Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn sinh học 10 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức


I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 16: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của NST để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.
  • Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.
  • Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.
  1. Về năng lực

-  Năng lực sinh học:

  • Nhận thức sinh học:

+ Trình bày được khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

+ Giải thích được vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào; quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào; sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở của bệnh ung thư.

+ Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư.

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung thư qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lí thông tin thu được.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu đề nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
  1. Phẩm chất

Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào và cơ chế nguyên phân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án

- Bản phóng to các hình ảnh trong SGK.

- Câu hỏi, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

Tạo tâm lí hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

- Tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức, kĩ năng đã có và nội dung học tập của bài học.

  1. Nội dung:

GV đưa ra tình huống gợi mở vấn đề.

- HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK tr.97 và đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Bức ảnh dưới đây chụp tế bào ung thư ở cơ thể người. Theo em, tế bào ung thư được hình thành như thế nào?

- GV đặt câu hỏi gợi mở nội dung bài mới: Các em có biết làm thế nào cơ thể chúng ta nhận biết được các tế bào ung thư?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, kết hợp với kiến thức đã biết để đưa ra những dự đoán.

- GV khuyến khích HS tích cực suy nghĩ và phản hồi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong đưa ra những dự đoán.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu được quá trình hình thành của tế bào nói chung, tế bào ung thư nói riêng và biết được cách cơ thể chúng ta nhận biết các tế bào ung thư, hãy cùng tìm hiểu về chu kì tế bào và quá trình sản sinh ra tế bào mới trong bài học ngày hôm nay Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CHU KÌ TẾ BÀO Ở SINH VẬT NHÂN THỰC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chu kì tế bào

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr. 97 – 98) để tìm hiểu về chu kì tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr. 97 – 98) để tìm hiểu về chu kì tế bào.

  

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.

+ Kì trung gian là gì? Nêu tên và chức năng của các pha trong kì trung gian.

+ Hãy cho biết các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

+ Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào.

- GV giới hạn thời gian thảo luận của các nhóm là 10 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV thu lại phiếu thảo luận của HS và trình chiếu bài làm của một số nhóm lên bảng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. CHU KÌ TẾ BÀO Ở SINH VẬT NHÂN THỰC

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

- Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm hai giai đoạn chính: kì trung gian và quá trình nguyên phân.

- Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng chính của tế bào, được chia thành các pha G1, S và G2. Trong đó, pha G1 có sự tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan và tổng hợp, tích lũy các chất. Pha S có sự nhân đôi ADN, dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. Pha G2 là pha gia tăng kích thước tế bào và chuẩn bị cho phân chia.

- Quá trình nguyên phân gồm 2 sự kiện chính là phân chia nhân (trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối) và phân chia tế bào chất.

- Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

 

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG 5: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 16: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

 

  1. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát hình ảnh SGK tr.97 và nêu vấn đề: Bức ảnh dưới đây chụp tế bào ung thư ở cơ thể người. Theo em, tế bào ung thư được hình thành như thế nào?

Hình ảnh (1.Khởi động)

Câu hỏi gợi mở: Các em có biết làm thế nào cơ thể chúng ta nhận biết được các tế bào ung thư?

 

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực
  3. Nguyên phân

III. Bệnh ung thư

 

  1. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
  2. Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục I, quan sát hình 16.1, 16.2 và cho biết

Hình ảnh (2.Hình 16.1; 3.Hình 16.2)

- Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.

- Kì trung gian là gì? Nêu tên và chức năng của các pha trong kì trung gian.

- Hãy cho biết các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào.

Trả lời

- Chu kì tế bào: thời gian tế bào sinh ra, lớn lên, phân chia → 2 tế bào con.

- Sự kiện chính của chu kì tế bào gồm: 2 giai đoạn chính

+ Kì trung gian: giai đoạn sinh trưởng chính của tế bào, gồm:

  • Pha G1: tăng kích thước, tổng hợp bào quan; tổng hợp, tích lũy chất
  • Pha S: nhân đôi AND → nhân đôi NST → NST kép
  • Pha G2: tăng kích thước tế bào, chuẩn bị phân chia

- Quá trình nguyên phân gồm: phân chia nhân (4 kì), phân chia tế bào chất

- Giai đoạn của chu kì tế bào liên hệ chặt chẽ, giai đoạn này → giai đoạn khác được chu kì tế bào điều khiển nghiêm ngặt → đảm bảo bình thường

 

  1. NGUYÊN PHÂN

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin II và quan sát hình 16.3, cho biết: Nguyên phân là gì?

Hình ảnh (4.Hình 16.3)

Trả lời: Nguyên phân là phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục sơ khai.

  1. Phân chia nhân

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục II.1, quan sát hình 16.4 và cho biết: Em hãy trình bày quá trình phân chia nhân.

