Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo Bản 2
Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Mĩ thuật 9 bản 2 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 9 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 4: BẢO VỆ TỔ QUỐC
BÀI 7: HÌNH TƯỢNG BỘ ĐỘI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống và trong tác phẩm.
Xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện sản phẩm mĩ thuật.
Phân tích vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật qua các yếu tố tạo hình.
Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của bộ đội trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Phân tích được vẻ đẹp của bộ đội trong cuộc sống và tác phẩm.
Thực hiện xây dựng được bố cục hình ảnh thực để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
3. Phẩm chất
Hình thành được bố cục từ hình ảnh thực trong thực hành, sáng tạo SPMT.
Có hiểu biết đúng về phạm vi của môn Mĩ thuật, tăng cường tính gắn kết môn học với thực tiễn của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật 9.
Hình ảnh, video clip có hình tượng chú bộ đội.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Mĩ thuật 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh chú bộ đội cụ Hồ và nêu vẻ đẹp hình ảnh bộ đội trong bức tranh đó.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vẻ đẹp của bức tranh khắc họa chú bộ đội.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chú bộ đội trong những ngày tháng chống dịch cùng nhân dân - Họa sĩ Lê Sa Long
+ Em hãy cho biết các chú bộ đội đang thực hiện hoạt động gì?
+ Vẻ đẹp hình ảnh bộ đội được thể hiện như thế nào qua bức tranh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Các cú bộ đội đang giúp bác sĩ vận chuyển lương thực, thực phẩm để hỗ trợ cho người dân trong khu vực dịch bệnh.
+ Bức tranh được thể hiện bằng màu sắc đặc trưng của người lính – màu xanh lá đậm với những cử chỉ, hoạt động ý nghĩa, giúp đỡ người dân trong những ngày tháng chống dịch. Qua đó, thể hiện sự tin yêu của họa sĩ cũng như tấm lòng biết ơn của người dân dành cho người bộ đội cụ Hồ.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xưa đến nay, lực lượng quân đội luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hình ảnh người lính cụ Hồ không chỉ xuất hiện trong những tác phẩm văn học, trong những lời hát mà còn được khắc họa chân thực trong những nét vẽ mĩ thuật. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng vào bài học mới, Bài 7: Hình tượng bộ đội trong sáng tạo mĩ thuật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp hình ảnh bộ đội qua quân phục, màu sắc, hình dáng, tư thế, nhiệm vụ, hoạt động.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, quan sát một số tranh minh họa hình ảnh bộ đội trong SGK tr.30 và tài liệu do GV sưu tầm.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh bộ đội qua các hình ảnh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh– SGK tr.30, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về: + Nhiệm vụ, hoạt động và trang thiết bị của bộ đội trong các hình ảnh. + Vẻ đẹp hình ảnh bộ đội qua quân phục, màu sắc, hình dáng, tư thế, động tác được thể hiện như thế nào? - GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh ảnh – SGK tr.31 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi: + Nêu nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Chiến Lũy của họa sĩ Lê Anh Vân và tác phẩm Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Nghĩa Duyện? + Hình thức thể hiện (bố cục, hình khối, màu sắc,...) trong tác phẩm như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát Hình – SGK tr.30-31, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: * Hình - SGK tr.30: + Hình 1: Thực hành nằm bắn súng trong bộ quân phục dành cho bộ đội rèn luyện. + Hình 2: Chiến sĩ đang đứng canh giữ biển đảo trong bộ trang phục hải quân. + Hình 3: Các chú bộ đội đang tích cực giúp dân làm đường trong bộ quân phục màu xanh. + Hình 4: Bộ đội đang đi kiểm tra kĩ thuật máy bay trước giờ cất cánh. => Tất cả hình ảnh cho thấy vẻ đẹp dũng cảm, gan góc, mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện nghiêm túc của những người lĩnh cụ Hồ. Không những thế, bộ đội còn là những tấm gương giàu tình thương, chịu khó, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân ở bất cứ hoàn cảnh nào. * Hình - SGK tr.31: Hình 6: + Bức tranh Chiến Lũy của họa sĩ Lê Anh Vân miêu tả hình ảnh giữa dãy bàn gãy đổ, cùng bánh xe bò, tấm bình phong ngổn ngang, hình ảnh bốn người chiến sĩ đầu đội mũ ca-lô, người áo trấn thủ, người vận sơ-vin hiện lên trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. + Tác giả sử dụng khối, bố cục táo bạo, không nhiều màu sắc phản ánh mạnh mẽ tinh thần lạc quan, chất lãng mạn, trữ tình cùng nét phóng khoáng, sự yêu đời của người lính Hà Nội mà họa sĩ gửi gắm khi tái hiện lại một giai đoạn chiến tranh ác liệt, cùng những hy sinh, mất mát, đau thương. Hình 7: + Bức khắc gỗ Hà Nội 1946 với 3 người lính quắc thước, ken vai nâng đỡ tháp Rùa trên vai mình, sau tháp Rùa là núi sông hùng vĩ. Tấm áo trấn thủ của chiến binh đứng đầu, với những nét khắc dọc, kết nối với sóng hồ Gươm nét ngang, như ken chiến lũy bảo vệ non sông. + Tranh sơn khắc không chỉ có nền đen truyền thống tương phản làm tôn hình tượng nhân vật trung tâm mà có sự hoán vị của hai tông màu đen và sáng. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát và nhận thức - Thông qua nhiều hình thức sáng tác (tượng, tranh vẽ, tranh in,...), những tác phẩm mĩ thuật đã tập trung khắc hoạ chân dung, hoạt động của bộ đội như: chiến đấu, học tập, huấn luyện, sinh hoạt,... để phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. - Đặc điểm chung về cách tạo hình bộ đội là luôn khắc hoạ hình ảnh rắn rỏi, bút pháp thô khoẻ, mộc mạc. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT MĨ THUẬT 9 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC BẠN TỚI BÀI HỌC MỚI!
