Giáo án và PPT đồng bộ Toán 4 chân trời sáng tạo
Toán 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Toán 4 chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS lập được các số trong phạm vi 100 000; đọc, viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng theo các hàng; biết so sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự và thứ tự các số trên tia số; biết làm tròn các số đến hàng nghìn.
- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và tiền Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất yêu nước, trung thực, trách nhiệm.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Thẻ số - bảng số dùng cho bài tậo 3; một số tờ tiền (hoặc hình vẽ) dùng cho bài tập 6.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố bạn": + GV: Đố bạn, đố bạn! + HS: Đố gì, đố gì? + GV: Đọc số 99 898 + HS: …………… + GV: Nêu cấu tạo số 65 056 + HS: …………. (HS thay nhau đố cả lớp hoặc chơi theo nhóm đôi – hai bạn đố nhau) - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại các số trong phạm vi 100 000 "Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000". B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Về cấu tạo, phân tích số có sáu chữ số, viết số có sáu chữ số thành tổng các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Củng cố kiến thức về sắp xếp các số theo thứ tự các số trên tia số và làm tròn các số đến hàng nghìn. - Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài và tiền Việt Nam. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu để, phân tích mẫu: + GV cho HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV. + GV nói cấu tạo số: "Số gồm 3 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 5 chục và 9 đơn vị" HS viết số vào bảng con rồi đọc số, viết số thành tổng. - GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/yêu cầu) GV dùng bảng con của HS để vấn đáp và thao tác giúp HS nhận biết giá trị của các chữ số trong một số bằng cách chỉ tay vào từng chữ số để HS nói (xác định giá trị số). - HS xác định các việc cần làm: viết số, đọc số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số? - HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: GV cho HS nhận xét: + các dãy số trên lần lượt là dãy các số tròn chục, tròn trăm, tròn chục nghìn; + các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn → Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100; câu c – thêm 10 000. – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / dãy số), khuyến khích HS nói cách làm. - GV gọi 3 HS trình bày kết quả. - GV cho HS chữa bài, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Chọn số thích hợp với mỗi tổng - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. - HS tìm hiểu và làm bài cá nhân.
- Sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, gắn bảng số với thẻ số phù hợp, khuyến khích HS nói tại sao lại gắn như vậy. Chẳng hạn: + Bảng A có 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 4 chục nên em chọn thẻ N số 36 240. + Thẻ M có số 36 024 gồm 3 chục nghìn, 6 nghìn, 2 chục và 4 đơn vị nên em chọn bảng D. Hoặc: hai bảng A và D đều có 30.000 nên ta xét hai số 36024 và 36 240. Số 36 024 có 2 chục và 4 đơn vị nên ta chọn bảng D. … - GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành thanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4. - HS hoạt động nhóm đôi đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận tìm hiểu ví dụ. Với những HS còn hạn chế, GV hướng dẫn các em viết các số theo cột dọc để so sánh thuận lợi. - HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ. - GV gọi một vài HS trình bày kết quả - Sửa bài: a) Vài HS đọc dãy số, cả lớp nhận xét, GV viết dãy số lên bảng lớp. b) GV vẽ tia số bên dưới dãy số vừa viết, cho HS thi đua nối số vào đúng vị trí trên tia số. - GV chữa bài và hệ thống cho HS cách so sánh số: + Số có ít chữ số hơn thì bé hơn. + Hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau → Kết luận + Trên tia số: Số bên trái bé hơn số bên phải. Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5. - GV cho HS đọc yêu cầu: “Làm tròn số rồi nói theo mẫu" - HS (nhóm đôi) thảo luận tìm hiểu ví dụ, dựa vào cách làm tròn số đã biết, nhận xét: + Số được làm tròn đến hàng nào? (hàng chục) + Cần quan sát chữ số hàng nào? (hàng đơn vị) + Hàng đơn vị:
+ Sau khi làm tròn số, ta được số nào? (số tròn chục) – HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn. - Sửa bài, GV khuyến khích nhiều HS nói theo mẫu và giải thích. Ví dụ:
- GV cho lớp chữa bài và rút kinh nghiệm.
Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6. - GV cho HS đọc yêu cầu đề, tìm hiểu mẫu. - GV hướng dẫn HS nhận biết thứ tự việc cần làm: a) Đếm thêm theo mệnh giá tờ tiền → Xác định tổng số tiến. b) Thực hành chọn hộp bút chì màu phù hợp với số tiền. - HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ với bạn bên cạnh. - GV mời 2 - 4 HS trình bày kết quả.
- Sửa bài, GV có thể trình chiếu (hoặc treo hình vẽ) cho HS trình bày cách làm. (GV cũng có thể cho HS đếm trực tiếp các tờ tiền thật, GV có thể cho thêm số lượng tờ tiền và yêu cầu HS xác định các giá trị) C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: - Rèn luyện, củng cố dạng bài đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Củng cố dạng bài về cấu tạo, phân tích số có sáu chữ số, viết số có sáu chữ số thành tổng các trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Củng cố, vận dụng giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến độ dài. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành Thử thách GV cho HS đọc yêu cầu đề. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: Các số trong mỗi dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn Đếm thêm: câu a – thêm 10; câu b – thêm 100. - HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - GV mời đại diện 2 HS trình bày kết quả. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm/ dãy số), khuyến khích HS nói cách làm. |
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu. + GV: Đố bạn, đố bạn! + HS: Đố gì, đố gì? + GV: Đọc số 99 898 + HS: Chín mươi chín nghìn tám trăm chín mươi tám + GV: Nêu cấu tạo số 65 056 + HS: 65 056 gồm 6 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 5 chục và 6 đơn vị.
- HS chú ý nghe, thảo luận, suy nghĩ.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm và trình bày vào bảng nhóm.
+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh - Kết quả: a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị. - Viết số: 68 145 - Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm - Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8000 + 100 + 40 + 5. b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm. - Viết số: 12 200 - Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm - Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2000 + 200 c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị - Viết số: 4001 - Đọc số: Bốn nghìn linh một. - Viết số thành tổng: 4000 + 1
- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu.
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay phát biểu.
- Kết quả: a) 4 760; 4770; 4780; 4790; 4800; 4810; 4820. b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7000; 7 100; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề. - HS suy nghĩ, hoàn thành bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu và luật chơi của GV.
- Kết quả:
HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề, phân tích ví dụ. - HS chú ý lắng nghe, hiểu và áp dụng làm bài.
- HS tự hoàn thành vở cá nhân chia sẻ cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án.
- Kết quả: a) 76 409 < 76 431 b) Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 9 747; 10 748; 11 251; 11 750. c)
- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.
- HS trao đổi cặp đôi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện hoàn thành vở rồi chia sẻ với bạn.
- Kết quả: a) Làm tròn số 356; 28 473 đến hàng chục thì được các số tương ứng là: 360; 28 000
b) Làm tròn số 2 021; 76 892 đến hàng trăm thì được các số tương ứng là: 2 000; 76 900 c) Làm tròn số 7 428; 16 534 đến hàng nghìn thì được các số tương ứng là: 7 000; 17 000 - HS chú ý nghe và tiếp thu.
- HS giơ tay đọc đề và trao đổi.
- HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu và thực hiện vào vở cá nhân. - Kết quả: a) Có 1 tờ tiền 20 000 đồng; 1 tờ tiền 10 nghìn đồng; 2 tờ tiền 5 nghìn đồng; 3 tờ tiền 2 nghìn đồng; 1 tờ tiền 1 nghìn đồng Có tất cả số tiền là: 120 000 + 110 000 + 2 × 5 000 + 3 × 2 000 + 1000 = 47 000 đồng. b) Có: 47 000 < 56 000 ; 47 000 < 48 000; 47 000 > 46 000 ⇒ Với số tiền 47 000 đồng chỉ có thể mua được hộp bút chì màu 46 000 đồng/hộp - HS chú ý quan sát, lắng nghe, tiếp thu
(HS thực hiện theo yêu cầu của GV)
- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.
- HS trình bày cách làm và nêu quy luật của mỗi dãy số trong mỗi ý.
- HS hoàn thành bài vào vở sau đó chia sẻ nhóm, tranh luận và thống nhất đáp án. - Kết quả: a) 34 512; 34 522; 34 532; 34 542; 34 552. b) 67 825; 67 925; 68 025; 68 125; 68 225
- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.
- Kết quả: a) Đ. b) S “tám mươi mốt nghìn một trăm sáu mươi”. c) S “Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 50 200” . d) Ð.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề.
- Kết quả: a) A (99 999 đếm thêm 1 thì được 100 000). |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS hệ thống lại kiến thức bài cũ bằng chuỗi bài tập trắc nghiệm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài 1 trang 7 toán 4 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
HS thực hiện theo mẫu:
Mẫu: Số gồm 3 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 5 chục và 9 đơn vị.
Viết số: 37 659
Đọc số: Ba mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi chín
Viết số thành tổng: 37 659 = 30 000 + 7 000 + 600 + 50 + 9
a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị
b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm.
c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị.
Bài giải:
a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị
Viết số: 68 145
Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm.
Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8 000 + 100 + 40 + 5
b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm.
QUẢNG CÁO
Viết số: 12 200
Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm
Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200
c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị.
Viết số: 4 001
Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một
Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1
Bài 2 trang 7 toán 4 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
HS điền số vào chỗ trống:
a) 4 760; 4 770; 4 780; .?.; .?.; .?.; 4 820.
b) 6 600; 6 700; 6 800; .?.; .?.; .?.; 7 200.
c) 50 000; 60 000; 70 000; .?.; .?.; .?. .
Bài giải:
a) 4 760; 4 770; 4 780; 4 790; 4 800; 4 810; 4 820.
b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7 000; 7 100; 7 200.
c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
Bài 3 trang 7 toán 4 tập 1 sgk chân trời sáng tạo
HS điền số thích hợp với mỗi tổng
Bài giải:
A – N B – Q C – P D – M
Ta có: 30 000 + 6 000 + 200 + 40 = 36 240
60 000 + 3 000 + 20 + 4 = 63 024
60 000 + 3 000 + 200 + 40 = 63 240
30 000 + 6 000 + 20 + 4 = 36 024
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Toán 4 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(30 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 câu)
Câu 1: Chữ số 4 trong số 54 931 thuộc hàng nào?
A. Hàng chục nghìn.
B. Hàng nghìn.
C. Hàng trăm.
D. Hàng chục.
Câu 2: Số hai mươi nghìn ba trăm linh năm được viết là
A. 20 305.
B. 20 503.
C. 20 455.
D. 25 043.
Câu 3: Số 13 786 được đọc là
A. Mười ba nghìn sáu trăm tám mươi sáu.
B. Mười ba nghìn không trăm linh bốn.
C. Mười ba nghìn bảy trăm tám mươi sáu.
D. Hai mươi nghìn tám trăm mười ba.
Câu 4: Giá trị của chữ số 6 trong số 84 567 là
A. 60.
B. 600.
C. 6 000.
D. 60 000.
Câu 5: Số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số đọc là
A. Chín chín nghìn chín trăm chín mươi chín.
B. Chín mươi chín nghìn chín trăm chín mươi chín.
C. Chín mươi nghìn chín trăm chín mươi chín.
D. Chín mươi chín nghìn chín trăm.
Câu 6: Số nào sau đây đọc là “chín nghìn chín trăm chín mươi chín”
A. 999.
B. 99 909.
C. 9 999.
D. 1 999.
Câu 7: Số tròn chục liền trước số một trăm nghìn viết là
A. 99 999.
B. 99 900.
C. 99 990.
D. 100 010.
Câu 8: Số 46 037 được đọc là
A. Bốn sáu nghìn không trăm ba mươi bảy.
B. Bốn sáu nghìn không trăm ba bảy.
C. Bốn mươi sáu nghìn không trăm ba bảy.
D. Bốn mươi sáu nghìn không trăm ba mươi bảy.
Câu 9: Số “Ba mươi hai nghìn sáu trăm linh bốn” viết là
A. 32 640.
B. 32 604.
C. 36 004.
D. 23 604.
Câu 10: Làm tròn số 8 792 đến hàng nghìn thì được số
A. 8 000.
B. 8 700.
C. 8 800.
D. 9 000.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TOÁN 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Toán 4 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số lẻ lớn nhất trong các số sau là
988; 934; 865; 499
A. 865
B. 988
C. 499
D. 934
Câu 2. Giá trị của biểu thức 25 4 + a với a = 50 là
A. 130
B. 100
C. 150
D. 120
Câu 3. Giá trị của biểu thức 3 a + b với a = 20; b = 15 là
A. 65
B. 75
C. 70
D. 80
Câu 4. Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là
12 + 6 = 7 + …
A. 10
B. 9
C. 12
D. 11
Câu 5. Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là
… 4 = 20 3
A. 12
B. 15
C. 25
D. 20
Câu 6. Cho biểu đồ sau
Quan sát biểu đồ trên, thôn nào thu hoạch được nhiều tấn thóc nhất?
A. Thôn C
B. Thôn D
C. Thôn B
D. Thôn A
Câu 7. Một tuần, cửa hàng bán được 35 quyển sách. Hỏi 4 ngày, cửa hàng bán được bao nhiêu quyển sách?
A. 15 quyển sách
B. 12 quyển sách
C. 28 quyển sách
D. 20 quyển sách
Câu 8. Số trung bình cộng của các số 9, 10, 5, 8 là
A. 9
B. 5
C. 8
D. 10
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Cho biểu đồ dưới đây:
Số quyển sách bán được trong 5 ngày của cửa hàng
Ngày thứ nhất | |
Ngày thứ hai | |
Ngày thứ ba | |
Ngày thứ tư | |
Ngày thứ năm |
Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi sau:
a) Ngày thứ tư bán được nhiều hơn ngày thứ hai bao nhiêu quyển sách?
b) Ngày bán được ít sách nhất ít hơn ngày bán được nhiều sách nhất bao nhiêu quyển sách?
Câu 2. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 13 + 230 + 70 + 37
b) 90 + 420 + 210 + 180
Câu 3 (1 điểm) >, <, =
a) 75 57 ..... 55 75
b) 38 83 ..... 83 38
c) 45 54 44 ..... 55 44 45
Câu 4 (1 điểm) Có 3 lớp 4A, 4B, 4C tham gia trồng cây. Lớp 4A trồng được 16 cây, lớp 4B trồng được 18 cây, lớp 4C trồng được 20 cây. Hỏi trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Câu 5 (1 điểm) An mua 1 quyển vở và 2 cái bút chì. Mỗi quyển vở có giá 8 500 đồng, mỗi cái bút chì có giá ít hơn mỗi quyển vở là 3 500 đồng. Hỏi An đã mua cả vở và bút chì hết bao nhiêu tiền?
Câu 6. (1 điểm) Hồng gấp 9 ngôi sao mất 45 phút, Hạnh gấp 7 ngôi sao mất 42 phút. Hỏi Hồng gấp 6 ngôi sao và Hạnh gấp 5 ngôi sao thì ai gấp xong trước? (Biết rằng hai bạn bắt đầu gấp ngôi sao cùng một lúc)
TRƯỜNG TIỂU HỌC .............
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | B | D | B | A | D | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | a) Ngày thứ tư bán được nhiều hơn ngày thứ hai số quyển sách là: 11 – 8 = 3 (quyển sách) b) Ngày bán được ít sách nhất ít hơn ngày bán được nhiều sách nhất số quyển sách là: 11 – 4 = 7 (quyển sách) Đáp số: a) 3 quyển sách b) 7 quyển sách |
0,25đ
0,5đ
0,25đ |
Câu 2 (1 điểm) | a) 13 + 230 + 70 + 37 = (13 + 37) + (230 + 70) = 50 + 300 = 350 b) 90 + 420 + 210 + 180 = (90 + 210) + (420 + 180) = 300 + 600 = 900 |
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ |
Câu 3 (1 điểm) | a) 75 57 > 55 75 b) 38 83 = 83 38 c) 45 54 44 < 55 44 45 | 0,25đ 0,25đ
0,5đ |
Câu 4 (1 điểm) | Số cây cả ba lớp trồng được là: 16 + 18 + 20 = 54 (cây) Trung bình mỗi lớp trồng được số cây là: 54 : 3 = 18 (cây) Đáp số: 18 cây |
0,25đ
0,5đ 0,25đ |
Câu 5 (1 điểm) | Giá tiền mỗi cái bút chì là: 8 500 – 3 500 = 5 000 (đồng) Số tiền An mua bút chì là: 5 000 2 = 10 000 (đồng) Số tiền An mua cả vở và bút chì là: 10 000 + 8 500 = 18 500 (đồng) Đáp số: 18 500 đồng |
0,25đ
0,25đ
0,25đ 0,25đ |
Câu 6 (1 điểm) | Thời gian Hồng gấp 1 ngôi sao là: 45 : 9 = 5 (phút) Thời gian Hồng gấp 6 ngôi sao là: 6 5 = 30 (phút) Thời gian Hạnh gấp 7 ngôi sao là: 42 : 7 = 6 (phút) Thời gian Hạnh gấp 5 ngôi sao là: 5 6 = 30 (phút) Vậy nếu Hồng gấp 6 ngôi sao và Hạnh gấp 5 ngôi sao cùng lúc thì hai bạn cùng hoàn thành xong |
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ 0,2đ |
TRƯỜNG TIỂU HỌC .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Ôn tập và bổ sung
| Bài 4. Số chẵn, số lẻ | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | |||||||
Bài 6 – 7. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5đ | |||||||
Bài 8. Bài toán giải bằng ba bước tính | 1 | 0 | 1 | 1đ | ||||||||
Bài 9 – 12. Biểu thức có chứa chữ | 2 | 2 | 0 | 1đ | ||||||||
Bài 13. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5đ | |||||||
Bài 14. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5đ | |||||||
Bài 16. Dãy số liệu | 1 | 0 | 1 | 1đ | ||||||||
Bài 17. Biểu đồ cột | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 19. Tìm số trung bình cộng | 1 | 1 | 1,5đ | |||||||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 1 | 2 | 1 | 2 | 0 | 1 | 8 | 6 |
10 điểm | |
Điểm số | 3đ | 1đ | 0,5đ | 2đ | 0,5đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 2,5 điểm 25% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG TIỂU HỌC .............
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
Ôn tập và bổ sung
| Nhận biết
| - Nhận biết được số lẻ lớn nhất trong một dãy số - Tính được giá trị biểu thức chứa chữ - Tính được giá trị của biểu thức dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng - Tính được giá trị của biểu thức dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân - Nhận biết các dữ liệu, rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột - Đọc được biểu đồ tranh, dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi |
1 | 1
2
1
1
1
|
Câu 1
| Câu 1
Câu 2 Câu 3 Câu 4
Câu 5
Câu 6
|
Thông hiểu
| - Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Tính nhanh dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng - So sánh các thừa số dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân |
1
1 | 1
|
Câu 2
Câu 3 | Câu 7
| |
Vận dụng | - Vận dụng cách tìm số trung bình cộng để chọn đáp án đúng, giải bài toán - Vận dụng giải bài toán bằng ba bước tính | 1
1
| 1
| Câu 4
Câu 5
| Câu 8
| |
Vận dụng cao | - Vận dụng giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị | 1 | Câu 6 |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ toán 4 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Toán 4 chân trời sáng tạo, soạn toán 4 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Toán Tiểu học