Hình ảnh (5.Hình 16.4)

à Kết luận

- Trước khi phân chia nhân, tế bào trải qua kì trung gian → chuẩn bị điều kiện cần thiết cho sự phân bào.

- Diễn biến các kì của nguyên phân:

+ Kì đầu (2n kép)

  • Màng nhân, nhân con tiêu biến.
  • NST kép bắt đầu co xoắn.
  • Thoi phân bào hình thành.

+ Kì giữa (2n kép)

  • NST xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • Thoi phân bào đính về 2 phía của NST tại tâm động.

+ Kì sau (4n đơn): Mỗi NST kép → 2 NST đơn tại tâm động → di chuyển theo thoi phân bào về 2 cực tế bào.

+ Kì cuối (2n đơn)

  • Màng nhân, nhân con xuất hiện.
  • NST dãn xoắn.
  • Thoi phân bào biến mất.
  1. Phân chia tế bào chất

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục II.2 và cho biết: Khi nào có sự phân chia tế bào chất?

à Kết luận

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Sau phân chia nhân hoàn tất, vùng giữa co thắt → 2 tế bào con

Vách ngăn xuất hiện (mặt phẳng xích đạo) → phân chia → 2 tế bào con

  1. Ý nghĩa của nguyên phân

Hoạt động của nhóm: Đọc thông tin mục II.3 và cho biết: Kết quả của nguyên phân là gì? Nêu ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân.

à Kết luận

- Kết quả: 1 tế bào mẹ → 2 tế bào con (NST giống mẹ) 

- Ý nghĩa:

+ Sinh vật đơn bào: cơ chế sinh sản.

+ Sinh vật đa bào:

  • Tăng số lượng tế bào → cơ thể sinh trưởng và phát triển
  • Tế bào mới → tái sinh mô, cơ quan tổn thương
  • Sinh vật đa bào sinh sản sinh dưỡng: cơ chế sinh sản → ổn định di truyền qua các thế hệ.

+ Ứng dụng trong nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép cành hiệu suất cao

 

III. Bệnh ung thư

Hoạt động theo trạm: Đọc thông tin mục III và thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm rồi di chuyển theo chiều kim đồng hồ, thực hiện cho đến khi tất cả HS đều thực hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm.

  1. Cơ sở khoa học về bệnh ung thư
  • Trạm 1: Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến ung thư

- Em hãy trình bày khái quát nguyên nhân dẫn đến ung thư.

- Tế bào ung thư khác gì so với tế bào bình thường?

- Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.

- Kể tên một số tác nhân dẫn đến ung thư.

à Kết luận

- Chu kì tế bào mất kiểm soát → rối loạn phân bào, có thể tạo khối u.

- Khối u có 2 loại: lành tính và ác tính (ung thư).

- Tế bào ung thư phân chia liên tục, di căn mô lân cận và cơ quan xa.

  1. Tình trạng ung thư ở Việt Nam và cách phòng tránh bệnh ung thư
  • Trạm 2: Tìm hiểu về tình hình ung thư ở Việt Nam

Nêu khái quát tình hình ung thư tại Việt Nam năm 2020. Loại ung thư nào là phổ biến nhất?

Hình ảnh (6.Hình 16.5)

  • Trạm 3: Tìm hiểu cách phòng tránh ung thư

- Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?

- Nêu một số biện pháp phòng tránh, chữa trị bệnh ung thư.

Hình ảnh (7.Hình 16.6)

à Kết luận

- Người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam có xu hướng tăng.

- Bệnh ung thư gặp ở mọi lứa tuổi.

- Loại ung thư phổ biến ở Việt Nam: Ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vú và tuyến tiền liệt.

- Tác nhân đột biến ở môi trường bên ngoài cơ thể: khói thuốc lá, độc tố trong thực phẩm mốc, tia tử ngoại, hóa chất,...

- Tác nhân gây đột biến bên trong cơ thể: Virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan B, virus viêm tử cung); các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của chuyển hóa, chất độc hại (thức ăn, vi sinh vật kí sinh trong cơ thể)

- Biện pháp phòng tránh, chữa trị:

+ Hạn chế tiếp xúc với nguồn ung thư (thuốc lá, rượu bia,…)

+ Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

+ Lối sống lành mạnh, ngủ sớm, không thức khuya, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ chiên, nướng,…

+ Thăm khám định kì → phát hiện sớm khối u.

+ Chữa trị triệt để bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus, vi sinh vật

- Biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay:

Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint sinh học 10 kì 2 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint sinh học 10 kết nối tri thức với cuộc sống, GA trình chiếu sinh học 10 kết nối tri thức, GA điện tử sinh học 10 kết nối tri thức, bài giảng điện tử sinh học 10 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay