Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 9 CÁNH DIỀU
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 5: Tham gia phát triển cộng đồng
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 5: Truyền thông về những vấn đề học đường
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 5: Đánh giá cuối chủ đề
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 6: Xây dựng gia đình hạnh phúc
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 6: Công việc trong gia đình
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 6: Phát triển kinh tế gia đình
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 6 Đánh giá cuối chủ đề
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 7: Quảng bá vẻ đẹp đất nước
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 7: Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 7: Đánh giá cuối chủ đề
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 8: Nghề em quan tâm
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 8: Rèn luyện bản thân theo nghề em quan tâm
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 8: Đánh giá cuối chủ đề
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 9: Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 9: Lựa chọn con đường sau trung học cơ sở
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 9: Đánh giá cuối chủ đề
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TRUYỀN THÔNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được cách thức tiến hành đề tài khảo sát.
- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
- Xây dựng được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.
- Tích cực thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Chủ động tìm hiểu về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát, về các vấn đề học đường và giao tiếp trên mạng xã hội.
- Giải quyết được các tình huống nảy sinh trong hoạt động truyền thông và vấn đề học đường.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Nhân ái, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều
- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 5.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 5.
- Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh và nêu hiểu biết về các mạng xã hội.
c. Sản phẩm: HS nêu được hiểu biết về các mạng xã hội hiện nay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của mạng xã hội em thích.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và nêu đặc điểm của mạng xã hội hiện nay.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời HS nêu đặc điểm về mạng xã hội yêu thích.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
1. Facebook
- Chức năng chính: Kết nối bạn bè, gia đình, đồng nghiệp thông qua việc chia sẻ bài viết, hình ảnh, video và bình luận.
- Tính năng nổi bật: Trang cá nhân, nhóm, sự kiện, Facebook Marketplace, Facebook Watch.
- Đối tượng người dùng: Phổ biến với nhiều nhóm tuổi, đặc biệt là người trưởng thành và trung niên.
- Mục đích sử dụng: Kết nối xã hội, thông tin, kinh doanh, quảng cáo.
2. YouTube
- Chức năng chính: Nền tảng chia sẻ video trực tuyến, cho phép người dùng tải lên, xem và bình luận về video.
- Tính năng nổi bật: Kênh cá nhân, danh sách phát, livestream, YouTube Shorts.
- Đối tượng người dùng: Rộng rãi, từ trẻ em đến người lớn.
- Mục đích sử dụng: Giải trí, giáo dục, âm nhạc, hướng dẫn, vlog, quảng cáo.
3. TikTok
- Chức năng chính: Nền tảng chia sẻ video ngắn, tập trung vào các video sáng tạo, âm nhạc, nhảy múa, và thử thách.
- Tính năng nổi bật: Hiệu ứng đặc biệt, bộ lọc, âm nhạc nền, duet, livestream.
- Đối tượng người dùng: Chủ yếu là thanh thiếu niên và người trẻ.
- Mục đích sử dụng: Giải trí, sáng tạo nội dung, thử thách viral, kết nối xã hội.
4. Instagram
- Chức năng chính: Chia sẻ hình ảnh và video, tập trung vào thị giác.
- Tính năng nổi bật: Stories, Reels, IGTV, bộ lọc ảnh, tin nhắn trực tiếp.
- Đối tượng người dùng: Thanh thiếu niên và người trẻ.
- Mục đích sử dụng: Chia sẻ cuộc sống hàng ngày, thời trang, du lịch, kinh doanh, quảng cáo.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với các em học sinh. Nó không chỉ là nơi để kết nối, chia sẻ thông tin, mà còn là môi trường để các em thể hiện bản thân, học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, việc giao tiếp trên mạng xã hội cũng mang đến không ít thách thức và nguy cơ. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay– Truyền thông về những vấn đề học đường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thức tiến hành đề tài khảo sát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được cách thức tiến hành đề tài khảo sát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thức tiến hành đề tài khảo sát.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách thức tiến hành đề tài khảo sát.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Trong lớp mình đã có bạn nào từng tham gia trả lời phiếu khảo sát hoặc trả lời phỏng vấn về một nội dung nào đó chưa? - GV dẫn dắt HS vào bài: Trả lời phiếu khảo sát hoặc trả lời phỏng vấn chính là một trong những công việc cần thực hiện trong khi tiến thị hành một đề tài khảo sát. Vậy sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức tiến hành một đề tài khảo sát. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát. - GV trình chiếu cho HS xem video về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội hiện nay: https://www.youtube.com/watch?v=FgevMppuay8 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi của GV. - HS thảo luận nhóm về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Tìm hiểu và biết được các giai đoạn tiến hành một đề tài khảo sát sẽ giúp các em hình dung ra được những công việc mình cần phải làm và thực hiện khảo sát hiệu quả. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Tìm hiểu cách thức tiến hành đề tài khảo sát - Giai đoạn chuẩn bị: + Xác định vấn đề khảo sát. + Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình khảo sát (nhân lực, vật lực,...). + Xây dựng kế hoạch khảo sát gồm: tên đề tài khảo sát; mục tiêu; đối tượng khảo sát, thời gian, địa điểm khảo sát; nội dung khảo sát; các phương pháp, hình thức khảo sát;... - Giai đoạn triển khai/ thực hiện kế hoạch khảo sát: + Thu thập thông tin khảo sát. + Xử lí dữ liệu thu thập được. + Nhận xét, đánh giá thực trạng. + Viết báo cáo. - Giai đoạn kết thúc: + Trình bày kết quả khảo sát. + Đưa ra các đề xuất dựa trên kết quả khảo sát.
|
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu về biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
- Đề xuất được biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu về biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
- Đề xuất được biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Nhân ái, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều
- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 6.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 6.
- Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV cho HS xem video về Chủ đề “Phát triển kinh tế gia đình” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video là gì?
- Nêu lợi ích khi áp dụng biện pháp đó trong phát triển kinh tế gia đình.
c. Sản phẩm: HS nêu tên biện pháp và lợi ích của biện pháp trong phát triển kinh tế gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp xem video về Chủ đề “Phát triển kinh tế gia đình”.
https://www.youtube.com/watch?v=aGyYmlO8j78
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:
+ Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video là gì?
+ Nêu lợi ích khi áp dụng biện pháp đó trong phát triển kinh tế gia đình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, liên hệ thực tế và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên biện pháp và lợi ích của biện pháp trong phát triển kinh tế gia đình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video: trồng trọt.
+ Lợi ích khi áp dụng biện pháp trồng trọt trong phát triển kinh tế gia đình:
- Tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
- Tạo động lực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, tạo ra của cải vật chất, thu nhập để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, phát triển kinh tế gia đình tạo tiền đề vật chất đáp ứng nhu cầu của gia đình là mục tiêu phấn đấu, là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vậy, đâu là một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình? Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và thực hành trong bài học ngày hôm nay – Phát triển kinh tế gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp phát triển kinh tế gia đình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, trao đổi về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình. Gợi ý: + Liệt kê các công việc có thể góp phần phát triển kinh tế gia đình. + Mức độ góp phần phát triển kinh tế gia đình của các công việc đó. + Cách thức có thể gia tăng mức độ phát triển kinh tế gia đình từ các công việc này. + ... - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh minh họa về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh về những việc làm cụ thể mà bản thân có thể tham gia để phát triển kinh tế gia đình. - GV đặt thêm một số câu hỏi cho HS: + Tại sao những công việc đó có thể góp phần phát triển kinh tế gia đình em? + Em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào nếu như bố mẹ không đồng ý cho em làm những công việc đó? + Em có thể gặp những khó khăn gì khi làm những công việc đó? + ... - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình (Đính kèm phía dưới Hoạt động). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày về các biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - GV mời một số HS chia sẻ những việc làm cụ thể mà bản thân có thể tham gia để phát triển kinh tế gia đình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Tìm hiểu về biện pháp phát triển kinh tế gia đình và xác định dực những việc bản thân có thể tham gia để góp phần phát triển kinh tế gia đình chính là thể hiện trách nhiệm của em với gia đình mình. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Tìm hiểu biện pháp phát triển kinh tế gia đình - Các công việc liên quan đến lĩnh vực trồng trọt: gieo hạt/ trồng cây con, tưới nước, làm cỏ, thu hoạch,... - Các công việc liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi: chuẩn bị thức ăn, cho vật nuôi ăn, làm vệ sinh khu vực chăn nuôi,... - Các công việc liên quan đến làm đồ thủ công: làm các sản phẩm theo mẫu yêu cầu, đóng gói, giao sản phẩm,... - Các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ăn uống: thu ngân, phục vụ bàn,... - Các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm: kiểm hàng, bán hàng, giao hàng,... |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 9 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 5: Em và cộng đồng
- Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 6: Gia đình yêu thương
- Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta
- Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 8: Nghề nghiệp tương lai
- Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 9: Con đường học tập, làm việc sau Trung học Cơ sở
CHỦ ĐỀ 7: THIÊN NHIÊN QUANH TA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Danh lam thắng cảnh là:
A. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
B. cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
C. cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
D. địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Câu 2: Mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là gì?
A. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương.
B. Đem lại tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của quê hương đến với công chúng, thu hút khách du lịch trong nước.
C. Chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến để quảng bá vẻ đẹp quê hương, xứ sở đến bạn bè quốc tế.
D. Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp quê hương đến cộng đồng.
Câu 3: Quảng bá là:
A. các hình thức tuyên truyền miễn phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
B. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt hình ảnh đến với người dân.
C. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với người được hướng tới.
D. các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với mọi người.
Câu 4: Có bao nhiêu hình thức để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?
A. vô số. | B. 3 | C. 4 | D. 1 |
Câu 5: Đâu là bước đầu tiên để thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?
A. Lựa chọn hình thức thể hiện. | B. Phân công nhiệm vụ thực hiện. |
C. Lựa chọn một danh lam thắng cảnh. | D. Thực hiện thiết kế sản phẩm. |
Câu 6: Đối tượng mà sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước hướng đến là:
A. cá nhân yêu thiên nhiên. | B. khách du lịch. |
C. xã hội. | D. tổ chức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. |
Câu 7: Có mấy bước để thuyết trình về sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?
A. 5 | B. 4 | C. 3 | D. 6 |
Câu 8: Có bao nhiêu bước để xây dựng kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước?
A. 7. | B. 9. |
C. 8. | D. 10. |
Câu 9: Việc quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước thể hiện:
A. lối sống lành mạnh. | B. niềm tự hào quê hương. |
C. tình yêu thiên nhiên. | D. lòng tự tôn dân tộc. |
Câu 10: Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
A. người đứng đầu quốc gia. | B. toàn xã hội. |
C. cơ quan chức năng. | D. chính quyền địa phương. |
Câu 11: Môi trường là:
A. các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
B. các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
C. yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
D. các yếu tố quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Câu 12: Có bao nhiêu bước trong việc tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường?
A. 5 | B. 6 |
C. 7 | D. 4 |
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Khai thác rừng trái phép.
B. Nghiêm cấm hành vi chặt phá rừng.
C. Phủ xanh đất trống đồi trọc.
D. Bảo vệ rừng phòng hộ, nguyên sinh.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải mục đích tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên?
A. Thể hiện niềm tự hào đối với quê hương.
B. Khai thác triệt để phục vụ phát triển kinh tế.
C. Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.
D. Thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Câu 3: Đâu không phải là một thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Bến cảng nhà Rồng. | B. Dinh Độc Lập. |
C. Công viên Đầm Sen. | D. Dinh vua Mèo. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh, bài giảng kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh, tài liệu giảng dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh