Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, trắc nghiệm, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

  • “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” là chỉ khái niệm gì?
  1. Kinh tế.
  2. Sản xuất.
  3. Cạnh tranh.
  4. Phát triển.
  • Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
  1. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh.
  2. Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất khác nhau.
  3. Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có lợi ích khác nhau.
  4. Sự tồn tại của nhiều đơn vị kinh tế độc lập có điều kiện sản xuất giống nhau.
  • Cung – cầu có mối quan hệ như thế nào?
  1. Không liên quan đến nhau.
  2. Chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau.
  3. Chỉ có cung tác động lên cầu.
  4. Chỉ có cầu tác động lên cung.
  • Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng thế nào?
  1. Giảm.
  2. Tăng.
  3. Ổn định.
  4. Lúc tăng lúc giảm.
  • Cạnh tranh có vai trò gì?
  1. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường.
  2. Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
  3. Nâng cao trình độ người lao động, ứng dụng kĩ thuật công nghệ tiên tiến.
  4. Tất cả các đáp án trên.
  • Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi như thế nào?
  1. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật, kinh doanh.
  2. Là những hành vi trái với đạo đức, quy chuẩn xã hội.
  3. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
  4. Là những hành vi trái với đạo đức xã hội, các nguyên tắc kinh doanh.
  • Ý kiến nào sau đây là đúng?
  1. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.
  2. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó.
  3. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
  4. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
  • Căn cứ vào mức độ lạm phát, có mấy loại lạm phát và đó là những loại nào?
  1. 2 loại: lạm phát, siêu lạm phát.
  2. 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.
  3. 4 loại: lạm phát, lạm phát vừa phải, lạm phát cao, siêu lạm phát.
  4. 5 loại: lạm phát thấp, lạm phát vừa phải, lạm phát cao, lạm phát siêu cao.
  • Đâu là hậu quả của thất nghiệp?
  1. Ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, khiến đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp.
  2. Gây lãng phí nguồn lực, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước giảm.
  3. Phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trật tự xã hội không ổn định.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Nhà nước đã sử dụng những biện pháp nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
  1. Thực hiện đúng pháp luật về lao động.
  2. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
  3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động.
  4. Tất cả các biện pháp trên.
  • Ở mức độ lạm phát vừa phải, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm là bao nhiêu?
  1. 0% - dưới 10%.
  2. 10 % - 1000%.
  3. Trên 1000%.
  4. 10% - 50%.
  • Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
  1. Chi phí sản xuất tăng cao.
  2. Cầu tăng cao.
  3. Cung giảm mạnh.
  4. Phát hành thừa tiền trong lưu thông.
  • Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất nghiệp là gì?
  1. Do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa.
  2. Tự thôi việc vì không hài lòng với công việc đang có.
  3. Do mất sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • Thị trường lao động được cấu thành bởi những yếu tố nào?
  1. 3 yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động.
  2. 3 yếu tố: cung, cầu và cạnh tranh.
  3. 3 yếu tố: cung, giá cả sức lao động và cạnh tranh.
  4. 3 yếu tố: cầu, giá cả sức lao động và cạnh tranh.
  • Mục đích của lao động là gì?
  1. Tạo ra các sản phẩm công nghệ kĩ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
  2. Nâng cao chất lượng vật chất và tinh thần của người dân.
  3. Tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
  4. Xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài, tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới.
  • “Nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động thông qua hình thức thỏa thuận về giá cả và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác” chỉ khái niệm nào?
  1. Thị trường lao động.
  2. Thị trường việc làm.
  3. Lao động.
  4. Hợp đồng lao động.
  • Đâu không phải là xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam?
  1. Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.
  2. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
  3. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm.
  4. Giảm thiểu số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
  • Việc làm có ý nghĩa như thế nào?
  1. Tạo ra sản phẩm phục vụ mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
  2. Tạo ra vị thế và chỗ đứng của chủ thể kinh tế trong xã hội.
  3. Giúp duy trì và cải thiện cuộc sống.
  4. Khẳng định đam mê của bản thân.
  • Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh?
  1. Doanh nghiệp N luôn áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhất vào dây chuyền sản xuất của mình để rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất.
  2. Nhà hàng H luôn quảng bá sản phẩm của mình đúng sự thực, không phóng đại, không sử dụng những thông tin sai sự thật.
  3. Công ty T hối lộ nhân viên A của công ty M để biết được chiến lược kinh doanh của công ty M.
  4. Doanh nghiệp A sử dụng nhiều hình thức hấp dẫn để thu hút khách hàng như tổ chức các trò chơi bốc thăm trúng thưởng, tặng voucher giảm giá ngày sinh nhật,…
  • Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
  1. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường.
  2. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
  3. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu.
  • Năm 2021, cần 120.000 VNĐ để mua được 1kg thịt bò. Năm 2022, cần 150.000 VNĐ để mua được 1kg thịt bò. Tỉ lệ lạm phát năm 2022 so với năm 2021 là bao nhiêu?
  1. 125%.
  2. 150%.
  3. 100%.
  4. 200%.
  • Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hóa vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp trong trường hợp trên là loại thất nghiệp nào?

  1. Thất nghiệp tạm thời.
  2. Thất nghiệp cơ cấu.
  3. Thất nghiệp chu kì.
  4. Thất nghiệp tự nguyện.
  • T đã tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với C cùng mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống nhưng bố mẹ T phản đối vì không muốn con mình làm nghề tự do nên đã không cho tiền làm vốn. Thấy vậy, D là anh trai của T đã giúp T và C vay tiền để kinh doanh. Ai là người đã thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm?
  1. T và C.
  2. Bố mẹ T.
  3. D, T và C.
  4. T và D.
  • Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
  1. Thị trường lao động cung cấp việc làm, thị trường việc làm cung cấp người lao động.
  2. Thị trường lao động cung cấp người lao động, thị trường việc làm cung cấp việc làm.
  3. Thị trường lao động giúp người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp, thị trường việc làm giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm người lao động phù hợp.
  4. Thị trường việc làm giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người lao động thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt trạng thái cân bằng cung – cầu lao động.

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Nêu khái niệm của cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. (1,0 điểm) Nhà nước đóng vai trò như thế nào trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát?
  2. (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

T là học sinh lớp 11. Em có năng khiếu hội họa và mong muốn trở thành kiến trúc sư. Gần đây, T thường tham gia các ngày hội hướng nghiệp dành cho học sinh. T rất vui khi thu thập được nhiều thông tin về nghề nghiệp, cơ hội việc làm và thị trường lao động. T chia sẻ qua ngày hội, em hiểu hơn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình và có cái nhìn thực tế về việc chọn nghề. Quan trọng nhất, em nhận thấy mỗi học sinh cần phải xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng sẵn sàng để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Để thực hiện ước mơ của mình, T đã đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.

- Nhận xét về hành động của bạn T.

- Theo em, để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động, học sinh cần làm những việc gì?

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

A

D

C

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

D

A

C

B

A

C

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

C

C

B

A

B

C

D

      

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

- Cung:

+ Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

+ Các nhân tố ảnh hưởng: giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm, số lượng người tham gia cung ứng,…

- Cầu:

+ Khái niệm: Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.

+ Các nhân tố ảnh hưởng: giá cả hàng hóa, dịch vụ; thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế; kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ;…

0,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

a. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát:

- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.

- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát như:

+ Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền

+ Cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn

+ Tăng cường quản lí thị trường chống đầu cơ tích trữ hàng hóa

+ Sử dụng dữ trữ quốc gia để bình ổn cung – cầu, bình ổn giá trên thị trường…

 

b. Trường hợp của bạn T

- Bạn T đã tích cực, chủ động tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với bản thân mình, xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân, tích cực nâng cao trình độ, kĩ năng để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động bằng cách đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.

- Học sinh cần hoàn thiện bản thân, tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của mình, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

4

1

3

 

 

 

2

 

9

1

3,75

2. Lạm phát, thất nghiệp

3

 

3

0,5

1

 

1

 

8

0,5

3,0

3. Thị trường lao động và việc làm

3

 

2

 

1

0,5

1

 

7

0,5

3,25

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0,5

2

0,5

4

 

8

2

10,0

Điểm số

2,5

1,5

2,0

1,0

0,5

1,5

1,0

 

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Nhận biết

- Nêu được khái niệm của cạnh tranh.

- Chỉ ra được mối quan hệ của cung - cầu.

- Chỉ ra được vai trò của cạnh tranh.

- Nêu được khái niệm của cạnh tranh không lành mạnh.

- Nêu được khái niệm cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu.

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

- C1

- C1

 

- C3

 

- C5

 

- C6

Thông hiểu

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung lớn hơn cầu.

- Hiểu và xác định nhận định đúng.

 

3

 

- C2

 

- C4

 

 

- C7

Vận dụng cao

- Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế.

- Xác định biểu hiện của cung của một số đối tượng.

 

2

 

- C19

 

 

 

- C20

2. Lạm phát, thất nghiệp

Nhận biết

- Phân loại lạm phát.

- Chỉ ra hậu quả của thất nghiệp.

- Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

- Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

1

3

 

 

 

 

 

- C2.a

- C8

- C9

- C10

Thông hiểu

- Hiểu về mức độ lạm phát vừa phải.

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

- Xác định được nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất nghiệp.

 

3

 

- C11

 

- C12

 

- C13

Vận dụng

- Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước.

 

1

 

C22

Vận dụng cao

- Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.

 

1

 

C21

3. Thị trường lao động và việc làm

Nhận biết

- Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động.

- Nêu được khái niệm của thị trường lao động.

- Chỉ ra được ý nghĩa của việc làm.

 

3

 

- C14

 

- C16

 

- C18

Thông hiểu

- Hiểu được mục đích của lao động.

- Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam.

 

2

 

- C15

 

 

 

- C17

Vận dụng

- Phân tích mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

- Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, nhận xét tình huống và liên hệ bản thân để hiểu về nhiệm vụ của học sinh trước khi tham gia vào thị trường lao động.

1

1

- C2.b

- C24

Vận dụng cao

- Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn.

 

1

 

- C23

Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả + trắc nghiệm + tự luận + đáp án và thang chấm điểm
  • Có khoảng 20 đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2

=> Khi đặt sẽ nhận đề thi ngay và luôn

PHÍ ĐỀ THI:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi
Từ khóa: đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, đề thi kinh tế pháp luật 11 sách kết nối tri thức, đề thi kinh tế pháp luật 11 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật THPT

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay