Đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

File đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 19. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

I. Thành phần các dân tộc trên đất nước Việt Nam

  1. Thành phần dân tộc theo dân số

Câu 1: Em có nhận xét gì về thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam?

Trả lời:

Việt Nam là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đa dạng về tộc người, là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống:

  • Dân tộc Kinh (dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước). 
  • Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số.
  1. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

Câu 1:  Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam. 

Trả lời:

Địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam:

  • Ngữ hệ Nam Á: phân bố trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
  • Ngữ hệ H'Mông - Dao: phân bố chủ yếu ở miền Bắc. 
  • Ngữ hệ Thái-Kadai: phân bố chủ yếu ở miền Bắc. 
  • Ngữ hệ Nam Đảo: phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. 
  • Ngữ hệ Hán Tạng: phân bố chủ yếu ở miền Bắc. 

Câu 2: Dựa vào Hình 19.3, em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ. 

Trả lời:

Số lượng các dân tộc theo ngữ hệ: 

  • Nhóm  Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. 
  • Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. 
  • Nhóm ngôn ngữ H'Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn.
  • Nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
  • Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La. 
  • Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me có 21 dân tộc: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng.
  • Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru.
  • Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu.

II. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  1. Đời sống vật chất

Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (hoạt động sản xuất, ẩm thực, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại).

Trả lời:

Những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

Hoạt động sản xuất

  • Cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. 
  • Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước, một số dân tộc canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp trên ruộng nước, nương rẫy.
  • Sản xuất thủ công nghiệp, buôn bán, trao đổi hàng hóa, mang bản sắc dân tộc đậm nét. 

Ẩm thực:

  • Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô, phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,....), cá, ếch, nhái, măng, rau củ. 
  • Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo nếp, ngô, sắn.
  • Một số dân tộc có món ăn, thức uống đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. 

Trang phục:

  • Mỗi dân tộc có những nét riêng về điều kiện sống, tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư. 
  • Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí. 
  • Trang phục của nữ giới gồm váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón); trang phục nam giới có quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn. 
  • Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh. 

Nhà ở:

  • Đa dạng về loại hình, bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn, nửa đất, nhà trình tường.
  • Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét.
  • Một số dân tộc có những ngôi nhà được xây cất làm nơi sinh hoạt chung cho buôn làng, với nét kiến trúc độc đáo nhà rông. 

Phương tiện đi lại:

  • Phương tiện đi lại và vận chuyển của đồng bào các dân tộc vùng đồng bằng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,....
  • Ở vùng nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe, thuyền.
  • Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hỏa,...) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc. 

 

  1. Đời sống tinh thần

Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tín ngưỡng, tôn giáo; phong tục, tập quán, lễ hội).

Trả lời:

Những nội dung cơ bản về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

 - Tín ngưỡng, tôn giáo:

  • Tín ngưỡng: tín ngưỡng dân gian như thờ cúng trời đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,....
  • Tôn giáo: một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo. 

  - Phong tục, tập quán, lễ hội:

  • Gắb liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. 
  • Lễ hội là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn, sự che chở, phù hộ của tổ tiên, thần linh với cộng đồng. 

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày những nét đặc trưng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của các dân tộc.

Trả lời:

Trình bày những nét đặc trưng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của các dân tộc

Đời sống vật chất:

 + Hoạt động sản xuất:  

  • Canh tác trên ruộng nước, canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp trên ruộng nước, nương rẫy.
  • Sản xuất thủ công nghiệp, buôn bán, trao đổi hàng hóa, mang bản sắc dân tộc đậm nét. 

 + Ẩm thực:

  • Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô. Phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,....), cá, ếch, nhái, măng, rau củ. 
  • Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo nếp, ngô, sắn.
  • Một số dân tộc có món ăn, thức uống đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. 

 + Trang phục:

  • Mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống, tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư. 
  • Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí. 
  • Trang phục của nữ giới gồm váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón); trang phục nam giới có quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn. Gắn liền với trang phục là đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, dây chuyền,...
  • Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh. 

 + Nhà ở:

  • Đa dạng về loại hình, bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn, nửa đất, nhà trình tường.
  • Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét.
  • Một số dân tộc có những ngôi nhà được xây cất làm nơi sinh hoạt chung cho buôn làng, với nét kiến trúc độc đáo nhà rông. 

 + Phương tiện đi lại:

  • Phương tiện đi lại và vận chuyển của đồng bào các dân tộc vùng đồng bằng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,....
  • Ở vùng nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe, thuyền.
  • Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hỏa,...) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc. 

Đời sống tinh thần:

 + Tín ngưỡng, tôn giáo:

  • Tín ngưỡng: là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng trời đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,...).
  • Tôn giáo: Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo. 

 + Phong tục, tập quán, lễ hội:

  • Phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. 
  • Lễ hội là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn, sự che chở, phù hộ của tổ tiên, thần linh với cộng đồng. 
  • Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian có những nét đặc sắc riêng, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam. 

 

Câu 2: Sự đa dạng trong đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự đa dạng trong đời sống tinh thần của các dân tộc Việt Nam được thể hiện ở:

- Bản sắc văn hóa dân tộc: 

  • Quốc gia Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc với 54 dân tộc anh em
  • Sắc thái văn hóa dân tộc/tộc người, văn hóa địa phương.

- Nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, văn học, âm nhạc, ca múa,....

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục tập quán của một dân tộc (tự chọn).

Trả lời:

Tập quán xã hội và Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn.

Phong tục tạp quán

   Người Mường mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị nhưng không kém phần đặc sắc và ấn tượng. Đồng bào Mường đã cùng nhau xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cùng các anh em dân tộc khác tạo nên một đất nước Việt Nam giàu mạnh.

   Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ nói riêng, Việt Nam nói chung chủ yếu theo tín ngưỡng thờ đa thần, một số ít theo Phật giáo. Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ, ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên dòng họ còn có tín ngưỡng thờ tổ tiên của làng xã, dân tộc là thờ thành hoàng, thờ vua, thờ thần. Mỗi làng đều thờ thành hoàng là những người sáng lập làng hoặc thần bảo hộ cho cuộc sống của dân làng. Người Kinh, người Mường cùng thờ tổ tiên chung của dân tộc là các vua Hùng, các tướng lĩnh nhà Hùng, những người có công dựng nước và giữ nước. 

   Người Mường có tục gọi vía lúa. Những năm mất mùa người ta phải đi gọi vía lúa về làng bản của mình, người ta phải làm lễ cúng vía lúa rồi thầy mo hoặc một người hát Rang gọi vía lúa, rủ rê vía lúa về với mình. Từ tín ngưỡng lúa đã hình thành nhiều lễ nghi tập tục tạo nên diện mạo độc đáo của văn hoá tâm linh. Đó là lễ rước nước, lễ khai canh, lễ hạ điền, thượng điền, tết cơm mới, lễ kỳ yên, các nghi lễ cầu mưa chống hạn, tục gọi vía lúa, tục đâm đuống, chàm thau, tục tết dán giấy đỏ vào các nông cụ, tục cúng ông Dằng bà Dõi ở chuồng trâu... Các nghi lễ này rất phổ biến ở các xã vùng người Kinh và người Mường.

   Hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Mường còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Những cuộc mo, cuộc hát, các điệu múa..., chính là kho tàng thơ ca, nghệ thuật dân gian phong phú, đa dạng, sử thi Đẻ đất đẻ nước, các làn điệu dân ca như: Các bài hát mỡi, hát mo đám tang... của người Mường là nhũng giá trị văn hoá phi vật thể đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá tộc người và góp phần quan trọng làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Trang phục

   Những bộ trang phục của người Mường đều có các đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ độc đáo. Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, những người nam sẽ mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái, đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng, quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng.

   Trong lễ hội, họ sẽ mặc áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối. Trang phục của nữ sẽ đa dạng và phong phú hơn y phục của nam giới, nữ sẽ thường mặc áo cánh màu trắng thân ngắn, xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần thân chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng và độc đáo bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Bên cạnh đó, nữ giới còn đeo các loại trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bọc bạc.

Ẩm thực

   Để tạo nên một món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, người Mường thường sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như măng rừng, rau rừng, lá tạo màu ngũ sắc, gà ri, vịt cỏ, gạo nếp. Nét độc đáo của ẩm thực xứ Mường còn thể hiện ở cách chế biến. Những món ăn thường được người Mường chú trọng nhất như món nướng, luộc, nấu canh. Một số món ăn tiêu biểu làm nên tên tuổi của ẩm thực xứ Mường đó chính là thịt thui luộc,măng chua nấu thịt gà, thịt trâu nấu lá lồm, cá nướng, cơm lam.

 

Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có); hoặc kể lại một trải nghiệm qua một chuyến du lịch đến các địa phương có các dân tộc (phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, ca múa,....của các dân tộc). 

Trả lời:

  • Em tự tìm hiểu tại địa phương.

* Gợi ý tham khảo: Du lịch Tây Bắc

   Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc nước ta, có chung đường biên giới với 2 nước Lào và Trung Quốc. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái có điệu múa xòe hoa tiêu biểu được nhiều người biết đến. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,...sinh sống ở đây. 

   Nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, những bản làng yên bình cùng người dân hiền lành, mộc mạc và hiếu khách, nơi đây đã làm say đắm biết bao nhiêu du khách cả trong và ngoài nước đến khám phá mảnh đất kỳ diệu này.

   Tùy vào thời gian trong năm và tùy vào cảm nhận của mỗi người thì Tây Bắc đều có nét đẹp riêng. Có thể nói mùa xuân và mùa thu là 2 thời điểm đẹp nhất để bạn có thể khám phá trọn vẹn nhất mọi thứ ở đây. Bởi ngoài thời tiết thuận lợi thì những thời điểm này vùng Tây Bắc tổ chức nhiều lễ hội, ca hát và vui chơi. Bạn sẽ có cơ hội hòa mình và tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa nơi đây. 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay