Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 1 Xây dựng văn hoá nhà trường - Phòng chống bắt nạt học đường
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 1 Xây dựng văn hoá nhà trường - Phòng chống bắt nạt học đường. Thuộc chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
- HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết?
Sản phẩm dự kiến:
Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em biết:
+ Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.
+ Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường.
+ Tập huấn kỹ năng ứng phó với bắt nạt học đường
+ Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”
Hoạt động 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.
Sản phẩm dự kiến:
Kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường BẮT NẠT – KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA 1. Mục tiêu: - Tuyên truyền về hành động ứng phó với bắt nạt học đường - Nâng cao trách nhiệm của học sinh toàn trường về phòng chống bắt nạt học đường. 2. Thời gian, địa điểm tổ chức: - Thời gian thực hiện: Tháng 9 - Địa điểm: Trường trung học cơ sở A 3. Các phương tiện cần thiết: - Máy tính - Giấy A0, bút màu - Loa phát thanh 4. Nội dung hoạt động: - Thiết kế áp phích - Thành lập đội ứng phó khẩn cấp - Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường. - Phát tờ cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”. - Thiết lập hộp thư điện tử “Điều tôi muốn nói”. 5. Phân công nhiệm vụ: - Nhóm truyền thông: In ấn, đăng bài, dàn áp phích, thông báo tới các lớp về sự kiện, tiếp nhận thư gửi qua hòm thư điện tử. - Nhóm thiết kế: Thiết kế áp phích, trang trí các giấy mời, giấy cam kết. - Nhóm nội dung: Xây dựng nội dung truyền thông, các khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường. - Nhóm ứng phó khẩn cấp: Trợ giúp kịp thời và kết nối với các lực lượng hỗ trợ khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra. |
Hoạt động 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
Sản phẩm dự kiến:
- Kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Số lượng tham gia: hơn 200 học sinh
+ Các hoạt động đã thực hiện:
Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
Thực hiện cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.
Chia sẻ quan điểm về “Bắt nạt học đường”…
+ Mức độ tích cực tham gia: Rất tích cực.
- Hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Kết quả thu được vượt hơn mục tiêu đã đạt ra.
+ Bài học rút ra:
Khi làm việc nhóm muốn hiệu quả cần phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ đó đi đến thống nhất.
Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cho nhiều người tham gia, các nội dung cần chi tiết rõ ràng, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi người đều có công việc và có trách nhiệm cao với công việc được giao. Từ đó giúp cho hoạt động diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1.Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây:
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
A. Bạo lực gia đình.
B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực học đường.
D. Ngược đãi trẻ em.
Câu 2. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là
A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.
Câu 4.Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Câu 5. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng.
Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?
Câu 2: T là nữ sinh lớp 7A, bạn nổi tiếng ngoan ngoẵn, xinh xắn và học giỏi. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, T bị K (một bạn nam lớp 9C) trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm vào cơ thể. Sự việc khiến T vô cùng xấu hổ và sợ hãi. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?
Câu 3: Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
*HĐTN bản 2