào là tư liệu hiện vật?
+ Từ hình 2 và 3 sgk trang 11, em hãy kể thêm một số tư liệu hiện vật mà em biết.
Ghi nhớ:
- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
- Một số tư liệu hiện vật:
+ Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
+ Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
+ Xe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế.
+ Rìu đá, công cụ bằng đá.
2. Tư liệu chữ viết
+ Đoạn tư liệu trên từ Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết thông tin gì?
+ Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết?
+ Em hãy nên ưu, khuyết điểm của loại tư liệu chữ viết.
Ghi nhớ:
- Đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập thể hiện trí tuệ, niềm tin của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hồ kính yêu đối với toàn Đảng, toàn dân ta.
- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
- Hình 4: Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.
- Lúc đầu chỉ là những kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc (ngữ pháp) nhất định.
- Ưu điểm và nhược điểm của tư liệu chữ viết:
+ Ưu điểm: Cho biết khá đầy đủ về thông tin.
+ Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.
3. Tư liệu truyền miệng
Quan sát Hình 5 đọc thông tin mục 3 Tư liệu truyền miệng trong sgk trang 13 và cho biết:
+ Thế nào là tư liệu truyền miệng?
+ Hình 5 giúp em liên tưởng đến truyền thuyết nào trong dân gian?
+ Em hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em biết?
Ghi nhớ:
- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
- Hình 5 giúp em liên tưởng đến truyền thuyết Thánh Gióng trong dân gian: Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân tan tác.
- Một số truyện truyền thuyết, cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sơn Tinh Thủy Tinh,...
4. Tư liệu gốc
+ Em hiểu thế nào là tư liệu gốc?
+ Nêu ví dụ cụ thể.
Ghi nhớ:
- Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
- Ví dụ:
+ Cố đô Huế.
+ Đại Việt sử kí toàn thư.
+ Trống đồng Đông Sơn.
…………………………..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 3 trong trang 13 sgk.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 2, câu hỏi 4 trang 13 sgk.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 6 kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức