Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn GDKT&PL 11 KNTT.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 2 Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 3 Lạm phát
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 4 Thất nghiệp

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 5 Thị trường lao động và việc làm

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 6 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 7 Đạo đức kinh doanh

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 8 Văn hóa tiêu dùng

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 9 Quyền bỉnh đẳng của công dân trước pháp luật
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 10 Bình đẳng giới trong các lĩnh vực
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 11 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 12 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 14 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 15 Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 16 Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
  • Giáo án KTPL 11 Kết nối bài 21 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

=> Xem nhiều hơn: Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, giải quyết những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong cuộc sống; thực hiện và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá được các quan điểm, các hành vi, xử lí được các tình huống đơn giản trong thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử; tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, hoạt động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SHS tr.87.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Lời giải thích của HS về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết vì sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2  HS trả lời câu hỏi:

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân, vì:

+ Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bầu ra người đại diện, thay mặt toàn thể Nhân dân xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, giám sát các cơ quan chính quyền và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương sao cho phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, để bộ máy Nhà nước thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

+ Mỗi cử tri đi bỏ phiếu, không chỉ là bầu chọn người đại diện cho chính mình mà còn là chọn người đại diện cho Nhân dân cả nước, bầu người đại diện cho nhân dân cả tỉnh, thành phố, địa phương của mình.

+ Quyết định bầu chọn của mỗi cử tri là quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước và của chính gia đình mình, cá nhân mình. Không ai có thể thay và không ai có quyền thay công dân để thực hiện việc bầu chọn đó.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Thông qua việc thực hiện bầu cử và ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.87-90 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quyền của công dân về bầu cử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc to các thông tin, trường hợp trong SHS tr.87-88.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy cho biết các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền bầu cử như thế nào.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, công dân có những quyền gì về bầu cử? Em hãy nêu một số ví dụ về việc thực hiện tốt các quyền đó trong cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SHS tr.87-88 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền của công dân về bầu cử theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

1/

+ Trường hợp 3: anh A đã tìm hiểu và nghiên cứu thông tin về các ứng viên để lựa chọn bỏ phiếu cho người phù hợp, đủ năng lực và điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

+ Trường hợp 4: các hội viên Chi hội Phụ nữ ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã tham dự Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức; tiếp cận với một số nội dung cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền bầu cử.

2/ Ví dụ: Người dân tham gia các hội nghị, các cuộc họp tuyên truyền phổ biến về bầu cử; người dân viết bài chia sẻ cảm nghĩ tích cực của bản thân về bầu cử...

- GV mời HS nêu quyền của công dân về bầu cử.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu cho HS xem video về quyền bầu cử của nhân dân ở Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=n2P-ohMSnfs

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

a. Quyền của công dân về bầu cử

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền: bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân;...

..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint bài: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc làm của các thành viên trong gia đình em thể hiện được sự bình đẳng giới.

  • Cả bố và mẹ phải hiểu rằng việc học hành là cần thiết đối với cả trẻ em gái và trẻ em trai.
  • Khi vợ mang thai thì chồng giúp đỡ công việc nhà.
  • Bố mẹ luôn quan tâm cả hai chị em trong nhà, không phân biệt ai lớn, ai nhỏ hơn.
  • ....

CHỦ ĐỀ 7 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

BÀI 10: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC

NỘI DUNG BÀI HỌC

01

Đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(1) LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006

Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị (trích)

  1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
  2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tô chức xã hội, tô chức xã hội — nghề nghiệp.

Đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(2) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18 — 12 — 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới

Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị (trích)

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chinh trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;

(3) Báo cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia cho biết: nữ đại biểu Quốc hội kháo XV là 151/499 đại biểu, chiếm 30,26%. Đối với nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026: cấp tỉnh có 1079/3721 đại biểu, chiếm 29%; cấp huyện có 6584/22550 đại biểu, chiếm 29,2%; cấp xã có 69 487/239788 đại biểu, chiếm 28, 985%.

(Hội đồng bầu cử quốc gia, Báo cáo Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quocos hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân đân các cấp nhiệm kì 2021-2026, ngày 14-7-2021).

(4) Khi biết chị M được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông N cho rằng chị là phụ nữ, không có đủ trình độ, năng lực đề trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân nên đã nhiều lần tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1, 2

Từ thông tin 3, em có nhận xét gì về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta?

NHÓM 3, 4

Ở trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị không? Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi này là gì? Vì sao?

Thông tin 3: Việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vẫn đang được thực hiện mặc dù tỉ lệ chưa được cao nhưng đã thể hiện được việc nhà nước tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới.

NHÓM 3, 4

Trường hợp 4: Ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Vì ông M đã phân biệt giới và vi phạm quyền bình đẳng giới; đồng thời ông N còn vi phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị M.

Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay.

Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay:

  • Trong hệ thống tổ chức đảng.
  • Trong các cơ quan dân cử.
  • Trong bộ máy hành chính nhà nước.

KẾT LUẬN

  1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Trong lĩnh vực chính trị:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

- Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.

Đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi

(1) LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006

Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (trích)

  1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trưởng và nguồn lao động.

(2) Bố mẹ A đều là doanh nhân. Cả hai đều thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh riêng của mình nhưng ông bà nội của A muốn mẹ A nghỉ kinh doanh để chăm lo việc nhà.

Theo em, mong muốn của ông bà nội A có phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế không ? Vì sao?

Mong muốn của ông bà nội A không phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Vì cả hai đều có quyền bình đẳng trong việc thực hiện kinh doanh mà không phân biệt giới tính. Ở đây ông bà A đã vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

MỘT SỐ VÍ DỤ

  • Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
  • Ở nước ta, công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới. Phụ nữ thường làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương, ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới.

KẾT LUẬN

  1. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực
  2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế:

Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.....

(1) LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006

Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (trích)

  1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn. độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
  2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

NHÓM 1, 2

Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao?

NHÓM 3, 4

Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao?

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, tải giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, tải giáo án word và điện tử KTPL 11 kì 2 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay