Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức kinh tế pháp luật phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

BÀI 1. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  • Xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ những tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh những tác động này đối với môi trường tự nhiên. Đồng thời, biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá các vấn đề trong các hoạt động học tập của bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên..

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên trước tác động tiêu cực của phát triển kinh tế.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được kiến thức khoa học về tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng phát triển kinh tế tác
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện được tính chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trước tác động của phát triển kinh tế.
  • Thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11;
  • Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...(nếu có điều kiện)..
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 11
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa của bài học; khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới; tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung: GV chiếu một đoạn clip về khai thác tài nguyên có ảnh hưởng đến môi trường sống; HS vận dụng hiểu biết, kiến thực thực tế của bản thân chia sẻ suy nghĩ về tác động xấu của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương,...
  4. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên được phản ánh trong các hình ảnh

- Một số tác động xấu của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên ở địa phương,...

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi (SGK - tr6)

 

  1. Nội dung các hình ảnh trên phản ánh tình trạng tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị khai thác như thế nào?
  2. Theo em, tình trạng đó có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?

- GV chiếu thêm video về vấn nạn “Phá rừng” cho HS quan sát (link video)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV, quan sát hình ảnh, video để trả lời các câu hỏi của GV

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ.

- Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy xã hội phát triển nhưng cũng tạo ra áp lực lớn đối với môi trường: gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học,... Nhận thức được những tác động tiêu cực đồng thời xác định được nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên giúp chúng ta có cơ sở để đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực này, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS nêu được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
  2. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu về các nội dung: ô nhiễm môi trường; suy thoái môi trường; suy giảm tài nguyên thiên nhiên; suy giảm đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu

- GV dành thời gian cho các nhóm nêu ví dụ cụ thể về các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên theo các nội dung đã thảo luận: ô nhiễm môi trường; suy thoái môi trường; suy giảm tài nguyên thiên nhiên; suy giảm đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu

- GV nhận xét và chốt kiến thức

+ Khái niệm về ô nhiễm môi trường; suy thoái môi trường; suy giảm tài nguyên thiên nhiên; suy giảm đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu

+ Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường; suy thoái môi trường; suy giảm tài nguyên thiên nhiên; suy giảm đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu

- Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên: ô nhiễm môi trường; suy thoái môi trường; suy giảm tài nguyên thiên nhiên; suy giảm đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh về thực trạng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào các hình ảnh và thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

1/ Nội dung các hình ảnh và thông tin phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta dưới tác động của phát triển kinh tế như thế nào?

2/ Em hãy nêu ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn.

- GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại nội dung chính vào vở

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh trong SGK thảo luận trả lời câu hỏi về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ra dưới tác động của phát triển kinh tế được đề cập trong bài

- HS thảo luận, nêu thêm các ví dụ về tác động của phát triển kinh tế làm ô nhiễm môi trường trong thực tiễn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động gây ô nhiễm môi trường của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về suy thoái môi trường

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu làm việc cặp đôi, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng các thành phần môi trường ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy thoái môi trường khác do tác động của phát triển

kinh tế ở nước ta hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về tình trạng suy thoái môi trường

- HS thảo luận nêu các ví dụ cụ thể về suy thoái môi trường khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hay địa phương

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động gây suy thoái môi trường của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về suy giảm tài nguyên thiên nhiên

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu làm việc cặp đôi, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin phản ánh những tác động của phát triển kinh tế đến việc làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên

- HS thảo luận nêu các ví dụ cụ thể về các hoạt động phát triển kinh tế làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động gây suy giảm tài nguyên thiên nhiên của các hoạt động phát triển kinh tế

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về suy giảm đa dạng sinh học

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu làm việc cặp đôi, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin phản ánh những tác động của phát triển kinh tế đến việc làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về tình trạng suy giảm đa dạng sinh học

- HS thảo luận nêu các ví dụ cụ thể về các hoạt động phát triển kinh tế làm suy giảm đa dạng sinh học

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các hoạt động phát triển kinh tế làm suy giảm đa dạng sinh học

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu làm việc cặp đôi, quan sát hình ảnh và đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Thông tin và hình ảnh phản ánh thực trạng biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về biến đổi khí hậu

- HS thảo luận nêu các ví dụ cụ thể về tác động của biến đổi khí hậu

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tác động của biến đổi khí hậu

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Ô nhiễm môi trường

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. Các hình ảnh, thông tin thể hiện môi trường nước, đất, không khí, biển,... đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động kinh tế gây ra như: xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường (ảnh 1), phun thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi (ảnh 2), xả khói khí thải từ các khu công nghiệp (ảnh 3), gây dầu tràn trên biển (ảnh 4).

2. Ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn: đất đai tồn đọng nhiều chất thải độc hại; khói, bụi, hơi hay các khí lạ đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn; nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước biển, tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ như: dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại,... ngày càng gia tăng,...

 

* Kết luận

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, con người đã và đang gây ô nhiễm môi trường tự nhiên ở nhiều nơi: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

 

 

 

 

 

b) Tìm hiểu về suy thoái môi trường

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. Thông tin 1 phản ánh lưu lượng nước trên một số sông bị suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường nước. Thông tin 2 phản ánh số lượng và chất lượng đất ở một số vùng đang bị suy giảm.

2. Các ví dụ khác về suy thoái môi trường như: suy giảm chất lượng không khí ở các thành phố lớn, khu công nghiệp,...

* Kết luận

- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường với nhiều cấp độ khác nhau

- Tác động của phát triển kinh tế:

+ Môi trường đất nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm về chất lượng như: bạc màu, chua,....

+ Môi trường nước cũng bị suy giảm: trữ lượng nguồn nước bề mặt và nước ngầm đều giảm sút cùng với chất lượng nước cũng bị thay đổi các thành phần vật lí, hoá học.

+ Hệ sinh thái và sinh cảnh biển quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí bị tàn phá bởi các hoạt động đánh, bắt thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt,...

 

c) Suy giảm tài nguyên thiên nhiên

*Trả lời câu hỏi thảo luận

1/ Thông tin 1 cho thấy sản lượng khai thác các tài nguyên quan trọng ở nước ta ngày càng tăng, trong khi đây là những tài nguyên không tái tạo, chứng tỏ các tài nguyên này đang bị suy giảm về số lượng.

Thông tin 2 cho biết hiện trạng tài nguyên rừng, mặc dù chúng ta cố gắng trồng rừng nhưng chỉ sau một năm đã mất đi 107.428 ha rừng tự nhiên, chứng tỏ tài nguyên rừng cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

2/ Ngoài ra, còn kể đến nhiều sự suy giảm tài nguyên do tác động của phát triển kinh tế như: khai thác dầu thô để bán, khai thác quặng thô bằng phương pháp thủ công gây thất thoát, lãng phí,..

* Kết luận

- Suy giảm tài nguyên thiên nhiên là sự suy giảm về số lượng hay chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không thể hồi phục lại, giảm sức tải của môi trường, khiến môi trường mất đi một phần chức năng hỗ trợ sự sống, việc cung cấp nguồn lực của môi trường giảm sút, tạo nên những giới hạn cho sản xuất và tiêu dùng.

- Tác động của phát triển kinh tế:

+ Tài nguyên rừng bị thu hẹp, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần

+ Trữ lượng khoáng sản dần bị cạn kiệt.

+ Tài nguyên nước cũng đang bị suy giảm do nạn ô nhiễm gây thiếu nước trầm trọng.

+ Tài nguyên đất cũng đang bị suy giảm do bị nhiễm mặn, sa mạc hoá, phèn hoá... ngày càng tăng...

 

d) Suy giảm đa dạng sinh học

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. + Thông tin 1 cho thấy đa dạng sinh học ở biển bị suy giảm nghiêm trọng.

+ Thông tin 2 phản ánh tình trạng suy giảm các loài động vật hoang dã.

2. Ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay:

+ Việc khai thác tận diệt các cây thuốc quý, cây có giá trị kinh tế cao làm suy giảm tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của các loài bị chia cắt và suy thoái.

+ Nạn cháy rừng, xâm hại của sinh vật ngoại lai làm suy giảm nhiều loài sinh vật, động vật.

* Kết luận

Đa dạng sinh học Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức:

+ Suy giảm tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên

+ Nơi cư trú của các loài bị chia cắt và suy thoái.

+ Danh sách đỏ các động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng ngày càng gia tăng.

 

 

 

 

 

e) Biến đổi khí hậu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. Thông tin và hình ảnh cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như: làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên, mực nước biển dâng gây ra thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan như: bão, lũ, hạn hán, nhiều diện tích đất ven biển bị ngập chìm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp (mất diện tích canh tác, suy giảm năng suất, sản lượng,...), nhiều người dân phải di cư do sạt lở đất mất nơi cư trú,...

2. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây ra một số tác động tiêu cực khác đến đời sống xã hội như: làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đường nước (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy,...); các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, thiên tại (bão, lũ quét, lụt, hạn hán) nhiều hơn làm cho số người chết, bị thương, ốm đau, bệnh tật gia tăng,... Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay đổi các hệ sinh thái và gây ra các khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp và ngư nghiệp.

* Kết luận

Trong quá trình phát triển kinh tế, hàng loạt nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của xe cộ thải phần lớn khí CO2 ngày càng dày đặc trong khí quyển nhưng không còn đủ cây xanh để phân giải do rừng bị tàn phá, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ô zôn đang là các tác nhân làm biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, tác động nghiêm trọng đến đời sống con người.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Nội dung:

- GV cho HS làm việc nhóm đôi, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu về các nội dung: Nguyên nhân áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hóa; nguyên nhân từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp; nguyên nhân từ việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

- HS tìm ví dụ minh họa

- GV nhận xét và chốt kiến thức cho HS

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở những nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyên nhân áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hoá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết việc gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá đã gây sức ép dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường như thế nào.

- GV mời đại diện một số bạn trả lời từng câu hỏi. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về nguyên nhân áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hoá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hoá

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Những thông tin trên cho thấy trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp đã tác động đến môi trường nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

- GV mời đại diện một số bạn trả lời từng câu hỏi. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về nguyên nhân từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp

- HS nêu những ví dụ cụ thể khác xuất phát từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải đến môi trường

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên nhân từ việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh và đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

1/ Sự gia tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy kể thêm sự gia tăng những nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường.

2/ Những hình ảnh, thông tin trên cho thấy ý thức và việc làm của người dân đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dẫn đến môi trường nước ta hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức như trong SGK, yêu cầu HS ghi lại vào vở.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi về nguyên nhân từ việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

- HS nêu những ví dụ cụ thể khác xuất phát từ sự gia tăng nhu cầu và ý thức của các chủ thể kinh tế tác động đến môi trường

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân từ việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

2. Nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Tìm hiểu nguyên nhân áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hoá

* Trả lời câu hỏi thảo luận

Thông tin cho thấy dân số ngày càng gia tăng và tỉ lệ dân cư sống ở đô thị ngày càng nhiều trong khi ở các đô thị hệ thống thoát nước không đồng bộ, hệ thống thu gom rác thải còn nhiều hạn chế,... là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tìm hiểu nguyên nhân từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. + Khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lí, sử dụng chưa cao dẫn đến ô nhiễm, suy giảm môi trường, tài nguyên thiên nhiên

+ Khai thác khoáng sản chưa theo quy hoạch, kế hoạch và khai thác trái phép vẫn diễn ra với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

+ Tình trạng nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, nguyên vật liệu không đạt chuẩn về môi trường chậm được khắc phục.

+ Trình độ khai thác và xử lí chất thải thấp của các làng nghề gây tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng; phát sinh bụi và khí thải độc hại; gây ô nhiễm mùi, tạo nên các khí ô nhiễm,...

2. Những tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

+ Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.

+ Khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

c) Tìm hiểu nguyên nhân từ việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1. Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch làm phát sinh các chất ô nhiễm không khí như CO, chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), SO2, NO, bụi,... Ngoài ra, sự gia tăng nhu cầu sử dụng các đồ nhựa, túi ni-lông,... cũng gây hại cho môi trường.

2. Các hình ảnh, thông tin cho thấy ý thức và việc làm của người dân đã tác động tiêu cực đến môi trường: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra, có thể kể đến một số tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dân: cửa hàng sửa xe máy thải trực tiếp dầu máy xuống cống, xe tải chở cát không che đậy cẩn thận làm cát rơi ra đường phố,...

 

* Kết luận chung

- Những biến đổi tiêu cực của môi trường có nguyên nhân chủ yếu từ những sức ép của sự phát triển kinh tế tạo nên. Dân số tăng, đô thị hoá cao kéo theo tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng, lượng chất thải rắn tăng trên diện rộng, lượng phương tiện giao thông cơ giới gia tăng,...

- Tăng trưởng, chuyến dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp còn dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Trình độ công nghệ khai thác và xử lí chất thải thấp cùng với sự gia tăng tiêu dùng và ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thể kinh tế chưa cao tất yếu dẫn đến mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng nhiều hơn, thải ra nhiều chất thải làm ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: ủng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.14; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời cho các bài tập 1, 2, 3
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các ý kiến trong SGK, nêu quan điểm của mình và giải thích theo phiếu học tập

 

 

Phiếu học tập

Nội dung ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển.

 

 

 

Những tài nguyên thiên nhiên con người khai thác, sử dụng theo năm tháng sẽ được thiên nhiên tái tạo.

 

 

 

Các nước chậm phát triển phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện  nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

Phiếu học tập

Nội dung ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển.

X

 

trong quá trình phát triển kinh tế, các nước phát triển đã tạo ra hiệu ứng nhà kính, phát thải khí làm cho bầu khí quyển nóng lên, nhưng phần lớn các nước này lại nằm ở xứ lạnh nên ít phải chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Những tài nguyên thiên nhiên con người khai thác, sử dụng theo năm tháng sẽ được thiên nhiên tái tạo.

 

x

có những tài nguyên không thể tái tạo lại được, như các tài nguyên khoáng sản.

Các nước chậm phát triển phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

x

 

các nước chậm phát triển có trình độ phát triển kinh tế thấp, trong khi để ứng phó với biến đổi khí hậu cần có nguồn tài chính dồi dào, trình độ công nghệ cao nên khả năng chống đỡ với biến đổi khí hậu của các nước chậm phát triển rất hạn chế, rất cần sự chung tay hỗ trợ của các nước phát triển.

 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế dưới đây có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận xét một ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đến môi trường tự nhiên:

  1. Nhóm 1: Tăng cường bón phân, thâm canh, tăng năng suất cây trồng..
  2. Nhóm 2: Siêu thị T thực hiện gói các sản phẩm rau quả bằng lá chuối và túi giấy tái chế..
  3. Nhóm 3: Tập đoàn V quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ sản xuất ô tô chạy bằng xăng sang ô tô chạy bằng điện.
  4. Nhóm 4: Một số gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

  1. Nếu sử dụng phân bón hợp lí, đúng quy định thì được coi là hành vi tác động tích cực đến môi trường tự nhiên nhưng nếu chạy theo năng suất, sản lượng cây trồng sử dụng phân bón hoá học quá mức, có thể làm cho đất bị ô nhiễm, bạc màu,... thì được coi là tác động tiêu cực đến môi trường.
  2. Đây là việc làm tác động tích cực đến môi trường vì lá chuối và túi giấy tái chế là những vật phẩm thân thiện với môi trường.
  3. Đây là việc làm tác động tích cực đến môi trường, giảm khí thải, giảm bớt sử dụng năng lượng có được từ khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  4. Đây là hành vi tác động tích cực đến môi trường vì hướng đến sử dụng năng lượng tự nhiên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường do tác động của phát triển kinh tế.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 – 6 HS

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả những tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí xuất phát từ việc phát triển kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tổng hợp, mô tả những tác nhân tiêu cực xuất phát từ việc phát triển kinh tế

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

Ví dụ:

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước từ tác động của phát triển kinh tế như:

+ Do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp;

+ Do hoạt động sinh hoạt;

+ Do quá trình đô thị hoá;

+ Do yếu tố khác như: sự gia tăng dân số, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên trước tác động tiêu cực của phát triển kinh tế.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập vận dụng này ở nhà, quy định rõ thời gian nộp bài, hình thức sản phẩm.

- GV chọn bài viết hay để các em trình bày trước lớp.

  1. Sản phẩm:

- Bài thuyết trình về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:

Em hãy viết bài nói về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài; kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm thông tin, hình ảnh; kĩ năng thiết kế để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào tuần học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

- Hoàn thành bài thuyết trình về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2 – Sự cần thiết và biện phát giải quyết vấn đề tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối, giáo án KTPL chuyên đề 11 sách KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay