Giáo án và PPT đồng bộ Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm cạnh tranh.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyệ, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến cạnh tranh.
3. Phẩm chất:
- Trung thực và có trách nhiệm trong các mối quan hệ cạnh tranh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về cạnh tranh;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SGK trang 6: Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hóa khác.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Các chủ cửa hàng tạp hóa phải cạnh tranh với nhau, tìm cách tạo ra điểm hấp dẫn so với các cửa hàng khác như:
+ Đa dạng hàng hóa, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng hàng hóa ...
+ Kèm theo nhiều tiện ích khác như: chỗ đỗ xe thuận tiện, thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua thẻ, tích điểm để có cơ hội nhận quà.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.
b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 - SGK tr.6 - 7, thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu khái niệm cạnh tranh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi: + Câu 1: Theo em, các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng? + Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường. - Từ đó, GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh. - GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi: (0:05 - 2:24) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin SGK tr.6 - 7 và trả lời câu hỏi. - HS theo dõi video. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). - HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Khái niệm cạnh tranh - Câu 1: + Các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B tìm cách tạo ra những món ăn ngon, có hương vị đặc biệt, hấp dẫn, giá cả hợp lí... + Để làm được điều đó, học phải giành giật những điều kiện thuận lợi như: thuê được đầu bếp giỏi, có nguồn cung cấp nguyên liệu tươi ngon, tìm được gia vị độc đáo... + Điều đó dẫn đến kết quả: Cửa hàng nào làm tốt sẽ thu hút được nhiều thực khách, có nhiều lợi nhuận hơn, kinh doanh ổn định và phát triển. - Câu 2: Một số ví dụ: + Cuộc cạnh tranh kéo dài hàng thế kỉ giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn là CocaCola và PepsiCo. + Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu thức ăn nhanh: KFC, Lotteria, MC Donald's,... + Ganh đua giữa Apple và Samsung... - Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời câu hỏi: + Câu 1: Em có nhận gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên? + Câu 2: Em hãy nêu những lí do cạnh tranh trong kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp trong mục 2 SGK. - Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tiếp tục mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Câu 1: Các doanh nghiệp dệt may độc lập với nhau, được tự do kinh doanh, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau vì họ khác nhau về nguồn lực (vốn, công nghệ, trình độ quản lí và tay nghề người lao động,...) nên sẽ tạo ra sản phẩm có chi phí, chất lượng khác nhau. - Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh thường xuyên diễn ra do: + Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung trên thị trường tăng lên làm cho các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh, tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường. + Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. → Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế
a. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp mục 2, nghiên cứu thông tin trong SGK trang 8 để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Khi thực hiện cạnh tranh, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Với những biện pháp cạnh tranh lành mạnh, đúng với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức,... cạnh tranh có vai trò động lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu cạnh tranh lành mạnh có vai trò tạo động lực phát triển như thế nào. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 - 4 HS, đọc lại trường hợp trong mục 2 và thông tin ở mục 3 SGK trang 8 để trả lời câu hỏi: + Câu 1: Cạnh tranh thúc đẩy công ty H phải làm gì để tồn tại và phát triển? + Câu 2: Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế và doanh nghiệp H được phân bổ như thế nào? + Câu 3: Cạnh tranh đã giúp cho nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn như thế nào? - GV tiếp tục yêu cầu HS: Qua việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc lại trường hợp trong mục 2 SGK, nghiên cứu thông tin mục 3 SGK trang 8. - Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời từng câu hỏi. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế - Câu 1: Cạnh tranh thúc đẩy công ty H phải tìm cách tạo ra ưu thế so với đối thủ: tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt hơn, hấp dẫn khách hàng hơn,... - Câu 2: Để cạnh tranh thành công, các nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ theo thứ tự ưu tiên: + Giai đoạn đầu tập trung vào các ngành có lợi thế sẵn về tài nguyên, chi phí lao động rẻ, sử dụng nhiều lao động như: nông sản, khoáng sản, dệt may, giày dép... + Sau đó, chuyển dần sang gành công nghiệp chế biến, trình độ công nghệ cao hơn, vẫn sử dụng nhiều lao động...; từng bước chuyển sang ngành sử dụng lao động trình độ cao và công nghệ tiên tiến. + Công ty H cũng phải tìm kiếm nguồn vải có họa tiết, chất liệu đặc biệt hơn; đầu tư công nghệ mới trong hoàn thiện sản phẩm; chi mức lương hấp dẫn để tuyển dụng được nhà thiết kế có tay nghề cao;... - Câu 3: Mọi hoạt động cạnh tranh suy cho cùng là để bán được nhiều sản phẩm, nghĩa là được khách hàng quan tâm, ưa thích sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp → Cạnh tranh giúp cho nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. - Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế: Tạo động lực cho sự phát triển: tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao trình độ lao động, phân bổ linh hoạt các nguồn lực hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thức đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH
Cạnh tranh kinh tế là gì?
II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẠNH TRANH
- Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên?
- Em hãy nêu những lí do dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế
III. VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ
Nêu những tác dụng của cạnh tranh trong nền kinh tế?
IV. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
- Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
- Gây những hậu quả mà cạnh tranh không lành mạnh mang lại?
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?
a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hoá nào đó.
b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi cỏ kinh tế thị trường phát triển.
d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
Câu 2. Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
a. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác, đang bán trên thị trường.
b. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị tường đề loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
c. Doanh nghiệp D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y — đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
d. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
Câu 3. Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.
b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.
Câu 4. Giải đáp thắc mắc
a. Chị Y là công nhân làm việc tại công ty N. Công ty luôn đưa ra cơ chế khuyến khích các nhân viên cạnh tranh với nhau trong công việc như: thưởng theo số lượng và chất lượng sản phẩm của mỗi công nhân trong các xưởng sản xuất hay thưởng theo doanh số bán hàng của nhân viên ở phòng kinh doanh. Chị Y thấy băn khoăn vì cho rằng điều này dễ gây ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.
Em hãy giải đáp băn khoăn của chị Y.
b. Từ khi lên làm trưởng phòng tổ chức ở công ty M, ông H đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với công ty để đề xuất mức lương, thưởng cao hơn hẳn cho những nhân viên có nhiều đồng góp cho công ty M.
Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?
- Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
- Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
- Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
- Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế
Câu 2: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?
- Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
- Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
- Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
- Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian
Câu 3: Cạnh tranh kinh tế là gì?
- Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
- Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
- Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
- Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Câu 4: Cạnh tranh diễn ra do các nguyên nhân nào?
- Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh nguồn cung trên thị trường tăng lên cạnh tranh để tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường
- Các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình, mỗi chủ thể lại có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất là chất lượng sản phẩm khác nhau sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm
- Cả đáp án A và B đều đúng
- Cả đáp án A và B đều sai
Câu 5: Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường đối tượng hưởng lợi từ đó có thể là ai?
- Người đóng vai trò điều tiết trong nền kinh tế thị trường
- Người tiêu dùng
- Người nhập các nguyên liệu sản xuất
- Các chủ thể kinh tế khác
Câu 6: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?
- Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
- Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
- Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
- Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh
Câu 7: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?
- Tạo động lực cho sự phát triển
- Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp
- Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào?
- Là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, không thiện chí, có tác động xấu đến đời sống xã hội
- Là các hành vi cạnh tranh có chuẩn mực, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế
- Là hình thức cạnh tranh tạo được sự cọ xát giữ a các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Để cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, các chủ thể kinh tế cần phải áp dụng điều gì quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
- Áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật
- Học hỏi các phương thức làm việc, cải tiến cách làm việc
- Đáp án A và B đều đúng
- Đáp án A và B đều sai
Câu 10: Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
- Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
- Khuyến khích
- Tích cực học hỏi
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?
- Để loại bỏ bớt một số đối thủ
- Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
- Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
- Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết
- Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội
- Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra mô trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ……………… TRƯỜNG THPT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
- “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” là chỉ khái niệm gì?
Kinh tế.
Sản xuất.
Cạnh tranh.
Phát triển.
- Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh.
Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất khác nhau.
Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có lợi ích khác nhau.
Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất giống nhau.
- Cung – cầu có mối quan hệ như thế nào?
Không liên quan đến nhau.
Chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau.
Chỉ có cung tác động lên cầu.
Chỉ có cầu tác động lên cung.
- Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng thế nào?
Giảm.
Tăng.
Ổn định.
Lúc tăng lúc giảm.
- Cạnh tranh có vai trò gì?
Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường.
Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Nâng cao trình độ người lao động, ứng dụng kĩ thuật công nghệ tiên tiến.
Tất cả các đáp án trên.
- Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi như thế nào?
Là những hành vi trái với quy định của pháp luật, kinh doanh.
Là những hành vi trái với đạo đức, quy chuẩn xã hội.
Là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
Là những hành vi trái với đạo đức xã hội, các nguyên tắc kinh doanh.
- Ý kiến nào sau đây là đúng?
Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó.
Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
- Căn cứ vào mức độ lạm phát, có mấy loại lạm phát và đó là những loại nào?
2 loại: lạm phát, siêu lạm phát.
3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
4 loại: lạm phát, lạm phát vừa phải, lạm phát cao, siêu lạm phát.
5 loại: lạm phát thấp, lạm phát vừa phải, lạm phát cao, lạm phát siêu cao.
- Đâu là hậu quả của thất nghiệp?
Ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.
Gây lãng phí nguồn lực, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước giảm.
Phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định.
Tất cả các đáp án trên đều đúng.
- Nhà nước đã sử dụng những biện pháp nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Thực hiện đúng pháp luật về lao động.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tất cả các biện pháp trên.
- Ở mức độ lạm phát vừa phải, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm là bao nhiêu?
0% - dưới 10%.
10 % - 1000%.
Trên 1000%.
10% - 50%.
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Kinh tế pháp luật 11 kết nối, soạn kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Công dân THPT