BÀI 10: THIẾT KẾ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Quan sát và nhận thức
- Màu sắc của các tác phẩm thiết kế đương đại có điểm gì nổi bật?
- Các tác phẩm thiết kế đương đại được làm từ chất liệu gì?
- Hình thức thiết kế của các tác thiết kế đương đại có đặc điểm gì?
- Sản phẩm thiết kế đương đại có công năng như thế nào?
- Nghệ thuật thiết kế đương đại có ảnh hưởng như thế nào?
2. Luyện tập và sáng tạo
- Em hãy nêu các bước thiết kế sản phẩm ứng dụng theo phong cách đương đại?
- Trước khi thực hiện sản phẩm, em cần chuẩn bị những gì?
3. Phân tích và đánh giá
- Ý tưởng em chọn là gì?
- Em sử dụng chất liệu gì để tạo nên sản phẩm?
- Em đã thực hiện sản phẩm mĩ thuật như thế nào?
- Sản phẩm của em có công năng như thế nào?
- Sản phẩm của em được ứng dụng như thế nào?
- Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về sản phẩm thực hành mĩ thuật đương đại của nhóm bạn?
4. Vận dụng
- Nghệ thuật trúc chỉ bắt nguồn từ đâu và phát triển như thế nào?
- Ai là người sáng lập hoặc phát triển nghệ thuật trúc chỉ?
- Quy trình làm ra một tác phẩm trúc chỉ diễn ra như thế nào?
- Những vật liệu chính nào được sử dụng trong nghệ thuật trúc chỉ?
- Nghệ thuật trúc chỉ được ứng dụng như thế nào trên các sản phẩm hàng ngày?
- Các sản phẩm ứng dụng nào thường được kết hợp với nghệ thuật trúc chỉ?
- Điều gì làm nên sự độc đáo của nghệ thuật trúc chỉ so với các nghệ thuật truyền thống khác?
- Làm thế nào để các nghệ nhân đảm bảo mỗi tác phẩm trúc chỉ đều mang tính nghệ thuật cao?
- Các sản phẩm ứng dụng từ nghệ thuật trúc chỉ có thị trường tiêu thụ như thế nào?
- Ai là đối tượng khách hàng chính của các sản phẩm trúc chỉ?
- Nghệ thuật trúc chỉ có tiềm năng phát triển ra sao trong tương lai?
- Có những khó khăn và thách thức gì khi phát triển nghệ thuật trúc chỉ trên các sản phẩm ứng dụng?
- Có những biện pháp nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật trúc chỉ?
- Làm thế nào để giới trẻ hiện nay có thể tiếp cận và yêu thích nghệ thuật trúc chỉ?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM MĨ THUẬT 9 BẢN 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm mĩ thuật 9 bản 2 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
BÀI 1: TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Nghệ thuật Địa hình (Land art) là:
A. Phong trào nghệ thuật đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa cảnh quan thiên nhiên và tác phẩm nghệ thuật.
B. Loại hình nghệ thuật ba chiều giúp thay đổi nhận thức về không gian tại một địa điểm.
C. Phong trào nghệ thuật hướng công chúng đến việc trải nghiệm giác quan bằng cách kết hợp các vật liệu hoặc video, âm thanh, ánh sáng.
D. Loại hình nghệ thuật sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.
Câu 2: Nghệ thuật sử dụng các hình ảnh chân thực từ cuộc sống, phim ảnh, quảng cáo,… để thể hiện tính sáng tạo cá nhân là:
A. Nghệ thuật Tối giản (Minimalism art). | B. Trào lưu nghệ thuật đương đại thể kỉ XX. |
C. Nghệ thuật Đại chúng (Pop art). | D. Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual art). |
Câu 3: Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) là gì?
A. Loại hình nghệ thuật lất cảm hứng từ quảng cáo, bao bì và truyện tranh.
B. Phong trào nghệ thuật dựa trên quan điểm tự do sáng tạo, đa dạng về hình thức, chất liệu, xóa bỏ khoảng cách giữa tác phẩm và người xem.
C. Loại hình nghệ thuật ba chiều giúp thay đổi nhận thức về không gian tại một địa điểm.
D. Phong trào nghệ thuật quan tâm đến ý tưởng thể hiện đằng sau một tác phẩm hơn chính bản thân đối tượng.
Câu 4: Loại hình nghệ thuật sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm là:
A. Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual art). | B. Nghệ thuật Đại chúng (Pop art). |
C. Trào lưu nghệ thuật đương đại. | D. Nghệ thuật Tối giản (Minimalism art). |
Câu 5: Trào lưu nghệ thuật đương đại ra đời từ:
A. Cuối thế kỉ XIX. | B. Giữa thế kỉ XX. |
C. Đầu thế kỉ XX. | D. Cuối thế kỉ XIX. |
Câu 6: Đặc điểm của trào lưu nghệ thuật đương đại là:
A. Dựa trên quan điểm tự do sáng tạo, đa dạng về hình thức, chất liệu, xóa bỏ khoảng cách giữa tác phẩm và người xem.
B. Nhiều hình thức mới được thể nghiệm như điêu khắc, sơn mài,…
C. Ra đời từ giữa thế kỉ XX.
D. Tác phẩm là không gian người nghệ sĩ tạo ra nhằm đem đến những trải nghiệm thực tế ảo cho công chúng.
Câu 7: Bước đầu tiên khi thực hiện một sản phẩm mĩ thuật bằng hình sắp đặt lá cây là:
A. Hoàn thiện sản phẩm.
B. Xếp hình theo ý tưởng.
C. Lựa chọn lá cây khác nhau vê hình dáng, màu sắc.
D. Xây dựng ý tưởng và phác hình.
Câu 8: Đặc điểm của Nghệ thuật Địa hình (Land art) là gì?
A. Sử dụng các hình ảnh chân thực từ cuộc sống, phim ảnh, quảng cáo,… để thực hiện tính sáng tạo cá nhân.
B. Tác phẩm được tạo ra từ các vật liệu tự nhiên như: đất, đá, cành cây, lá cây nước,…kết hợp với các chất liệu nhân tạo như: bê tông, kim loại, nhựa đường,…
C. Hướng công chúng đến việc trải nghiệm giác quan bằng cách kết hợp các vật liệu hoặc video, âm thanh, ánh sáng,…
D. Sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.
Câu 9: Đặc điểm của Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) là gì?
A. Hướng công chúng đến việc trải nghiệm giác quan bằng cách kết hợp các vật liệu hoặc video, âm thanh, ánh sáng,…
B. Sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.
C. Sử dụng các hình ảnh chân thực từ cuộc sống, phim ảnh, quảng cáo,… để thực hiện tính sáng tạo cá nhân.
D. Tác phẩm được tạo ra từ các vật liệu tự nhiên như: đất, đá, cành cây, lá cây nước,…kết hợp với các chất liệu nhân tạo như: bê tông, kim loại, nhựa đường,…
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Nghệ thuật Địa hình (Land art)?
A. Phong trào nghệ thuật đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa cảnh quan thiên nhiên và tác phẩm nghệ thuật.
B. Tác phẩm được tạo ra từ các vật liệu tự nhiên như: đất, đá, cành cây, lá cây nước,…kết hợp với các chất liệu nhân tạo như: bê tông, kim loại, nhựa đường,…
C. Là loại hình sắp đặt ngoài trời ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc và thiết kế hiện đại.
D. Thường quan tâm đến ý tưởng thế hiện đằng sau một tác phẩm, hơn chính bản thân đối tượng.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Nghệ thuật Đại chúng (Pop art)?
A. Lấy cảm hứng từ quảng cáo, bao bì và truyện tranh.
B. Sử dụng các hình ảnh chân thực từ cuộc sống, phim ảnh, quảng cáo.
C. Thể hiện tính sáng tạo cá nhân.
D. Sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.
-----------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2, soạn giáo án word và powerpoint Mĩ thuật 9 chân trời, soạn mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS