Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 1: Phòng chống bắt nạt học đường

Giáo án chủ đề 1: Phòng chống bắt nạt học đường sách Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 1: Phòng chống bắt nạt học đường

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã thực hiện.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Thích ứng với cuộc sống: Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn; Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau; làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử, tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái, trách nhiệm.
  • Chăm chỉ, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1. 
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Giấy A0, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 1. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau.

- GV hướng dẫn cách chơi: 

+ HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/ngang phù hợp với không gian lớp học.

+ Từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen của người đối diện.

+ Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy, GV đề nghị HS vòng ngoài đứng yên, HS vòng trong di chuyển sang trái 1 bước để gặp 1 “đối tác” mới và lại tiếp tục khen nhau.

- GV có thể làm mẫu trước, quay sang khen 1 HS nào đó đứng gần. Ví dụ: “Mỗi khi em cười nhìn rất xinh”.

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người được khen cảm thấy thế nào? Người khen cảm thấy thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bắt nạt học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tâm lí và sức khỏe đối với nạn nhân, bao gồm lo âu, trầm cảm và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tự tử. Việc phòng chống bắt nạt giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh, đảm bảo rằng học sinh có một môi trường an toàn để học tập và phát triển. Vậy bắt nạt học đường có những biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tổ chức phòng chống bắt nạt học đường hiệu quả? Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nayPhòng chống bắt nạt học đường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Chia sẻ được ý nghĩa của các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và ý nghĩa của các hoạt động đó.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và ý nghĩa của các hoạt động đó.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trình bày các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

Hoạt động phòng chống  

bắt nạt học đường

Ý nghĩa

.

.

...

...

...

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về bắt nạt học đường:

- GV gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:

+ Em và bạn đã trao đổi về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?

+ Em có nhận xét gì về ý nghĩa/hiệu quả của các hoạt động đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Hiện nay, việc phòng chống bắt nạt học đường đang là mối quan tâm của nhiều trường học. Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường được tổ chức nhằm giúp các bạn HS và mọi người tăng hiểu biết, có ý thức tốt hơn trong việc phòng chống bắt nạt học đường và cùng nhau hành động vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực, an toàn với các bạn HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Đính kèm dưới Hoạt động 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trình bày các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

Hoạt động

phòng chống bắt nạt học đường

Ý nghĩa

Chương trình phát thanh

- Tăng cường nhận thức và hiểu biết về bắt nạt học đường.

- Cung cấp thông tin về các dịch vụ hỗ trợ tâm lí và các biện pháp giúp nạn nhân vượt qua khó khăn.

- Giúp xây dựng tinh thần đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng học đường.

Bài viết trên báo chí, mạng xã hội

- Cung cấp thông tin chi tiết về các hình thức bắt nạt, hậu quả của việc bắt nạt và cách thức để ngăn chặn.

- Những bài viết chia sẻ các câu chuyện thực tế về bắt nạt học đường, những trải nghiệm và cách vượt qua của nạn nhân, là nguồn động viên tinh thần lớn cho những ai đang gặp phải tình huống tương tự.

- Tạo ra áp lực từ công chúng đối với các cơ quan chức năng và nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng chống bắt nạt hiệu quả hơn.

Video clip tuyên truyền

- Là phương tiện truyền thông trực quan và sinh động, giúp thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ.

- Tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, như sự cảm thông, lòng nhân ái hoặc sự phẫn nộ trước hành vi bắt nạt.

- Công cụ giáo dục mạnh mẽ giúp mở rộng các cuộc thảo luận và tăng cường sự hiểu biết của học sinh, giáo viên và phụ huynh.

Chiến dịch phát động

- Giúp nâng cao nhận thức và giáo dục cho toàn bộ cộng đồng về vấn đề bắt nạt.

- Chiến dịch cung cấp các chiến lược và biện pháp cụ thể để giảm thiểu bắt nạt học đường, từ việc xây dựng các chính sách nhà trường, đào tạo giáo viên đến tạo ra môi trường học tập khắc phục bắt nạt.

Các buổi tọa đàm

- Cơ hội để mọi người cùng thảo luận, chia sẻ và học hỏi về vấn đề bắt nạt học đường.

- Nơi mọi người có thể tự do thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng vào các hoạt động phòng chống bắt nạt.

- Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giúp mọi người cảm thấy được sự hỗ trợ và sự bảo vệ của cả nhà trường và cộng đồng.

Các khóa tập huấnTrang bị cho các giáo viên, nhân viên nhà trường và các thành viên trong cộng đồng những kĩ năng và công cụ cần thiết để nhận diện, xử lĩ và giải quyết các tình huống bắt nạt.

 

 

Hoạt động 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Tham gia thực hiện kế hoạch phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xây dựng và tham gia kế hoạch phòng chống bắt nạt học đường.

c. Sản phẩm: HS thực hiện xây dựng và tham gia kế hoạch phòng chống bắt nạt học đường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường (thể hiện sản phẩm trên giấy A0).

- GV gợi ý nội dung của kế hoạch:

+ Tên kế hoạch.

+ Mục tiêu hoạt động.

+ Thời gian, địa điểm tổ chức.

+ Các phương tiện cần thiết.

+ Nội dung hoạt động.

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

- GV mời 4 HS làm ban giám khảo để quan sát, nhận xét và đánh giá quá trình thảo luận. Ban giám khảo có thể lựa chọn:

+ Nhóm có bầu không khí làm việc nhóm tích cực nhất.

+ Nhóm có tinh thần đoàn kết – hợp tác cao nhất.

+ Nhóm thực hiện kế hoạch sáng tạo nhất.

+ ...

- GV hướng dẫn HS đánh giá, bình chọn nhóm yêu thích nhất theo tiêu chí:

+ Nội dung kế hoạch đúng chủ đề, có tính khả thi cao.

+ Hình thức sản phẩm đảm bảo tính logic, thẩm mĩ.

+ Cách trình bày dễ hiểu, lôi cuốn.

+ Trả lời câu hỏi, phản hồi một cách rõ ràng, thuyết phục.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch phòng chống bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Bắt nạt học đường cho dù là dưới hình thức nào cũng để lại hậu quả xấu và là hành vi đáng lên án. Để phòng chống bắt nạt tiếp diễn trong môi trường học đường luôn cần đến sự chung tay của tất cả mọi người, trong đó chính các em HS có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, các em hãy cùng nhau thể hiện thái độ và hành động của mình để đẩy lùi vấn nạn này ra khỏi trường học, vì sự an toàn và lợi ích của chính mình và các bạn!

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

HS vận dụng hiểu biết bản thân kết hợp sưu tầm thông tin trong sách, báo, internet và thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường trên giấy A0.

 

 

------------------------------------------------

-----------------Còn tiếp----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay